TÀI THƠ NGUYỄN BÍNH
2.1. Đề tài quê hương
2.1.3 Bức tranh bốn mùa
Phong cảnh quê hương còn bao nhiêu sắc màu lộng lẫy, nhất là cảnh ấy, người ấy lại được đặt trong không gian bốn mùa hài hòa, uyển chuyển. Ca dao đã không ít lần nhắc đến:
1 Trần Quốc Vượng: "Một nét bản sắc của văn hóa Việt Nam", Dẫn theo, Nguyễn Duy Bắc "Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại (1945 -
Vườn xuân hoa nở đầy giàn (TL III, V. 335)
Gió mùa hè con ve ve kêu tiếng dế (TLII, Gi, 176) Sáng trăng sáng cả vườn đào
Sáng qua vườn mận, sáng vào vườn dưa.
(TL 21TIII, S.48) Gió nam hây hẩy chiều hôm Xong việc gặt hái, ôm con thả diều
(TL II, Gi. 182) Hoa thơm trồng dựa cành rào
Gió nam gió bắc hướng nào cũng thơm Mùa này đương độ gió đông
Em xinh xinh đến có chồng mới thôi (TLIII, H.115)
Những cảnh trên đây lại được Nguyễn Bính tái hiện trong thơ ông. Cũng vẫn là gió, trăng, hoa, tiếng ve, tiếng dế, tiếng sáo diều... quen thuộc của bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông của dân gian, nhưng cảm xúc về quê hương thì hoàn toàn mới mẻ. Mỗi cảnh mỗi cảm xúc, mỗi cảnh mỗi tâm trạng, khá cụ thể và chi tiết:
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy Hội chèo làng Đặng đi qua ngõ Mẹ bảo: "Thôn Đoài hát tối nay"
(Mưa xuân) Trưa hè một buổi nắng to
Gió tây thổi, cánh đồng ngô rào rào Con đường thấp, con đê cao
Bọn người đi chợ rẽ vào đồng ngô (Trưa hè)
Hội làng mở giữa mùa thu
Giời cao gió cả giăng như ban ngày (Đêm cuối cùng)
Nếu làm phép so sánh hai bức tranh phong cảnh bốn mùa do dân gian và do nhà thơ
"Chân Quê" vẽ bằng thơ, thì "tranh" của Nguyễn Bính mang dâu ấn cá nhân, được miêu tả cụ thể, đa dạng hơn. Cụ thể, với "mưa xuân", hình ảnh quê hương: nào là mưa bụi, hoa xoan, nào là hội chèo đi qua ngõ... rất đặc trưng của vùng quê xứ Bắc. Mưa bụi, mưa xuân là những hạt mưa không thành hạt, không rơi thẳng xuống đất mà "phơi phới bay"; đi ngoài đường, người ta không cần mặc áo che mưa cũng không sợ ướt... Còn "trưa hè" lại là "gió tây thổi", là cảnh cánh đồng đang vào mẩy, ngập nắng, ngập gió và cảnh người đi chợ tranh thủ ghé thăm cánh đồng... Đây cũng là những cảnh, những người khó lẫn với các miền đất mạn trong. Vì thế, đọc thơ "phong cảnh của Nguyễn Bính, ta thấy sắc nét, đậm màu và sinh động hơn. Song đó chỉ là sự sáng tạo tinh tế của một tâm hồn thơ nhạy cảm trên cái "nền"
thi liệu đầy ắp và gần gũi của ca dao. Mặt khác, đọc thơ phong cảnh của Nguyễn Bính, chúng ta thấy rất hiện đại, nhưng vẫn phảng phất các yếu tố nghệ thuật ca dao. Đó là các môtip không gian: Thôn Đoài, Thôn Đông, Xóm Tây, Xóm Đình, Làng Đặng, Làng Trang Nghiêm...
Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm (Mưa xuân)
Xóm Tây bà lão lưng còng (Không đề 3) Quan trạng đi bốn lọng vàng
Cờ thêu tám chữ qua làng Trang Nghiêm (Quan trạng)
Xóm Đình nằm cạnh xóm Đông
Ăn chung một giếng đi chung một đường (Trông bóng cờ bay)
Các môtíp thời gian: tháng giêng, tháng hai, mùa hè, mùa thu... xuất hiện rất nhiều trong ca dao:
Tháng giêng là tháng ăn chơi Tháng hai trồng đậu trồng khoai trồng cà
Tháng ba thì đậu đã già Ta đi ta hái về nhà phơi khô
Tháng tư đi tậu trâu bò Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm
(TLIII, Th.63)
Theo truyền thống văn hóa, mùa xuân là mùa của lễ hội, mùa dân chúng nghỉ ngơi.
