TÀI THƠ NGUYỄN BÍNH
2.2. Đề tài con người
2.2.2. Nhân vật "người vợ người chồng "
Nhân vật người vợ, người chồng trong ca dao khá phổ biến. Người vợ là nhân vật trữ tình trung tâm của bài ca về tình cảm gia đình. Có người vợ lính, có người vợ lấy phải chồng không ra gì, có người vợ lấy phải chồng nghèo, có người vợ thủy chung...
Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người
6TNgười vợ trong ca dao thường được đặt trong quan hệ với người chồng. Họ suốt đời nhẫn nại, chịu đựng hi sinh cho chồng con... Đó là hạnh phúc, niềm vui lớn nhất của người
2T6Tvợ:
Thương chồng nên phải lầm than Xưa nay ai bắt việc quan đàn bà
Nhân 6Tvật người vợ, người chồng trong ca dao là những nguyên mẫu "chồng, vợ" ở xã hội phong kiến. Do đó họ phải chịu sự áp đặt khắt khe của luật lệ hôn nhân phong kiến, nhất là đối với phụ nữ. Họ luôn luôn lệ thuộc vào cha, anh hay chồng, con, bởi đạo "tam tòng"...
Chính vì thế, trong quan hệ gia đình, xã hội, thường nảy sinh mâu thuẫn:
Chồng gì anh, vợ gì tôi Chẳng qua là cái nợ đời chi đây!
6TTuy nhiên, những nét phẩm giá tốt đẹp nhất của người phụ nữ Việt Nam, trong đó có những người vợ thương chồng, yêu con, thủy chung... vẫn giữ vị trí quan trọng, là nhân tố cần thiết bảo đảm và duy trì hạnh phúc gia đình:
Có chồng thì phải theo chồng Chồng đi hang rắn hang rồng cũng theo
6TNhân vật người vợ, người chồng trong thơ Nguyễn Bính không nhiều và phân bổ không đều ở hai giai đoạn sáng tác. Trong tuyển tập thơ Nguyễn Bính trước 1945 chỉ có một bài "Thời trước", sau 1945 có tám bài. Thế nhưng các chủ đề về đề tài này, ít nhiều, thơ Nguyễn Bính vẫn có "dấu vết" ca dao. Chúng tôi không đi sâu vào phân tích chủ đề và chỉ xin tập trung ở các công thức, các mô típ, mà theo chúng tôi đó là các dấu vết in đậm sự ảnh hưởng của ca dao. Ví dụ công thức: UVì- vìU:
UVì tằm em phảiUchạy dâu
UVì chồng em phảiUqua cầu đắng cay
6T(TLIII, V.180)
6Tthì thơ Nguyễn Bính cũng có:
UVì chồng tôi phảiUchạy dâu
UVì chồng tôi phảiUdầu hao bấc gầy
6T(Thời trước)
6THoặc chi tiết "UBõ côngU":
6T Ca dao:
Nữa mai chồng chiếm bảng rồng
UBõ côngUtưới tắm vun trồng cho rau
6TNguyễn Bính:
Chồng tôi thi đỗ khoa này
UBõ côngUđèn sách từ ngày lấy tôi
6T(Thời trước)
6THay như công thức "Uyêu nhau... cho nhauU" của ca dao (thường dùng trong các trường hợp trai gái yêu nhau) cũng được Nguyễn Bính sử dụng như một sự sáng tạo:
6TCa dao:
UYêu nhau cởi áo cho nhau Yêu nhau trao nón cho nhau
6T(TLIII, Y.34)
6TNguyễn Bính:
UYêu nhau chằm nón cho nhau Lấy câu sum họp làm câu hẹn thề
6T(Chiếc nón)
6TVà chi tiết "Uvật đổi sao dờiU", 6T"Ugừng U6TUcay muối mặnU".., cũng được Nguyễn Bính dùng để khẳng định tình thủy chung son sắt:
Tay nâng chén muối đĩa gừng
UGừng cay muối mặnUxin đừng quên nhau Đã khăng khít sông chờ bến đợi
Dám phôi pha Uvật đổi sao dời Anh yên lòng nhé anh ơi Em xin xứng đáng làm người vợ anh
6T(Bức thư nhà)
UMuối đã mặn ba năm còn mặn
UGừng đã cay chín tháng còn cay Lời thề năm ấy còn đây Còn ta ta phải còn ngày đoàn viên
6T(Gửi người vợ miền Nam)
6TỞ những bài thơ trên, các môtíp, công thức của ca dao được Nguyễn Bính sử dụng trong bối cảnh của thời đại mới, đó là cuộc đấu tranh thông nhất đất nước của dân tộc ta.
