CHƯƠNG 2: CÁCH NHÌN ĐẠI CHIẾN THỨ NHẤT TRONG
2.1. Thế chiến I trong tiểu thuyết Hemingway
Câu chuyện của nhân vật mang điểm nhìn trong Giã Từ Vũ Khí vô cùng bi đát.
Trung úy Henry rời bỏ nước Mĩ xa xôi sang Ý tham chiến vì những ảo tưởng sai lầm về chiến tranh. Anh tưởng mình sẽ tham gia làm một cuộc tiểu diệt thần ác, vì danh dự của nước Mĩ và vì tình yêu tổ quốc... Lòng hăng hái ấy còn được sự ủng hộ bởi chính ông nội của anh. Thỉnh thoảng, ông lại gửi thư cho Henry gồm tin tức gia đình, tiền bạc, một vài mẫu báo cắt và những lời động viên yêu nước. Điều ấy có nghĩa là vẫn có một luồng tư tưởng ủng hộ cuộc chiến này ngay cả ở thế hệ cha ông đi trước... Theo họ, tham chiến là yêu nước, là đóng góp tiếng nói của dân tộc mình qua cuộc chiến tranh, vì danh dự của nước Mỹ... Nhưng chân lý đã không được tìm thấy trên chiến trường để rồi người trong cuộc phải nói lời vĩnh quyết với chiến tranh sau rất nhiều đổ vỡ.
Henry tình nguyện tham chiến và đã hoàn toàn thất bại trong sự tình nguyện ấy.
Song trường họp của anh lính sa ruột trong tác phẩm lại càng thê thảm hơn. Anh đã bị sa ruột trước chiến tranh mà vẫn phải nhập ngũ. Mặc dù cố tìm cách làm cho bệnh trạng nặng hơn, anh vẫn không thoát khỏi guồng máy chiến tranh. Người lính ấy đã tháo đai đỡ cho ruột sa hơn nhưng người ta vẫn không để xe cứu thương chở, không cho vào bệnh viện vì nghi là giả vờ. Dù anh ta cố ngã, lấy đá đập vào đầu cho chảy máu... tự gây thương tích cho thân thể cũng không ăn thua. Người đọc có thế thấy, binh lính trong cuộc chiến này không cần phải ra trận để có thể bại trận mà họ đã thất bại ngay từ khi dứt ra khỏi quê hương đề xung vào quân ngũ. Họ đã bị tấn công ngay từ đầu, những con người khốn khổ ấy.
Sự thất bại của người lính còn thế hiện ở kỳ phép vô vị của Henry ngay đoạn mở đầu tác phẩm. Đồng thời, Hemingway cũng sử dụng chi tiết này để diễn tả tâm trạng con người trong cuộc chiến. Suốt kì nghỉ phép, Henry đi đến nơi quyện đầy khói thuốc của những quán rượu. Tâm hồn anh trống rỗng, đơn độc trong những đêm gian phòng
27
quay cuồng trong cơn say và phải nhìn vào tường để thấy nó dừng lại. Kì nghỉ phép như thời gian để chiêm nghiệm một hiện thực điên đảo trong những đêm say mèm, nằm trong giường thấy cuộc đời trống rỗng với những ý tưởng lo lắng, bất an tồn tại trong đầu.
Không riêng gì Henry, cuộc sống của Rinaldi bạn thân thiết với anh cũng tương tự. Nêu không có chuyện bất thường, vị bác sĩ ây có lẽ đã sống hạnh phúc và có ích cho đời. Nhưng đi trong chiến tranh, Rinaldi thừa nhận: "trận giặc này giết chết mình roi". Nó chỉ đề lại một cảm giác chán nản vô phương.
Không thế nào chạy trốn, anh sống nhưng cảm giác như mình đã chết ở tâm hồn.