Nguyễn Bính đã đưa truyền thống ấy vào thơ:
Thong thả dân gian nghỉ việc đồng Lúa thì con gái mượt như nhung Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng
…
Trên đường cát mịn một đôi cô Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa Gậy trúc dắt bà già tóc bạc Tay lần tràng hạt miệng nam mô
(Xuân về)
Ở hai đoạn thơ trên, ta vừa thấy yếu tố dân gian, vừa thấy yếu tố hiện đại. Yếu tố dân gian thì đã rõ. Yếu tố hiện đại riêng của Nguyễn Bính ở đây là cách sử dụng các trạng từ miêu tả như "thong thả", "ngào ngạt", hoặc sự miêu tả rất cụ thể, không lặp với ai về hình ảnh bà già tóc bạc "Tay lần tràng hạt miệng nam mô". Ca dao không bao giờ miêu tả cụ thể, chi tiết đến như vậy. Phong cảnh quê hương trong thơ Nguyễn Bính không chỉ khoanh vòng theo lũy tre làng, mà còn không ngừng mở rộng phạm vi địa lý. Người ta đọc được tên các
địa phương trong Nam, ngoài Bắc, các vùng địa hình đồng bằng, rừng núi, nông thôn, thành thị... khắp lãnh thổ Việt Nam trong thơ ông:
Đây là cảnh "đường rừng chiều ":
Chim nào kêu mỏi ngàn cây Ngẩn ngơ đôi chiếc ngựa gầy dong xe
Đồi sim dan díu nương chề Trắng phau khói núi, xanh lè áo ai.,.
Đây là cảnh "Hà Nội vào hè":
Hà Nội cơ hồ loạn tiếng ve Nắng dâng làm lụt cả trưa hè Còn đây là cố đô Huế:
Ở đây có nước sông Hương Có cây núi Ngự, có đường Nam Giao
Bồng bồng sáu nhịp cầu cao Thờ ơ bóng mát nơi nào cũng xanh Và Đồng Tháp Mười:
Sóng xanh biển lúa xanh rì Gió lên từng dãy buồm về phiêu phiêu
Mỹ An, Thiên Hộ, Cái Bèo Rau tươi, trái chín, chợ chiều họp đông
Nước Việt Nam, non sông một dải từ Lạng Sơn đến Cà Mau, núi rừng trùng điệp, ruộng đồng bát ngát, sông biển chan hòa, sản vật phong phú... từ ngàn đời nay là đề tài hấp dẫn của thơ ca. Dù ca dao xưa hay thơ Nguyễn Bính thời nay, khi đề cập đến những địa danh, những đặc điểm của từng vùng, những tính cách người dân các miền... đều thấy có sự trùng lặp ở các chi tiết địa danh - phong cảnh, địa danh - sinh hoạt. Thơ về Huế ư? Thế nào chẳng có "sông Hương", "núi Ngự", "chợ Đông Ba", "cầu Tràng Tiền", có non bài thơ,8T có màu áo tím...về Nam bộ, không thiếu được "cánh đồng thẳng cánh cò bay", "vườn đầy cây
trái", "nước đầy cá tôm".. Còn viết về Hà Nội thì chắc chắn là "Hồ Gươm", "Hồ Tây",
"Ngọc Hà", "Ngọc Sơn", 'Tháp Bút"...
Ví dụ viết về sông Hương:
Ca dao:
Ngó xuống sông Hương, nước xanh như tàu lá Ngó về Đập Đá phố xá nghênh ngang
(TII, Ng.233)
Nhà thơ Xuân Diệu, khi nhắc đến sông Hương cũng ghi lại một trong những tính chất đó:
Sông Hương hương nước thanh trong Trăng lam Đèo Cả, mây hồng Hải Vân
(Hỡi mình) Viết về Đồng Tháp Mười:
Ca dao:
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm
(Tục ngữ ca dao Việt Nam, Vũ Ngọc Phan) Thơ Nguyễn Bính:
Cò trắng nghìn năm bay chẳng dứt Chân trời bốn mặt rộng thênh thang
(Đồng Tháp Mười)
Đối với nhà thơ Nguyễn Bính, những bài thơ viết về quê hương ông, có lẽ là hay hơn cả... Phải chăng, đấy là mảnh đất Nguyễn Bính hiểu nhất, yêu nhất, nhiều kỷ niệm nhất.