Trong cuộc chiến đấu mới này, lòng chung thủy và lời thề của người vợ, người chồng, một
mặt vẫn rất đậm truyền thông gia đình, nhưng mặt khác đã in rõ dâu ấn của thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Tình cảm vợ chồng mở rộng thành tình cảm, trách nhiệm của hậu phương lớn với tiền tuyến lớn, của miền Bắc với miền Nam.
6TBên cạnh đó "Ulời thềU", cùng các hình ảnh tượng trưng cho sự chung thủy:
Lòng lại dặn lòng dù non mòn biển cạn Dạ lại dặn dạ dù đá nát vàng phai
UDù cho trúc mọc thành mai
Em cũng không xiêu lòng lạc dạ, nghe ai phĩnh phờ
6T(TLII, L.345) Có chồng thì phải theo chồng
Chồng đi hang rắn hang rồng cũng theo
6T(Tục ngữ ca dao Việt Nam - Vũ Ngọc Phan)
UCho dù xa cách bao lâu
Việc nhà em gánh trước sau vẹn tròn
6T(Bức thư nhà) Con sông vẫn đẹp đôi bờ
Tấm lòng có một, cơ đồ không hai
…
Lòng ta biển rộng sông đầy
Tát hoài chẳng cạn, chảy hoài không ngưng
6T(Gửi người vợ miền Nam)
6TChi tiết "Ugối chănU", "Utrầu vôiU" thể hiện tình cảm vợ chồng nồng nàng, thắm thiết:
UTrầu xanh têm với vôi hồng
Đêm trăng xuân ấy vợ chồng sánh đôi...
6T(Gửi người vợ miền Nam)
UTình chung lai đẹp gối chăn
Đêm nay nào khác đêm xuân năm nào (Bức thư nhà)
Khi nói lý do vợ chồng chia ly, cách trở, Nguyễn Bính cũng hay dùng công thức "Vì ai", "UVì đâuU", "UAi làmU":
UVì ai nên lá khô tàn
Trăng kia chếch bóng, chim nhàn lỡ đôi (TLIII, V.134)
UAi làm cho đó xa đây
Cho chim chèo bẽo xa cây măng vòi (TLI, A.53)
UVì đâu trong đợi ngoài chờ
Hồng thưa mận vắng đôi bờ cách ngăn ?
UAi làm đổ máu lê rơi
Ai đang rấp ngõ, ai xui phá cầu
(Gửi người vợ miền Nam)
Khó mà nhận ra đâu là ca dao, đâu là thơ Nguyễn Bính nếu chỉ dừng lại các công thức bề ngoài. Song về nội dung, các câu thơ của Nguyễn Bính khác hẳn bài ca truyền thống. Ở ca dao, các tác giả chủ yếu nói về số phận, tình duyên một người nào đó chẳng may bị lỡ làng, bị phụ bạc. Còn ở thơ Nguyễn Bính, tác giả dựa vào chất liệu ca dao để nâng vấn đề lên thành ý nghĩa thời đại.
Tóm lại, nhân vật người vợ, người chồng trong thơ Nguyễn Bính, xét về mặt số lượng tuy còn khá khiêm tốn nhưng về mặt nghệ thuật, nội dung, Nguyễn Bính vẫn là nhà thơ khai thác và chuyển tải được những đặc trưng tính cách tiêu biểu nhất của "người vợ, người chồng" của văn học truyền thống. Nguyễn Bính đã làm mới đề tài, hình ảnh và các công thức truyền thống của ca dao, như đã phân tích. Việc làm ấy của Nguyễn Bính được coi như chiếc cầu, nối văn học dân gian với văn học hiện đại.
