BIỂU TƯỢNG THƠ NGUYỄN BÍNH
3.4. Không gian và thời gian nghê thuật
3.4.1. Không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật là không gian được người nghệ sĩ chiếm lĩnh, miêu tả một cách nghệ thuật trong tác phẩm của mình. Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại khách quan và bao giờ cũng hàm chứa thái độ của nghệ sĩ. Mỗi thể loại có một không gian riêng. Tuy nhiên, khảo sát ca dao và thơ Nguyễn Bính, chúng tôi thấy tác giả dân gian và nhà thơ đất Vụ Bản có chung điểm nhìn, đặc biệt trong việc cảm nhận và khai thác không gian, thời gian nghệ thuật.
Cũng như ca dao, thơ Nguyễn Bính hay nói đến: làng, đầu làng, đình làng, cánh đồng làng, chợ làng, đê làng... cụ thể hơn là xóm Tây, thôn Đoài, làng Trang Nghiêm. Những địa điểm này đều tạo ra bối cảnh thi vị thích hợp để nhân vật bộc lộ tâm trạng
UThôn ĐoàiUvào đám hát thâu đêm Em mải tìm anh chả thiết xem (Mưa xuân)
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi!
(Chân quê)
Mỗi không gian thường gắn liền với tâm trạng. Ví dụ: "Con đường" là sự gặp gỡ:
Giếng trăng rộn rã tiếng cười
UĐường thônUlá vẽ cành phơi lặng lờ
…
Cả đôi gánh nước giếng làng
UĐường trăngUchung bóng so hàng mà đi...
(Trông bóng cờ bay)
"Bên đò" là cảnh chia ly:
Hôm nay Udưới bến xuôi đò
Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau (Không đề 1)
Đưa anh đến bến đò ngang
Con sào đẩy sóng thuyền nan lìa bờ
Anh đi sương gió vật vờ
Em về chọn kén chuốt tơ chăn tằm (Áo anh)
"Hội hè", "đình đạm" là nơi gặp gỡ, giao duyên:
Hội làng còn một đêm nay
Gặp em còn một lần này nữa thôi...
(Đêm cuối cùng)
Hội làng nô nức gái trai
Mong đêm quên sáng cho dài ngày xuân (Tiếng trông đêm xuân)
Một loại không gian khác, gần gũi với nơi các nhân vật sinh sông, bao quanh nhân vật trữ tình, đó là cái dậu mùng tơi:
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn...
(Người hàng xóm) Là cái ngõ:
Đôi ta cùng ở một làng
Cùng đi một ngõ vội vàng chi anh (Chờ nhau)
Đầu làng:
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng (Chân quê)
Và giếng làng:
Cả đôi gánh nước giếng làng
Đường trăng chung bóng so hàng mà đi (Trông bóng cờ bay)
Những không gian chúng tôi vừa liệt kê trên đây là địa điểm quen thuộc trong đời sống, xã hội người Việt. Hầu như làng quê nào, nhất là vùng phía Bắc nước ta, cũng có những lũy tre làng bao quanh, những con đường nhỏ hẹp (ngõ) làm lối đi trong làng... Miêu tả những loại không gian này, Nguyễn Bính không chỉ "vẽ" lại quang cảnh làng quê của mình mà rộng hơn, đã phác họa một nếp văn hóa làng.
Ngoài ra, trong thơ Nguyễn Bính còn có những "không gian tâm lý". Đó là không gian thể hiện trạng thái tâm hồn của con người, là phương tiện nghệ thuật để nhân vật bộc lộ tâm
trạng. Không gian tâm lý xuất hiện như phương tiện biểu hiện lời thề, lời hứa về tình yêu chung thủy:
Lòng ta biển rộng sông đầy
Tát hoài chẳng cạn, chảy hoài không ngưng (Gửi người 8Tvợ8Tmiền Nam)
Lại có loại không gian tâm lý xuất hiện như là sự trở ngại - cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, cùng với số từ, số lượng mang ý nghĩa số nhiều và thường xuất hiện với không gian có kích cỡ, gây ấn tượng mạnh với con người:
Nhà em cách Ubốn quả đồi
Cách Uba ngọn suối,U cách Uđôi cánh rừng Nhà em xa cách quá chừng Em van anh đấy, anh đừng yêu em
(Vài nét về rừng 4)
Sự xa cách, những khó khăn cách trở, khiến nhân vật trữ tình cảm nhận được sự mênh mông vô cùng, vô tận của không gian, tạo tình huống kịch tính:
Đưa anh đến bến đò ngang Con sào đẩy sóng thuyền nan lìa bờ
(Áo anh)
Do gắn với trường nhìn, điểm nhìn của nhân vật trữ tình, không gian trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống, mang ý nghĩa cảm xúc, tâm tưởng. Trường nhìn, điểm nhìn ở đây xuất phát từ nỗi lòng, xúc cảm nên không gian chứa đầy tâm trạng. Đây là những cơ sở khiến thơ của Nguyễn Bính có những nét trùng hợp với ca dao truyền thống. Không gian nghệ thuật của ca dao truyền thống đã thành thi liệu trong thơ Nguyễn Bính. Nhà thơ cảm nhận được sức mạnh gợi cảm, gợi tình ý của loại thi liệu này, đã sử dụng nó vào thơ mình và tái tạo để nó mang nội dung cảm xúc mới.