BIỂU TƯỢNG THƠ NGUYỄN BÍNH
3.1.3. Hình ảnh ẩn dụ
Các hình ảnh: thuyền, bến, đò, hoa, bướm, trầu, cau, lược, gương, giếng, trăng... đều là ẩn dụ thường dùng trong ca dao và thơ Nguyễn Bính. Đặc biệt, phần lớn các ẩn dụ này đều dùng để biểu hiện một cách kín đáo, tế nhị tâm tư, tình cảm của nhân vật trong quan hệ tình yêu đôi lứa. Cụ thể, biểu lộ nỗi niềm trong buổi chia tay của đôi trai gái yêu nhau:
Anh đi đấy anh về đâu
UCánh buồm nâu, Ucánh buồm nâu, cánh buồm...
(Không đề 1)
Cánh buồm nâu là hình ảnh ẩn dụ. Nó xuất hiện ba lần trong một câu thơ, Nguyễn Bính cho nó xuất hiện để nó dần mất hút. Sự mất hút ấy của cánh buồm vừa là hình ảnh vừa là tâm trạng của nhân vật trữ tình. Còn ẩn dụ bến, đò, hoa, bướm để thể hiện nỗi mong nhớ:
Bao giờ UbếnUmới gặp Uđò
UHoaU khuê các, UbướmUgiang hồ gặp nhau.
5T(Tương tư)
Những hình ảnh bến với đò, hoa với bướm luôn ở trạng thái gần gũi gắn bó, nhưng nay lại rơi vào cảnh phải xa cách. Con đò phải cập bến, không thể lênh đênh mãi trên dòng.
Bướm và hoa, dù là hoa khuê các - hoa trong vườn kín, cũng không thể ngăn được cánh bướm giang hồ. Sự gặp gỡ đó là mong ước hạnh phúc tình yêu đôi lứa đó.
Và trầu, cau, ẩn dụ cho nỗi nhớ "tương tư":
UThôn ĐoàiUthì nhớ Uthôn Đông
UCauUthôn Đoài nhớ UgiầuU không thôn nào ?
5T(Tương tư) Ai làm cả gió đất Ucau
Mấy hôm sương muối cho UgiầuUđổ non?
(Chờ nhau)
Lợn không nuôi, đặc cả ao bèo
UGiầu không dây,Uchẳng buồn leo vào giàn
UGiếng thơi mưa ngáp nước tràn Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều
(Qua nhà)
"Giầu", "cau" là những ẩn dụ quen thuộc. Câu chuyện cổ tích Trầu Cau không xa lạ gì đối với người Việt. Thường tình, trầu gắn bó với cau. Dây trầu leo quanh thân cau. Miếng trầu ngon không thể thiếu cau. Nhưng trong những câu thơ trên, trầu, cau tách rời nhau. Ẩn ý của Nguyễn Bính về một tình yêu chưa trọn vẹn rất rõ.
Khi tình yêu đã chín muồi thì:
Trăm năm đã chắc hẹn hò Bến sông chỉ đợi phiên đò là sang
(Trông bóng cờ bay)
Cũng là "bến" là "đò" nhưng các ẩn dụ ở câu thơ trên được đặt trong khung cảnh khác nhau thì ý nghĩa nội dung của chúng cũng khác nhau. Trong bài "Tương tư", bến, đò sắp xa nhau và không biết ngày nào gặp lại. Bài "Trông bóng cờ bay", bến và đò đang xích lại gần.
Từ các dẫn chứng trên cho thấy việc sử dụng các ẩn dụ trong thơ Nguyễn Bính rất linh hoạt.
Dưới đây là một ví dụ khác.
Đối với những trường hợp trái ngang, các ẩn dụ lại đặt trong một văn cảnh không tương xứng:
UHoa chanhUnở giữa Uvườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều
(Chân quê) Chị bây giờ nói thế nào ?
UBướm tiênU khi đã lọt vào Uvườn hoang
Chị từ lỡ bước sang ngang
Trời giông bão giữa tràng giang lật thuyền (Lỡ bước sang ngang)
Cũng như hoa chanh phải nở giữa vườn chanh, "bướm tiên" phải được lượn bay trong vườn Thượng uyển đầy hoa thơm cỏ lạ mới đúng lẽ. Vậy mà, cảnh ngộ ở đây lại thật éo le:
"Bướm tiên lọt vào vườn hoang". Hình ảnh này không chỉ không phù hợp, không hòa hợp, không tương xứng, mà còn là sự trớ trêu, ngang trái của cuộc đời.
Hôn nhân phong kiến vốn đã quá khắc nghiệt với bao con người, bao gia đình, nay lại càng nghiệt ngã với số phận của người phụ nữ. Họ không những không thể hiện được khát vọng tình yêu chân chính của mình, mà còn bị cái vòng kim cô hôn nhân phong kiến, cổ hủ cương tỏa. Chính vì vậy, họ chỉ biết kêu trời, khác nào con bướm tiên trong vườn hoang nọ.
Một số dẫn dụ trên chứng tỏ hình ảnh ẩn dụ trong thơ Nguyễn Bính khá phổ biến và gần gũi với cách nói của ca dao. Sự gần gũi không chỉ ở ngữ nghĩa mà còn ở cấu trúc, sắp xếp theo từng cặp, từng đôi: Bến - đò, Bướm -hoa, Trầu - cau, Lược - gương... Đó là những cặp đối quen thuộc của ẩn dụ trong văn hóa dân gian nói chung và ca dao nói riêng.
3.2. Một số biểu tượng.
Việc sử dụng biểu tượng trong sáng tác thơ là việc làm khá phổ biến của nhiều nhà thơ, trong đó có nhà thơ Nguyễn Bính. Điều thú vị khi đi tìm các biểu tượng trong thơ Nguyễn Bính là chúng tôi thấy có rất nhiều biểu tượng và ý nghĩa sử dụng các biểu tượng giống ca dao. Ví như biểu tượng "trời", "biển", "núi", “sông” thể hiện công cha nghĩa mẹ:
Công cha hơn núi Thái Sơn Tình cha hơn nước trong nguồn chảy ra
…
Nghìn năm một thuở có cha Đời đương hạn hán, Ucha là trời mưa
…
Còn Utrời,Ucòn nước, còn Unon
Nước non còn đó, con còn thờ cha.
(Thư gửi về cha)
Và đặc biệt là các biểu tượng về tình yêu, hạnh phúc. Đọc ca dao, chúng ta thường gặp các biểu tượng tình yêu "trầu - cau", "gối - chăn", "lược - gương", "thuyền - bến"... thì trong thơ Nguyễn Bính vẫn không hiếm những biểu tượng này. Đồng thời, việc sử dụng các biểu tượng cũng cùng chung một công thức. Ví dụ: khi miêu tả tình yêu, hạnh phúc, nếu là biểu tượng đôi thì chúng xoắn xuýt với nhau, làm đẹp cho nhau; nếu là biểu tượng đơn thì chúng là kỷ vật. Ngược lại, khi miêu tả điều bất hạnh, chính những biểu tượng cho hạnh phúc lại bị chia xé ra.