Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu văn hóa dân gian với thơ nguyễn bính (Trang 101 - 106)

BIỂU TƯỢNG THƠ NGUYỄN BÍNH

3.4. Không gian và thời gian nghê thuật

3.4.2 Thời gian nghệ thuật

Cùng với không gian, thời gian nghệ thuật là phạm trù lớn, có ý nghĩa đặc biệt đối với nhận thức và tình cảm con người. Thời gian nghệ thuậtP43F1P là một hình tượng thời gian được sáng tạo trong các tác phẩm nghệ thuật. Nó được dùng làm phương tiện nghệ thuật để phản ánh đời sống.

Người ta đã chia thời gian làm nhiều loại. Có thời gian vật lý, thời gian sinh học, thời gian tâm lý, thời gian triết học. Quá khứ, hiện tại và tương lai - đó là các dạng của thời gian tuyến tính và thời gian ngữ pháp. Rồi thời gian vũ trụ, thời gian lịch sử, thời gian sự kiện, thời gian đời thường...

6TVăn học dân gian và văn học quan tâm đến tất cả các loại thời gian ấy, bằng cách riêng. Mỗi thể loại văn học mang những đặc thù về thời gian nghệ thuật. Thần thoại kể về thời gian ban đầu của sự tạo lập vũ trụ, sự xuất hiện của các vị thần và con người cũng như các đối tượng đầu tiên cần thiết cho con người. Thời gian của truyện cổ tích thần kỳ là "ngày xửa, ngày xưa...", của sử thi anh hùng là "quá khứ tuyệt đối thuộc thế giới của tổ tiên, cha ông, những nhân vật ưu tú nhất" - cái quá khứ mà người diễn xướng chỉ biết thành kính ngưỡng mộ, chứ không thể với tới được.

6TKhác với thể loại ấy, ca dao dân ca trữ tình luôn hướng về hiện tại đó là "Hôm nay", "Bây giờ", "Sáng ngày "...

Hôm nay sum họp trúc mai...

Bây giờ mận mới hỏi đào...

Sáng ngày cắp nón đón đò...

6TĐó cũng là "Chiều chiều", "Đêm đêm", "Ngày ngày"... thường xuyên được lập lại.

6TBài ca có thể nhắc đến quá khứ: "Ngày xưa", "Hồi nào", "Hôm qua" ... nhưng sẽ kết thúc bằng hiện tại: "Bây giờ", Hôm nay"... Nó cũng có thể nói tới tương lai:

"Sáng mai", "Bao giờ"... song tương lai ấy từ hiện tại mà hình dung, than thở hoặc khát khao:

Ngày xưa anh bủng anh beo

Tay tôi nâng chén thuốc, tay tôi đèo múi chanh Bây giờ anh khỏi anh lành

Anh mê nhan sắc, anh tình phụ tôi.

6TKhảo sát thơ Nguyễn Bính, chúng tôi thấy thời gian được dẫn ra thường đứng ở vị trí mở đầu các bài ca, được lập đi lập lại thành các công thức quen thuộc: "đêm qua", "hôm qua", "chiều chiều", "bao giờ", "trăm năm"... Sự kiện thời gian liên quan đến việc biểu hiện tình cảm, tư tưởng, trạng thái tâm hồn của nhân vật trữ tình, không mang tính chất chỉ dẫn thời gian xác thực, vì thế thời gian này có thể gọi là thời gian tâm lý, mang tính ước lệ. Nhiều khi nó chỉ là cái cớ để biểu hiện, giải bày tâm trạng:

Hôm qua:

Hôm qua em đi tỉnh về Đợi em ở mãi con đê đầu làng

(Chân quê) Hôm qua còn sót hơn đồng bạc Hai đứa bàn nhau uống rượu say

(Giời mưa ở Huế) Hôm qua chim khách đậu trên cành

Kêu mãi làm em cứ tưởng anh (Nhớ) Hôm nay:

Hôm nay dưới bến xuôi đò Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau.

(Không đề 1) Hôm nay xác pháo đầy đường Ngày mai khói pháo còn vương khắp làng.

(Lỡ bước sang ngang)

"Đêm qua " gắn liền với tâm trạng day dứt, vấn vương của nhân vật trữ tình.

Đêm qua mới thật là đêm Ai đem giăng sáng giãi lên vườn chè

(Thời trước) Đêm qua mưa gió đầy giời Trong hồn chị có một người đi qua

(Lỡ bước sang ngang)

Mặc dù nói "Đêm qua", nhưng có thể là đêm qua thật, cũng có thể là "đêm nảo đêm nao”, trong quá khứ hoặc là trong tâm tưởng. Bài "Thời trước", "đêm qua" là đêm trăng đẹp.

