Chiến tranh đế quốc đã làm cho các khái niệm thiêng liêng không còn đứng vững trên tiểu thuyết của Hemingway, Remarque. Chúng dường như đã mất hết ý nghĩa, thậm chí còn trở nên những điều thô thiển không chịu được đối với người trong cuộc. Henry (Giã Từ Vũ Khí) đã có lần thú nhận một cách thành thật:
Tôi luôn bối rối vì những tiêng thiêng liêng, vinh quang, hi sinh và từ ngữ "bỏ qua vô ích". Chúng tôi đã từng nghe nhắc đến những tiếng ấy khi đứng ngoài trời mưa, gần như không lọt vào tai, trong khi chỉ nghe thấy những tiếng thét. Chúng tôi đã đọc những tiếng ấy trên tờ thống cáo dán lâu ngày chồng lên những tờ thống cáo khác. Tôi không thấy gì là thiêng liêng cả, những điều mà người ta nói là quang vinh thì không có gì là quang vinh cả. Nhưng sự hi sinh thì lại giống những lò lợn ở Chicago chỉ khác là thịt chỉ dùng để chôn đi thôi. [29, tr.206-207].
Thêm vào đó, "những danh từ trừu tượng như vinh quang, danh dự, dũng cảm hay thiêng liêng đều là những tiếng thô bỉ" [29, tr.207]. Người ta có thể sử dụng ngôn ngữ liên quan đến sự thiêng liêng và những điều hằng tôn thờ một cách vô tội vạ để biểu đạt sự việc, hình ảnh chẳng có nghĩa lí và ăn nhập gì với nhau ở Phía Tây Không Có Gì Lạ. Nhà văn để cho Paul thề sống, thề chết với mẹ của Kemmerich là con trai bà đã chết một cách nhanh chóng và không đau đớn gì nhưng thực tế trái ngược hoàn toàn. "Đó là cái chết cảm động và đau đớn nhất" mà Paul từng thấy. Lời thề ở đây đã hoàn toàn trống rỗng, chỉ để làm yên lòng người mẹ đau khổ vì mất con. Thậm chí ngay cả khi phải đem những gì thiêng liêng nhất đời Paul ra để thề anh ta cũng không ngần ngại. Vì thật ra ngay lúc này con người ta đâu còn có gì thiêng liêng nữa. Đó chỉ là những "lời nói gió bay" còn có chút ích lợi giúp cho người khác đỡ đau khổ chứ Paul đã không còn cần thiết những điều thiêng liêng nữa. Paul đã nói dối bà cụ rằng con trai bà bị một viên đạn trúng tim và chết ngay tức khắc trong khi người lính ấy bị
57
cưa chân sau đó nhiễm trùng rồi mới chết dần trong đau đớn. Paul đã nói dối để an ủi mẹ bạn:
- Cháu đã nói với bác là nó chết ngay lập tức mà: nó chẳng đau đớn gì cả. Nét mặt nó hoàn toàn thanh thản.
Bà cụ im. Rồi bà cụ thong thả hỏi tôi:
- Cháu có dám thề không?
-Có.
- Thế trước tất cả những cái gì thiêng liêng đối với cháu chứ?
Trời! Cái gì là thiêng liêng đối với tôi bây giờ? Ở chỗ chúng tôi, những cái ấy thay đổi xoành xoạch.
- Vâng, nó chết ngay lập tức mà.
- Cháu có dám thề là sẽ không trở về nữa nếu cháu nói dối không?
- Cháu sẽ không trở về nêu nó không chết ngay.
Tôi còn thề bồi chẳng biết những gì nữa... [50, tr. 197-198].
Tuy nhiên đúng như vậy, sau đó Paul đã không trở về nữa. Chi tiết này cho thấy điều cơ bản là không còn gì thiêng liêng đối với Paul và thế hệ của anh. Thế hệ đã bị những bậc cha chú, thầy giáo, những người lớn mà họ tin tưởng tuyệt đối nhồi nhét cho họ những ý tưởng lầm lạc để tham chiến. Rồi trận pháo kích đầu tiên đã làm đổ sập cái quan niệm về mọi sự trên đời mà người ta nhồi nhét cho. Thời bây giờ, thế hệ lớn tuổi cho rằng phụng sự quốc gia là giá trị cao cả nhất song đối với những người lính phải ra trận thì cái sợ chết còn mạnh hơn nhiều và đó là sự thật mà họ đã hiểu ra khi trông thấy những trạm quân y, những người hấp hối. Giá trị thiêng liêng của quốc gia cũng không còn tồn tại và đứng vững được nữa khi nó đã chà đạp và tước đoạt nhân tính của con người trên chính quốc gia đó, đẩy người ta vào cuộc bắn giết và bị bắn giết. Những khái niệm về sự thiêng liêng trở thành những mĩ từ trống rỗng khiến người ta ghê tởm.