Càng làm việc của một bác sĩ quân y anh càng cảm thấy nó vô ích. Rinaldi chỉ còn biết lao vào rượu chè và gái. Song, thứ nào cũng đầy nguy hại. Nó đốt cháy cuộc đời trên ngọn lửa dẫn đến hoang tàn.
"Chiến tranh này thật là khủng khiếp" và người ta muốn uống thật say đề tìm niềm vui trong chất cay, để lấy lại tinh thần phấn chấn mà họ đã mất. Đó là bi kịch, là sự dằn vặt của lương tri con người trong một thời đại bát hạnh. Rinaldi bi quan đến nỗi đã nghĩ: "Chúng ta sinh ra với tất cả những gì chúng ta có và chúng ta không bao giờ thay đổi cả. Chúng ta không bao giờ được thêm cái gì mới cả". Đó chính là tư tưởng bi đát mà thời đại đã tạo ra và ám ảnh. Nhưng suy cho cùng, họ còn có thế mong điều gì khác hơn nêu trên từng năm tháng phải chứng kiến cảnh các dân tộc xô vào chém giết nhau một cách phi lí. Mà có riêng gì Rinaldi, cả cha tuyên úy cũng tương tự như thế tuy nhiên ở một mức độ trầm tĩnh hơn. Cha cũng cảm thấy mệt mỏi vì tất cả trong cuộc chiến tranh đến nỗi không muốn nghĩ đến chiến tranh nữa. Người ta không tin vào chiến thắng nhưng cũng không muốn nghĩ đến thất trận, một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Mọi người đều chán chường và kiệt quệ vì chiến tranh: linh mục, Rinaldi, Henry, thiếu tá chỉ huy đơn vị và nhiều người khác nữa thuộc tầng lớp sĩ quan giờ đây cũng hiểu ra vấn đề. Theo thiếu tá, "cuộc chiến tranh này từ tệ biến thành nguy ngập" và ông chán đến nỗi nếu có cơ hội đi xa chiến trường thì sẽ không trở lại.
Với Hemingway, người lính có thể là những nông dân bị bắt buộc phải rời bỏ quê hương, đồng ruộng. Họ biết cuộc chiến này là phi nghĩa nhưng đâu cưỡng lại được.
Hoặc giả một số khác tình nguyện tham chiến trong rất nhiều ảo tưởng nhưng sau khi
28
va vào thực tế chiến trường mới vỡ mộng hoàn toàn. Song, họ không thể thoát khỏi chiến tranh.
Theo cách nhìn của Hemingway, cuộc chiến tranh này là một lò sát sinh lớn bởi sự vô nghĩa và qui mô hủy hoại của nó. Có điều khác biệt ở đây là thịt chỉ dùng để chôn đi mà thôi. Mặt trận Bainsizza trong một đêm mưa gió, thương binh ùn lên ở trạm cứu thương, cảnh tượng thế lương của máu và cái chết phơi bày. Chỉ có chiến tranh mới hủy diệt một cách không thương tiếc sinh mạng con người nhiều đến thế.
Trong bối cảnh cuộc tấn công ở thượng nguồn sống, các bác sĩ phải làm việc tận lực,
"tay áo xán lên tận vai và người vấy đầy máu đỏ như những tay đồ tể". Thương vong nhiều đến nỗi thương binh được khiêng tới liên tục, người ta không còn đủ cáng cho người chết và người bị thương nữa. Hay sau một trận tấn công, những chiếc xe cứu thương được chất đầy thương binh.
