Miêu tả con người

Một phần của tài liệu văn hóa dân gian với thơ nguyễn bính (Trang 93 - 97)

BIỂU TƯỢNG THƠ NGUYỄN BÍNH

3.3. Hình ảnh miêu tả

3.3.2. Miêu tả con người

Ca dao thường dùng phương pháp đặc tả để gây ấn tượng nhân vật. Có nghĩa là miêu tả nhân vật nào đấy, người nghệ sĩ dân gian chọn một đặc điểm tiêu biểu của nhân vật để khắc họa chân dung, tính cách. Thường thường, các tác giả chọn miêu tả hình thức trang phục, y phục và đồ vật khác đi theo người. Ví dụ: nhân vật quan trạng trong ngày vinh quy về làng phải là "lộng vàng", "võng tía"; người phụ nữ thì "nón quai thao", "quần lĩnh tía"; cô gái lại thường là "đôi khuyên bạc", "thắt lưng xanh"... Trong thơ Nguyễn Bính, khi miêu tả các loại nhân vật này, ta thấy dấu ấn của ca dao rất rõ:

Quan trạng:

Quan trạng đi bốn lọng vàng Cờ thêu tám lá qua làng Trang Nghiêm.

(Quan trạng) Võng anh đi trước võng nàng

(Giấc mơ anh lái đò) Chồng tôi cưỡi ngựa vinh quy Hai bên có lính hầu đi dẹp đường

(Thời trước)

Hình ảnh quan trạng vừa là thực, vừa là mơ. Thực, vì đó là cảnh quan trạng vinh qui đã diễn ra ở một làng quê nào đó. Thực tế không nhiều, bởi năm, bảy năm nhà Vua mới mở một khoa thi kén nhân tài và cũng chỉ có một số ít trở thành "quan trạng". Song giấc mơ quan trạng dường như người nào cũng có, nhất là các bậc nam nhi. Hình ảnh quan trạng oai phong giữa hàng lính lệ, xúng xính trong bộ đồ lễ phục mới mẻ, là chân dung một loại nhân vật, đại diện cho một lớp người ở một thời điểm lịch sử. Với đa số những người nông dãn sống ở nông thôn, trang phục, y phục của họ rất giản dị, yếm đỏ, khăn thâm.... Nguyễn Bính không chỉ dừng lại ở sự miêu tả bề ngoài của nhân vật mà ông còn muốn thể hiện một quan điểm thẩm mĩ văn hóa:

Trang phục phụ nữ:

Mẹ tôi thắt lại chiếc khăn sồi

(Tết của mẹ tôi) Trang phục thanh nữ:

Trên đường cát mịn một đôi cô Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa

(Xuân về)

Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy Bắt đầu là cái thắt lưng xanh

(Mùa xuân xanh) Trang phúc nam giới:

Áo lương, khăn lượt, chân đi giầy (Tết của mẹ tôi)

Theo Phan Kế BínhP41F1P và Trần Ngọc ThêmP42F2P, cách trang phục của Việt Nam ta phần nhiều theo lối Tàu, từ đời Hán Đường. Nhưng ngoài mục đích trang điểm, cái mặc của ta còn là biểu tượng của văn hóa dân tộc. Mỗi người tùy chức sắc, công việc, tuổi tác, giới tính mà có cách phục sức khác nhau. Ngoài thường phục, có lễ phục. Vua quan có phẩm phục.

Thường dân có lễ phục...

Trong ca dao và thơ Nguyễn Bính, loại trang phục được chú ý hơn cả là trang phục của phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn Bắc bộ. Tuy chưa đạt đến mức điển hình trong miêu tả, nhưng những trang phục của các nhân vật rất gây ấn tượng. Từ tít tấp đàng xa, nhìn chưa rõ mặt nhưng chàng trai làng đã nhận diện được người thân của mình:

Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy Bắt đầu là cái thắt lưng xanh

(Mùa xuân xanh)

Thậm chí một thay đổi nào đấy trong trang phục cũng sẽ bị phát hiện:

Nào đâu cái yếm lụa sồi

1Việt Nam phong tục. NXB TPHCM,1997, Tr.273.

