Dòng sông , con đò

Một phần của tài liệu văn hóa dân gian với thơ nguyễn bính (Trang 38 - 41)

TÀI THƠ NGUYỄN BÍNH

2.1. Đề tài quê hương

2.1.2. Dòng sông , con đò

Việt Nam là đất nước của sông nước. Vì vậy, dòng sông là hằng số của ý niệm về quê hương ở người Việt. Phải chăng do địa hình nước ta: lưng dựa vào các dãy núi phía Tây hùng vĩ, mặt hướng ra biển Đông rộng lớn, tạo thành độ dốc tự nhiên cho nước thượng nguồn đổ xuống, nên lắm suối nhiều sông? Phải chăng 21Ttừ khi 21Tcó mặt trên 21Tdải đất 21Thình chữ 21Ts

21Tnày, dân tộc Việt Nam đã lấy dòng sông làm giao thông, làm nguồn sống... mà 21Ttừ 21Tđây bến sông, con đò là một phần của cuộc đời mỗi người?

Từ bao đời nay "con sông làng", "bến đò quê hương" luôn là một trong những địa điểm gần gũi và thân thương nhất của mỗi người khi nhắc đến quê hương. Dòng sông bao giờ chẳng phải là nơi ghi dấu. kỷ niệm về một thời thơ trẻ. Đặc biệt, trong sáng tạo nghệ thuật nói chung về đề tài quê hương, "dòng sông con đò " không thể thiếu được trong tác phẩm của nhiều nghệ sĩ.

- Cây đa cũ, bến đò xưa

Chữ tình ta cũng đón đưa trọn đời

- Nhà Bè nước chảy chia hai Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về

Cảm xúc về dòng sông, con đò là vô tận: dòng sông quê hương, dòng sông tổ quốc, dòng sông tuổi thơ, dòng sông lịch sử... Chúng ta đã được thưởng thức "Bến đò ngày mưa"

của Anh Thơ, "Nhớ con sông quê hương" của Tế Hanh... Còn nhà thơ Nguyễn Bính? Ông có đến 27 bài thơ đề cập đến "dòng sông con đò" trong 89 bài tuyển, chiếm 30,33%.

Điều đó chứng tỏ rằng Nguyễn Bính rất yêu và có suy nghĩ, cảm xúc nhiều về những hình ảnh này.

Trước tiên, dòng sông, con đò là những cảnh đẹp quê hương, người dân thường nhắc đến với một niềm tự hào:

- Làng tôi cũng có sông có núi Núi nhỏ, sông con chảy lững lờ

(Làng tôi)

- Có chiếc thuyền nằm trên cát mịn Có đàn trâu trắng lội ngang sông

(Không đề 2)

- Quê hương tôi có Trường Sơn một dải Có Hồng Hà lại có Cửu Long giang

(Bài thơ quê hương)

Tiếp đến, dòng sông con đò là địa chỉ xa cách hoặc hẹn hò đưa tiễn:

Lửa đò chăng cái giăng hoa.

Mõ sông đục đục, canh gà te te.

Chừ đây bên nớ bên tê.

Sương thu xuống gió thu về bồng bênh.

(Lửa đò)

Mặc dầu trời nắng chang chang Má Tư vẫn cố chèo xuồng theo đưa:

" Con đi cho mẹ dặn dò

Gửi lời kính chúc cụ Hồ muôn năm "

(Chung một lời thề)

Dòng sông là những ẩn dụ về tình yêu:

Bao giờ bến mới gặp đò

Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau…

(Tương tư) Hôm nay dưới bến xuôi đò

Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau...

(Không đề 1)

Song có lẽ, nói đến dòng sông, con đò, tác giả vẫn ưa dùng để diễn tả sự xa xôi, cách trở, nhớ thương, tủi hận:

Cũng là thôi, cũng là đành

Sang sông lỡ bước riêng mình chị đâu

Chị từ lỡ bước sang ngang

Trời giông bão, giữa tràng giang lật thuyền (Lỡ bước sang ngang) Đưa anh đến bến đò ngang

Con sào đẩy sóng, thuyền nan lìa bờ.

(Áo anh)

Thùng thùng trống đánh ngữ liên Bước chân xuống thuyền

Vợ chồng đôi ngả

Con sông chảy mãi về đâu?

(Làng tôi) Sóng đầy lạnh bến dừa xanh Kể từ ngày cưới xa anh lần đầu

(Đôi mắt)

Tuy nhiên cảnh bến đò, dòng sông vẫn được dùng để khẳng định sự đợi chờ hoặc một thái độ, một lời thề dứt khoát.

Ca dao:

Bên đây sông bắc cầu mười tám ván Bên kia sông lập cái quán mười hai tường Bán buôn nuôi mẹ cầm chừng

Sáng chiều đăm đắm trông chừng đợi anh (TL I, B. 371)

Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền (TL III, Th. 496) Thơ Nguyễn Bính:

Con sông vẫn đẹp đôi bờ

Tấm lòng có một, cơ đồ không hai (Gửi người 8Tvợ8Tmiền Nam) Sông sâu sóng cả tay chèo vững Dẹp tắt cuồng phong, vượt thác ghềnh

(Xuân nhớ miền Nam)

Dòng sông trong thơ Nguyễn Bính như là một biểu tượng về quê hương, là sự thể hiện cảm quan truyền thống trong cái nhìn về quê hương. Đúng như nhận định của nhà sử học Trần Quốc Vượng "Tính sông nước... là một đặc trưng của văn hóa Việt Nam"P34F1P, mà qua văn hóa dân gian và thơ Nguyễn Bính, chúng ta hiểu rõ thêm điều đó.

Một phần của tài liệu văn hóa dân gian với thơ nguyễn bính (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)