Chiến tranh làm cho con người ta quen dần với sự nhẫn tâm, kể cả đối với những người cùng chiến tuyến. Nếu binh lính không chết giữa chiến trường, bệnh viện sẵn sàng cho thương binh trở lại tiền tuyến ngay khi vết thương còn chưa lành hẳn với trường hợp của Henry. Tàn nhẫn hơn, khi có cuộc rút lui, người ta không phải cố gắng đưa thương binh đi hết mà có thế bỏ mặc họ ở lại khi đối phương tràn qua. Bên cạnh đó, sự thiếu thốn lương thực, thực phẩm cũng là vấn đề nan giải và tàn nhẫn đối với binh lính. Họ không bao giờ được ăn no, chỉ chưa đến nỗi phải chết đói với những bữa ăn bất thường! Ở chiến tuyến, các đoàn quân được ăn đầy đủ nhưng những đoàn quân yểm trợ phải chịu đói. Lương thực vẫn dồi dào nhưng binh sĩ thiếu thốn thức ăn do bọn hậu cần bán bớt thực phẩm. Trong cách nhìn của Hemingway, tham nhũng và trục lợi vẫn xảy ra giữa chiến tranh. Có lẽ, đó cũng chính là một trong những lí do muôn đời khiến cho chiến tranh tồn tại.
Sự vô nghĩa của chiến trường còn được Hemingway nhấn mạnh ở hàng loạt điều phi lí khác. Trong một trận rút lui, quân Ý giật một cây cầu con chẳng quan trọng gì ở thượng nguồn sống và đề lại gần đường lớn một chiếc cầu để bọn Đức ngang nhiên tràn qua. Trong khi thất trận, quân Ý còn nguy hiểm hơn cả lính Đức. Những lần đi sát quân Đức, đội Hồng thập tự Ý không ai bị sao cả nhưng Aymo phải chết vì đạn của tàn quân Ý là điều vô cùng nghịch lí. Đặc biệt, quân cảnh Ý kết án tử hình các sĩ quan
29
với tội đào ngũ trong khi đã có lệnh rút lui từ trên xuống. Bản thân Henry cũng bị kết án mặc dù anh là lính Mĩ tình nguyện. Henry đã mục kích sự rút lui của đạo quân Ý và sự tiến lên của quân Đức, suýt bỏ mạng vì trận chiến này như nhưng vẫn xem nó như một vở hài kịch. Cho nên, quyết định chấm dứt và tự giải thoát bằng con đường đào ngũ là quyết định cuối cùng. Anh không muốn làm diễn viên trong vở hài kịch đó nữa.
Hemingway đã dùng ngòi bút mỉa mai sâu sắc khi sử dụng các chi tiết này đề nói lên cái phi lí mà nguy hại của chiến tranh
Không còn nhiều ảo tưởng lãng mạn và hào hùng trong chiến tranh như người ta vẫn thường thấy trong những quyển sách xưa cũ. Nhiều người ngốc nghếch và ngây thơ về chiến tranh ở buổi ban đầu nhưng sau đó đã nhận những vết thương chí tử. Đó là hình ảnh người yêu đầu của Catherine muốn ra trận và đã tử thương. Bản thân cô y tá ngày ấy cũng có ước mơ rồ dại về những hình ảnh kiêu hùng, lãng mạn từ cuộc chiến. Nàng mơ một ngày nào đó người yêu sẽ vào bệnh viện của mình với một vết thương, một cuộn băng quấn ngang đầu hay một viên đạn trên vai... Một điều gì đấy đẹp đẽ! Nhưng sự thực trần trụi của cuộc chiến tranh này đã mở mắt cho nhiều người với rất nhiều ngây thơ, ảo tưởng.