2.2.3. Nhân vật "người mẹ, người con ".
Thơ viết về người mẹ và tình mẫu tử không thiếu. Dường như nhà thơ nào cũng có những bài thơ viết về các mẫu nhân vật người mẹ, người con. Mỗi tác giả, tuy xây dựng hình tượng mẹ - con khác nhau, nhưng đều tập trung thể hiện được những nét bản chất nhất của loại nhân vật này. Xuân Diệu: "Má là nguồn gốc của con, Là sông không cạn, núi không mòn" (Thơ tặng má). Tố Hữu: "Mẹ ơi, đời mẹ buồn lo mãi, Thắt ruột mòn gan, héo cả tim"
(Quê mẹ). Và Nguyễn Bính:
Mẹ tôi thắt lại chiếc khăn sồi Rón rén lên bàn thờ ông tôi Đôi mắt người trông thành kính quá Ngước xem hương cháy đến đâu rồi
(Tết của mẹ tôi)
Viết về mẹ, Nguyễn Bính không chỉ miêu tả diện mạo, hành vi, mà còn tập trung nhiều ở các "chi tiết" đời thường, đặc biệt là tình cảm của người mẹ đối với người con. Ngay từ thuở còn nằm nôi, hình ảnh người mẹ gắn liền với tiếng ru ngọt ngào: .
A ời ơi!
Cái ngủ mày ngủ cho lâu
Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về.,.
(Làng tôi) Khi con khôn lớn, mẹ lại dạy dỗ:
Ca dao:
Con ơi muốn nên thân người Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha
Gái thời dệt gấm thêu hoa
Khi vào canh cửi, khi ra thêu thùa Trai thời đọc sách ngâm thơ Dùi mài kinh sử để chờ đại khoa
Nữa mai đặng nối nghiệp nhà Trước là mát mặt, sau là hiển thân
(TLI, C.709) Con gái lớn ơi! Mẹ bảo đây này
Học buôn học bán cho tày người ta . Con đừng học thói chua ngoa
Họ hàng ghét bỏ người ta chê cười (TLI, C.647)
Nguyễn Bính viết:
Mẹ tôi gọi cả các em tôi
Đến bên mà dặn: "Sáng ngày mai Các con phải dậy sao cho sớm
Đầu năm, năm mới phải lanh trai Mặc quần mặc áo lên trên nhà Thắp hương thắp nến lễ ông bà Chớ có cãi nhau, chớ có quấy Đánh đổ, đánh vỡ như người ta..."
(Tết của mẹ tôi)
Gái lớn ai không phải lấy chồng Can gì mà khóc nín đi không!
(Lòng mẹ)
Người mẹ nào, ở hoàn cảnh, thời đại nào cũng một lòng một dạ vì con. Tình mẫu tử ấy khi là những lời răn dạy, chỉ bảo hàng ngày, hoặc lời ru, lời hát cho con nghe. Nguyễn Bính kể và nhớ lại lời người mẹ trong trí của mình. Hình thức thơ để dẫn lời mẹ thay đổi, không phải là thể lục bát quen thuộc mà là thơ thất ngôn. Thơ thất ngôn nhưng vẫn rất dân gian, các câu thơ như lời nói thường.
Hầu như suốt cả cuộc đời, người mẹ tần tảo "buôn chỉ bán tơ", "bên cửi xe tơ" nuôi con trưởng thành, mong cho con yên bề gia thất, còn bản thân thì chẳng quản công, tiếc sức:
Ruộng tôi cày cấy, dầu tôi hái Nuôi dạy em cô, tôi đảm đương Cửa nhà tôi coi, nợ tôi giả....