Tuổi thơ và suốt thời trai trẻ, Nguyễn Bính sống, học hành ở làng, nên cảnh vật, con người làng quê đã thấm sâu vào tâm hồn ông, định hình và trở thành những chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ... Ở đây có những chị Trúc, em Nhi, anh lái đò, cô hái dâu... rất gần gũi quen
thuộc. Do đó, viết về những con người nhà quê, chính họ là những mẫu hình để Nguyễn Bính bày tỏ tâm tình. ở đây có những bến sông, con đò, mảnh vườn, thửa ruộng... ngày nào Nguyễn Bính cũng nhìn thấy và chính hình ảnh thân quen ấy đã trở thành biểu tượng về quê hương trong thơ Nguyễn Bính.
Trái lại, viết về những miền quê khác, nhất là ở nơi "kinh thành"; Nguyễn Bính trở thành "khách thơ", "khách du":
Lâu nay có một người du khách Gió bụi mang về xóm Ngự Viên
(Xóm Ngự Viên)
Cuộc sống đô thị phồn hoa nhưng lạnh lùng, đầy lo âu và bất trắc; bản thân Nguyễn Bính cảm nhận thấy không hòa nhập nổi với nó, đã làm đậm nét mối sầu xa quê:
Từ buổi về đây sầu lại sầu Người xa vời quá, ai thương đâu!
Tôi đi ngửa mặt trên hè vắng Xem những cành cây nó cưới nhau
(Nhớ người trong nắng)
Hình ảnh một "khách du" - Nguyễn Bính thật sự cô đơn trên hành trình "tự lưu đày"
không làm sao tìm thấy niềm vui trên đất khách, trong môi trường mà mọi sự giao tiếp đều có điều kiện và không phải là quan hệ tình cảm xóm giềng - những tình cảm gần gũi, sâu nặng đã in đậm trong dấu ấn cuộc đời. Ý thức "đổi đời" nơi phồn hoa đô hội sớm tiêu tan, không những thế, đời sống thành thị đã làm cho cảm xúc nhà thơ với thiên nhiên, với cuộc đời khô héo và tàn lụi đi.
Và để tiêu tan nỗi sầu này, nhà thơ phải quay về với vùng quê yêu dấu bằng tâm tưởng, nhớ nhung quá khứ với những "đêm hội chèo", với cuộc sống "thanh đạm", tâm tình với thầy mẹ, với cô hàng xóm thân quen...
Nguyễn Bính sống trên đất người, mà cái tâm không yên, cái tình không đậm, ở đâu cũng thui thủi nỗi buồn nhớ, thành thử câu thơ viết nơi xứ lạ, rặt một giọng hoài niệm. Nói như nhà văn Tô Hoài trong lời giới thiệu "Tuyển tập thơ Nguyễn Bính": "Khi tâm hồn và sự
chân thực đi cùng thơ, Nguyễn Bính đạt tới toàn bích". Đồng thời Tô Hoài giải thích nhận định của mình về thơ Nguyễn Bính: "Trước sau và mãi mãi, Nguyễn Bính vốn là nhà thơ của tình quê, chân quê, hồn quê". Ông xác nhận: "Tinh hoa tài năng con người nảy nở vào một khi nhất định, thời kỳ sức lực nhất - có thể chỉ nổi lên ở một bài thơ, thậm chí ở một câu thơ. Một văn tài lỗi lạc đến mấy, cũng không thể cả đời lúc nào quanh mình cũng lung linh hào quang những sáng tạo tầm cỡ... Nguyễn Bính chỉ thật riêng một góc trời ở những bài thơ đầu, với những mảng thơ đất quê... Dù trong kháng chiến và cho đến những bài thơ sau cùng, Nguyễn Bính vẫn thường viết về quê hương, nhưng tinh hoa chỉ có một thời"