Tác phẩm của Hemingway là một hiện thực trần trụi bao trùm. Thời tiết mưa và các loại bệnh dịch hoành hành, những bệnh hết sức tầm thường: bệnh dịch, thổ tả đã làm cho khoảng bảy ngàn chiến binh quân Ý phải bỏ mạng mà chưa cần một trận đánh đấm nào. Còn lại là những bệnh tê cóng nẻ, vàng da, lậu, những vết thương tự gây ra, sưng phổi và hạ cánh cam cứng và mềm. Hay như trường hợp của Henry, bị thương khi đang ăn pho mát và anh chỉ xem đó là một tai nạn chứ không có gì là anh dũng thì người ta lại tung hô. Đây là giọng điệu mỉa mai của nhà văn để nói lên cái hư danh phù phiếm mà nguy hại của cuộc chiến. Gái ở Cova sắp phục Henry sát đất, họ nghĩ Henry đã giết hai trăm tên Áo và một mình chiếm được cả hầm. Chưa hết, người ta còn đồn đại rằng trong lúc bị thương Henry đã cõng nhiều người... Song, tất cả chỉ là bịa đặt. Trần trụi hơn, người ta cho Henry là người may mắn khi bị thương ngay từ đầu vì cuộc chiến ngày càng trở nên ác liệt hơn và như thế là thoát chết... Đối với Henry, cuộc chiến này như một vở hài kịch vô nghĩa lí. Các mệnh lệnh không chính xác và luôn mâu thuẫn nhau. Chẳng hạn, sư đoàn yêu cầu phòng thủ trong khi quân
30
đoàn bảo rút lui. Cho nên, người lính thấy bất mãn với chỉ huy và xem cuộc chiến này không khác gì trên màn ảnh. Lính tráng còn quá nhỏ tuổi. Những chiếc mũ phần lớn đều quá to và chụp xuống tận mang tai của người đội. Lính lái xe cứu thương chỉ toàn là thợ máy, tất cả họ đều oán ghét chiến tranh.
Song, cũng có những kẻ ham muốn chiến tranh để tư lợi. Đó là trường hợp của Ettore tham gia chiến tranh vì lương bổng, chức vụ và cấp bậc, huân chương. Hắn thuộc loại người hùng, quá tự phụ và hiếu thắng, là kẻ hám danh lợi và muốn tìm cái lợi trong chiến tranh. Ettore là người Ý đang phục vụ trong quân Ý nhưng lại muốn chuyển sang quân đội Mĩ vì lương cao. Thật mỉa mai thay, trong khi đó Henry là người Mĩ lại phục vụ trong quân đội Ý ngay từ khi Mĩ còn chưa tham chiến. Theo cách nhìn của Hemingway, vì loại người này mà người ta gây chiến. Chiến tranh mang lại lợi nhuận cho bọn người buôn bán vũ khí, quản lí khách sạn, hậu cần hay những chủ quán rượu kinh doanh giây tờ giả cho quân nhân đào ngũ...
Trong bối cảnh chiến trường của Giã Từ Vũ Khí, tình đồng đội thân thiết có thể được xem là một thứ tình cảm tốt đẹp còn sống sót giữa chiến tranh. Tình cảm ấy vô tư và đơn giản như khi ai cũng muốn giới thiệu cho Henry một chỗ đi nghỉ phép thật tốt ở quê hương mình hay một vùng đất đẹp mà họ từng biết đến. Ai cũng mong muốn Henry vui và hạnh phúc như thể đó là kì nghỉ của chính họ. Trong tác phẩm, Henry hiện ra giữa nhóm lính lái xe Hồng thập tự như một người anh lớn. Khi cuộc tấn công bắt đầu, Henry sẵn sàng lao mình qua lưới đạn dày đặc để mang thức ăn cho họ. Mặc dù vết thương rất nặng ở chân nhưng trung úy vẫn cố gắng chăm sóc Passini... Trong chiến tranh, người lính luôn đối diện với cái chết. Mỗi sự ra đi của đồng đội là một nhất dao cứa tâm hồn người ở lại. Đang khi rút lui sau trận Captoretto, nhóm Hồng thập tự mất người đồng đội Aymo thân thiết. Người lính ấy rất có trách nhiệm và hết mực yêu thương đồng đội. Anh là người mà trước cuộc lui quân, trong khi mọi người đi ngủ đã tự nguyện thức suốt đêm nhóm lửa và bắc lên đó một ấm nước để sửa soạn bữa ăn cho bạn bè. Sự quên mình ấy đã được làm với ý muốn đơn giản để mang lại thức ăn nóng sốt cho đồng đội khi thức dậy. Đĩa mì do anh chế biến có ý nghĩa biết bao trước khi lên đường lui quân. Bên cạnh một số ít những kẻ sợ chết bỏ rơi đồng đội, vẫn còn đó tình cảm thủy chung, son sắt giữa những người lính. Piani nhất định ở
31
lại cùng Henry mặc dù đã biết "không còn gì mà tin tưởng vào chiến tranh nữa". Anh không nỡ rời bỏ một người lính nước ngoài đã đầu quân trong quân đội Ý. Anh đã cùng Henry đi suốt chặng đường gian khổ của cuộc lui quân cho đến khi Henry phải nhảy xuống dòng sông cuộn xiết tránh cái chết từ những loạt đạn của quân Ý.