(Lòng mẹ)
Xong ba ngày tết, mẹ tôi lại Đầu tắt mặt tối nuôi chồng con
(Tết của mẹ tôi)
Vất vả, nhưng mẹ không kêu ca, phàn nàn; mẹ chịu tất cả, thậm chí cả sự cô đơn ngậm ngùi, song lúc nào cũng nghĩ đến con:
Đưa con, ra đến cửa buồng thôi Mẹ phải xa con khổ mấy mươi Con ạ! Đêm nay mình mẹ khóc Đêm đêm mình mẹ lại đưa thoi
(Lòng mẹ) Mẹ ngồi bên cửi xe tơ
Thời thường nhắc : " Chị mày giờ ra sao ? "
(Lỡ bước sang ngang) Con đi cho mẹ dặn dò
Gửi lời kính chúc cụ Hồ muôn năm Con đi luôn nhớ miền Nam
Ráng xây lực lượng vài năm lại về (Chung một lời thề)
Hình ảnh người mẹ gần gũi, thân thương như vậy, nên trong tâm khảm người con, nhất là những lúc xa mẹ, xa quê, lúc nào cũng vò võ một nỗi nhớ:
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
(Trông bóng cờ bay)
Cha mẹ chiều chiều ... con nước mây (Giời mưa ở Huế)
Đặc biệt khi tuổi mẹ đã về chiều:
Mẹ em như bóng nắng về chiều (Lòng nào dám tưởng) Mẹ già như chuối chín cây
(Trong bóng cờ bay)
Và lúc đó, người con chỉ lo đến lúc báo hiếu; khi chưa trả hiếu được, người con tự dằn vặt:
Con dan díu nợ giang hồ Một mai những tưởng cơ đồ làm nên
Ai ngờ ngày tháng lưu niên Đã không gọi chút báo đền dưỡng sinh
(Thư gửi thầy mẹ)
Ta có thể đễ dàng nhận thấy, qua tên chung và tên tập hợp của những nhân vật trữ tình, trong ca dao và trong thơ Nguyễn Bính một điểm giống nhau là: Xu hướng muốn diễn tả những nét cơ bản nhất của con người. Những nét cơ bản này thể hiện một cách tập trung ở cảm hứng trữ tình chủ đạo trong bài ca. Nhân vật trữ tình dù là chàng trai hay cô gái, người vợ hay người mẹ..., khi cảm nghĩ về thân phận mình là thấy buồn, thấy khổ và tiếng hát cất lên thành bài ca than thở về mọi nông nỗi, khổ đau và bất hạnh của kiếp người, "nghe rặt một điệu hắt hiu thương nhớ". Nhưng khi cảm nghĩ về những người thương mến, những nỗi thân thuộc là thấy yêu, thấy thương và tiếng hát cất lên thành bài ca ân tình, nghĩa tình - tình gia đình, tình bạn, tình đôi lứa, tình quê hương xứ sở, đồng bào...
2.3. Tình yêu đôi lứa.
Tình yêu là một đề tài muôn thuở của thơ ca, bất kể văn học dân gian hay văn học viết hiện đại. Tình yêu thuộc về lĩnh vực tình cảm của con người. Có nhiều đối tượng để con người thể hiện tình yêu: tình yêu tổ quốc, tình yêu nhân loại, tình yêu dân tộc, tình yêu thiên
nhiên, đất nước, quê hương, gia đình, tình yêu nam nữ... Tình yêu đôi lứa là một đề tài khá đặc sắc của văn hóa dân gian và thơ Nguyễn Bính.
Tình yêu đôi lứa thường nảy sinh trong sinh hoạt đời sống, nhất là trong lao động sản xuất. Nước ta là nước nông nghiệp, cho nên tình yêu thường nảy nở từ nơi ruộng lúa, thửa khoai... Trong việc đồng áng, người nông dân phải hợp tác với nhau, khi thì chống hạn, chống lụt bão; lúc chuẩn bị vào vụ cấy cày hay mùa thu hoạch... Chính từ sự hợp tác sức lao động mà tình cảm nảy sinh:
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen Em được thì cho anh xin
…
Rủ nhau đi cây xứ Đông
Cấy cho vua Thuấn, cấy đồng Lịch Sơn Đồng Lịch Sơn đồng chua nước mặn Bốn chúng tôi nhất phận nhì duyên...
Tình yêu gắn bó với lao động sản xuất tạo nên sự bền bỉ hăng say và năng suất. Tình yêu là một nhu cầu thiết thực của con người ở mọi thời đại, mọi chế độ xã hội. Các Mác đã nói: "Tình yêu xưa nay là cái trục cho thơ ca muôn đời xoay quanh".