2Cơ sở văn hóa Việt Nam - Sđd – Tr.197 – 208.

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân Nào đâu cái áo tứ thân

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen ? (Chân quê)

Có lẽ đôi mắt chàng trai đã quen với lối trang phục dân dã ngàn đời:

Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi

(Chân quê)

Chàng trai lại quen và yêu quan điểm thẩm mỹ của người lao động:

UKhen ai nhuộm nhiễu tam giang Đánh dây xà tích cho nàng chơi xuân

UKhen ai tròn áo tứ thân

Mịn quần lĩnh tía chùng khăn lụa sồi.

(Tiếng trống đêm xuân)

Dĩ nhiên, đã gọi là đẹp thì không thể chỉ đẹp ở diện mạo, dung nhan mà phải kết hợp với vẻ đẹp tâm hồn, phẩm cách:

UNgười xinh tính nết cũng xinh Việc nhà cũng thạo lại tinh việc đồng.

(Trông bóng cờ bay)

Điều này rất phù hợp với các "tiêu chuẩn" của dân gian trong hệ thống các bài "Mười thương", "Mười yêu":

Một thương tóc bỏ đuôi gà Hai thương ăn nói mặn mà có duyên

Ba thương má lúm đồng tiền

Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua

UNăm thương cổ yếm đeo bùa

USáu thương nón thương quai tua dịu dàng Bảy thương nết ở đã ngoan

Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh Chín thương cô ở một mình Mười thương con mắt có tình với ai.

Có lẽ đồng quan điểm với nghệ sĩ dân gian, nhà thơ Nguyễn Bính khi khắc họa dung nhan nhân vật nữ của mình, cũng dựa trên tiêu chuẩn "mười thương"?

Đây là đôi má:

Hình như hai má em bừng đỏ Có lẽ là em nghĩ đến anh

(Mưa xuân) Từng cô em bé so màu áo

Đôi má hồng lên nhí nhảnh cười (Thơ xuân)

Đây là đôi mắt:

Ướt đôi mắt đẹp nhìn tôi nặng tình...

Mắt em sáng mãi chòm sao trên trời...

Mắt em giếng ngọt mơ màng trăng thanh...

(Đôi mắt)

Nhân vật cô Duyên trong "Trông bóng cờ bay" có lẻ là thiếu nữ."chuẩn mực" nhất so với "Mười thương" của ca dao.

Từ diện mạo dễ mến, dễ thương:

Mặt trái xoan, má lúm đồng tiền Răng đều chằn chặn, tóc đen rà rà Lời ăn tiếng nói nhẹ nhàng, khéo léo:

Vội vàng chi chuyện lứa đôi

Khất anh vài bữa trả lời được không?

Cử chỉ tế nhị:

Đầu nghiệng mặt cúi tần ngần

Ngước lên Duyên liếc nhìn Nhân mỉm cười.

Đến đạo đức tài năng:

Khéo tay dệt lụa ươm tơ

Ở ăn phải phép dạ thưa biết điều.

Cũng như ca dao trữ tình, thơ Nguyễn Bính rất chú trọng miêu tả diện mạo, tính cách con người, đặc biệt là người phụ nữ. Điểm dễ nhận ra nữa là việc miêu tả cái đẹp hình thức bao giờ cũng gắn bó chặt chẽ với vẻ đẹp tâm hồn bên trong.

Hai cái đẹp ấy tạo nên phẩm chất truyền thống của người phụ nữ Việt Nam ở ngoài đời và là đặc điểm nhận diện nhân vật trong văn học.

Một phần của tài liệu văn hóa dân gian với thơ nguyễn bính (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)