Chiến tranh đã hủy hoại tình yêu và những người tình là một âm hưởng vô cùng xót xa của Giã Từ Vũ Khí. Người ta không ngoa khi cho rằng chuyện tình Henry, Catherine lồng trong bối cảnh chiến tranh ở Giã Từ Vũ Khí là câu chuyện tình của một lứa đôi Romeo và Miet thời hiện đại. Tình yêu ấy rất đẹp, Hemingway đã dùng nhiều trang trong kết cấu tác phẩm để đề cập đến nó nhưng cuối cùng mỗi người tình đi về một chốn xa xôi. Nàng về cõi chết còn trung úy Henry lầm lũi đi trong mưa mà có lẽ cũng không biết về đâu khi tất cả đều tan vỡ trong đó có tình yêu. Người yêu đầu của Catherine cũng tử thương trong trận Somme. Mối tình thứ hai của nàng với Henry không thế cưới nhau dù người ta khao khát. Điều phi lí là: "Hàng ngày biết bao trẻ ra đời, ai cũng có con cả. Đó là chuyện tự nhiên" vậy mà hoàn cảnh chiến tranh không cho phép nàng thực hiện thiên chức làm mẹ. Catherine phải làm đủ mọi cách, uống đủ thứ thuốc nhưng vô ích. Chiến tranh đã ngăn trở hạnh phúc trọn vẹn. Catherine và Henry phải lén lút trong bệnh viện, họ không được tự do yêu nhau. Cuối cùng, Henry phải ra tiền tuyến, nàng ở lại một mình mà chưa biết sẽ về đâu. Catherine đã mặc cảm và nghĩ câu chuyện của họ là tội lỗi. Nàng cao quí và thánh thiện biết bao! Người phụ nữ ấy mặc cảm nhưng vì chiến tranh nên đành phải chấp nhận cảnh ngộ, tình yêu không thể đàng hoàng lúc này như người ta ao ước. Chiến tranh đã khiến họ xa nhau, Catherine chua chát nhận ra: "chúng ta không bao giờ được ở nơi nhà của chúng ta lâu cả". Sau này khi quyết định từ giã chiến trường, Henry nghĩ đến Catherine như một cứu cánh mà tình yêu là điểm tựa nhưng mong ước đó đã không thành. Nó vỡ tan như một bong bóng xà phòng đẹp, mong manh và đầy ảo tưởng. Catherine chết khi sinh con, tất cả chấm dứt sau những điều đã trải qua: đổ vỡ của mối tình đầu cũng bởi chiến tranh, những lo lắng, mặc cảm tội lỗi trong tình yêu với Henry, cố gắng làm mọi cách để phá thai, cuộc trốn chạy sang Thụy Sĩ và nỗi sợ hãi những cơn mưa... Tất cả đã chấm dứt mà chiến tranh là ngọn nguồn hết thảy. Henry còn lại một mình trơ trọi trên đất Thụy Sĩ, có lẽ anh sẽ không còn biết đi đâu và làm gì nữa sau một kết cục bi đát như vậy.