Mỗi thời đại, mỗi chế độ xã hội, mỗi dân tộc có những quan điểm, phong tục tập quán, luật lệ tình yêu hôn nhân khác nhau. Ở Việt Nam, thời phong kiến, quan hệ giữa người với người không bình đẳng: trọng nam khinh nữ, lễ giáo khắt khe: nam nữ không được tự do yêu thương, hôn nhân theo luật "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Do đó tình yêu hôn nhân nhiều khi là nỗi buồn ám ảnh:
Hoa sói mà gói xương sông Thầy mẹ gả phải người chồng bất nhân
Trách trời ăn ở không cân Để cho hoa sói đứng sân chịu sầu
Trách trời soi xét nơi đâu
Chẳng soi cảnh thảm, cảnh sầu này cho (TLII, H.130)
Biết bao chàng trai, cô gái không đến được với nhau chỉ do gia cảnh giàu nghèo, do địa vị cao - thấp ở xã hội, do tập tục, định kiến lạc hậu... Đối diện với cảnh ngộ ngang trái, họ chỉ biết than thân trách phận. "Ở vào cảnh xã hội ấy, quyền sông của con người bị chà đạp hết sức, không những người dân lao động bị cực khổ mà nhiều tầng lớp khác trong xã hội cũng bị o ép "P37F1
Tuy nhiên, tình yêu chân chính nhiều khi trở thành niềm tin và sức mạnh. "Yêu nhau rồi thì làm cái gì cũng tốt cả, mà chủ yếu làm những công việc sản xuất hàng ngày. Đã thiết tha với công việc sản xuất thì cũng thiết tha yêu nhau:
Đôi ta bắt gặp nhau đây Như con bò gầy gặp bãi cỏ hoang
Cũng vì yêu nhau một cách nồng nhiệt như thế và luôn liên hệ đến công việc, nên nhân dân lao động Việt Nam rất hăng hái bền bỉ trong công cuộc đấu tranh thiên nhiên và đấu tranh xã hội"P38F2P. Đấy là hai chủ đề trong đề tài tình yêu đôi lứa trong ca dao.
Tìm hiểu mảng đề tài tình yêu đôi lứa trong thơ Nguyễn Bính, chúng tôi nhận thấy cả hai chủ đề tác giả "Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam" trình bày đều được thể hiện nhưng chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám, ứng với những tâm trạng "từ buồn nản đến mỉa mai, hờn duyên tủi phận..."; Giai đoạn sau Cách mạng, ứng với "lạc quan tin tưởng" của ca dao. Trong luận án này, chúng tôi chỉ tập trung một số vấn đề ở giai đoạn trước Cách mạng 1945.
2.3.1. Những tình huống trữ tình.
Trong ca dao, nam nữ gặp nhau mà không dám nói hoặc có nói ra cũng chỉ "nói bóng nói gió", khá phổ biến. Các tác giả Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật., trong công trình 24Tsưu 24Ttập ca dao, đã ghi lại các dạng thức, tình huống nỗi nhớ thầm yêu trộm, tương tư, than trách... của dân gian:
1Vũ Ngọc Phan. Tục ngữ ca dao Việt Nam, in lần thứ 10, NXB KHXH, H., 1997, Tr 250.
2Vũ Ngọc Phan. Sđd Tr.250.
Ruột tằm chín khúc tơ vò
Biết lòng chàng có đợi chờ ta chăng Ngọn đèn thấp thoáng bóng trăng
Ai đem người ngọc thung thăng chốn này.
Nhớ ai mà đứng đầu cầu
Lược thưa biếng chải, gương tàu biếng soi Đá hoa bỏ vắng không ngồi
Phòng không bỏ vắng cho người vãng lai.
Nhớ ai con mắt lim dim
Chân đi thất thểu như chim tha mồi Nhớ ai hết đứng lại ngồi
Ngày đêm tơ tưởng một người tình nhân.
Người sao một hẹn thì nên
Người sao chín hẹn thì quên cả mười.
Rồi mùa rạ tốt rơm khô Bạn về xứ bạn biết mô mà tìm.
Đọc thơ Nguyễn Bính, chúng ta gặp lại không ít những tình huống trữ tình này. Ví dụ:
thầm yêu trộm nhớ:
Hôm nay dưới bến xuôi đò
Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau (Không đề 1)
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
(Tương tư)
Khi miêu tả tình huống nhớ thầm, ca dao và thơ Nguyễn Bính đều sử dụng các "chi tiết": đêm, buồn, nhìn, nghĩ, nhớ... và khi đã "tương tư" thì đều "biếng ăn", "mất ngủ", "ruột