Đêm trăng ấy vằng vặc như đêm rằm, biểu hiện một tình yêu. "Đêm qua" trong "Lỡ bước sang ngang'' lại là nỗi ám ảnh của người thiếu nữ bị ép duyên.

Còn mô típ thời gian "Ngày xưa", "Bây giờ", khi xuất hiện thường là những thay đổi, mâu thuẫn làm con người xót xa, nuối tiếc:

Ngày xưa dệt cửi chăn tằm Em còn bé lắm mười lăm tuổi đầu

Bây giờ cắt cỏ chăn trâu Bây giờ em đã làm dâu nhà người

(Làm dâu)

Thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính cũng thực hiện chức năng cảm xúc tâm lý, tạo ra bối cảnh thi vị cho sự khởi phát cảm hứng trữ tình, thích hợp với sắc điệu trữ tình của nhân vật. Ví dụ nhóm bài mở đầu bằng trạng từ chỉ thời gian "Hôm nay" có khi thể hiện nỗi nhớ nhung:

UHôm nayUdưới bến xuôi đò Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau

(Không đề 1) Có khi là nỗi cô đơn, nỗi buồn:

Hôm naymưa đã tạnh rồi

Tơ không hong nữa bướm lười sang chơi (Người hàng xóm)

Cô đơn, buồn ... là trạng thái tình cảm của nhân vật trữ tình của ca dao. Có nhiều nguyên nhân gây ra. Thời gian là một lý do.

Có thể căn cứ vào từng loại môtip thời gian để xác định nhân vật trữ tình ở từng thời điểm và điều gì đã, đang xảy ra trong tâm trạng nhân vật.

Môtip "chiều chiều" thường diễn tả nỗi nhớ: nhớ mẹ, nhớ quê, nhớ người tình:

UChiều chiều lai nhớ chiều chiều Nhớ người áo trắng khăn điều ngõ Đông

(Trông bóng cờ bay) Môtip "trăm năm" bao giờ cũng là lời thề:

UTrăm năm đã chắc hẹn rồi Bến sông chỉ đợi phiên đò là sang

(Trông bóng cờ bay)

Môtip "ngày xưa, bây giờ" tạo nên sự vận động thay đổi về thời gian, vừa nêu đặc điểm của khoảng thời gian ấy với cuộc sống con người, vừa tô đậm cảm xúc của chủ thể trữ tình:

UCái ngày cô chưa lấy chồng Đường gần tôi cứ đi vòng cho xa

Lối này lắm bưởi nhiều hoa (Đi vòng để được qua nhà đấy thôi)

UTừ ngày cô đi lấy chồng Gớm sao có một quãng đồng mà xa

Bờ rào cây bưởi không hoa Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo

(Qua nhà)

UNgày điUtập kết ra đây

Mang theo chiếc nón tự tay em chằm

UBây giờUđã trải ba năm

Chiếc nón em chằm chưa ngả màu sơn (Chiếc nón)

Thời gian nghệ thuật trong ca dao có thể phân theo hai mảng: thời gian sự kiện và thời gian tâm lý. Đến với thơ Nguyễn Bính, về thời gian nghệ thuật, qua một số dẫn liệu trên đây, chúng tôi nhận thấy thơ Nguyễn Bính rất gần với ca dao, không chỉ ở việc sử dụng các mô típ ca dao mà cả trong việc thể hiện nội dung biểu cảm. Phải chăng, ca dao đã thấm đẫm trong cảm xúc, trong máu thịt nhà thơ. Do đó khi gặp cảnh ngộ, chất thơ lẫn ca dao cứ thế mà tuôn chảy.

Tóm lại, những hình ảnh - biểu tượng trong thơ Nguyễn Bính là những hình ảnh - biểu tượng hiện thực ở ngoài đời, ai cũng thấy và ai cũng hiểu. Ngay cả khi tác giả "Chân Quê"

miêu tả các nhân vật trữ tình: cô thôn nữ, chàng trai làng, người nông dân hay chính tác giả, cũng vẫn là thực tế. Nguyễn Bính vốn gần gũi, gắn bó với đời thường nên có nói về mình cũng là nói cái mà mình gắn liền với cuộc sống, với những con người nơi quê hương dân dã, điều mà Thơ Mới còn thiếu, dù các tác giả Thơ Mới có tứ thơ, hình ảnh có thể tài tình, đột xuất hơn. Thơ Nguyễn Bính len lỏi vào tận nông thôn, đi vào lời ru tiếng hát của những tâm hồn bình dị là nhờ tính chân thật và mộc mạc ấy.

Một phần của tài liệu văn hóa dân gian với thơ nguyễn bính (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)