Trong văn hóa phương Tây, niềm tin Thiên chúa giáo rất chính thống và các nhà văn thường đề cập đến vấn đề này trên tác phẩm văn chương. Vì dường như luôn tồn
58
tại một đức Chúa trời trong tâm thức của họ. Xuyên suốt quá trình lịch sử, tôn giáo chiến vai trò quan trọng trong đời sống và sự tiến bộ của con người. Mỗi tôn giáo đều muốn hướng đến chân, thiện, mỹ... góp phân thúc đẩy con người hoàn thiện hơn. Vì vậy, tôn giáo tự nó luôn mang trong mình những ý tưởng tốt đẹp. Nếu không, nó đã không có lí do để tồn tại trong tâm trí và tư tưởng nhân loại. Do đó, vấn đề niềm tin tôn giáo cũng được nói đến trong những quyển sách của Hemingway, Remarque nhưng nó có một giọng điệu khác lạ so với truyền thống. Theo cách nhìn của hai nhà văn, chiến tranh đã làm cho con người chới với. Trong khi ngay cả bản thân mình, người ta không còn tin tưởng nữa thì họ đánh mất luôn niềm tin vào sự thiêng liêng tôn giáo. Có lẽ người ta vẫn còn nghĩ đến một đức Chúa thiêng nhưng niềm tin ấy không chắc chắn và chỉ tồn tại mơ hồ, đôi khi còn trở nên báng bổ. Bên cạnh tình yêu, điều thiêng liêng hệ trọng như Chúa không còn tồn tại nhiều và đặc biệt càng về cuối các tác phẩm sự báng bổ tăng dần, niềm tin và lòng kính Chúa mất hẳn đi.
Ở tiểu thuyết Giã Từ Vũ Khí, người đọc sẽ nhận ra Henry vốn thân với cha tuyên úy của đơn vị. Họ nói chuyện rất họp nhau so với những người khác và thậm chí còn thoải mái như hai người bạn thân. Song thực tế giữa Henry với người nhà Chúa vẫn có một khoảng cách xa như anh đã từng thú nhận. Những điều linh mục biết quá mơ hồ, xa thực tế và vô ích đối với Henry nên anh không áp dụng được, không nhớ và không biết dù có học nhiều lần. Có lẽ mối bất đồng với Chúa đã bắt đầu từ đây. Trong tác phẩm này, người ta biết cha đại diện Chúa cứu thế đề chăn đàn con chiến nhưng giờ đây đàn con chiến ây đang lao vào chém giết nhau một cách đẫm máu và vô ích, vậy mà quyền lực của Chúa có làm được gì. Đó là hình ảnh Catherine mang tượng ảnh thánh Anthony mong bình yên nhưng người yêu đầu tiên của nàng đã tử trận, người yêu sau bị thương và chính nàng đã chết khi sinh con. Trong cơn đau đớn tột cùng lúc bị thương, anh lính Passini đã cầu cứu đến Đức Mẹ, chúa Giẻ Su nhưng Passini cũng phải chết. Chúa không thấy xuất hiện để cứu vớt nhân loại giữa những lời khẩn cầu trong cơn nguy khốn, Chúa vẫn lạnh lùng, dửng dưng và bất lực trước nỗi thống khổ của con người. Những lời cầu nguyện và niềm tin trở nên vô ích. Chính chiến tranh đã làm đổ vỡ niềm tin ấy. Chúa không thiêng liêng nữa, nêu không Chúa đã cứu vớt nhân loại, đã không đề cho họ đi vào con đường chết hàng loạt như cuộc chiến tranh đang diễn ra.
59
Đối với cha tuyên úy, "con người phải yêu mến Chúa, đó không phải là một chuyện đùa". Henry hiểu điều đó, anh là bạn của cha nhưng anh hiểu mà không yêu Chúa và nói thăng điêu này với người nhà Chúa một cách không ngần ngại. Thậm chí đôi khi về đêm anh còn sợ Chúa nữa. Henry bị thương nằm viện, cha tuyên úy đến thăm với hi vọng sẽ đại diện Chúa mang đến cho anh một sự xoa dịu phân hôn nhưng Henry xem chừng không quan tâm đến điêu đó lăm mà chỉ đối xử với Cha như một người bạn đề chuyện trò. Ngoài ra, anh không cần gì khác có liên quan đến Chúa, vai trò của tôn giáo không phải là vấn đề mà người ta còn quan tâm nhiều nữa.
Theo đà của quyển tiểu thuyết là đầy rẫy những câu chuyện báng bổ Chúa. Vì vậy, có nhà nghiên cứu đã cho đây là một thời đại mát Chúa là hoàn toàn chính xác, còn có gì thiêng liêng nữa đối với những con người đã ra chiến hào, đã sống giữa lửa đạn và chứng kiên những cái chết phi lí của chiến tranh đế quốc. Đối với họ, nếu tồn tại một đức Chúa thiêng liêng thì đã không có những điều tàn bạo và đáng ghê tởm như cuộc chiến này xảy ra.
Do người ta không còn xem Chúa là điều thiêng liêng nữa nên Rinaldi trong cơn khủng hoảng tinh thần đã kiếm cớ gây sự với cha tuyên úy, phỉ báng thánh thần. Anh ta đã nói: ".. .thánh Paul thiêng liêng... Chính từ thánh xảy ra mọi điều xấu xa" [29, tr.
193-194] và thánh được liên tưởng đến rượu. Trong mắt anh, linh mục chỉ làm những công việc vớ vẩn, chẳng giúp được gì cho ai, đặc biệt trong cuộc chiến tranh này.
Chiến tranh phi nghĩa thực sự đã khiến cho người ta mở mắt về tôn giáo đề nhận ra đó chỉ là một niêm tin mù quáng và họ bị lừa bịp. Tôn giáo không còn mấy giá trị.
Theo Henry, vì chiến bại mà người ta trở thành tín đồ Cơ đốc giáo chứ thực ra Chúa cũng chưa chắc đã nhân từ và đấng Cứu thế của họ cũng chỉ là một sự thất bại mà thôi. Henry đã nghi ngờ không biết đấng Cứu thế sẽ ra sao nếu Pie giải thoát được cho Người trong vườn Olivơ, thậm chí anh ta còn không tin người sẽ nhân từ và lòng lành như người ta vẫn nghĩ nếu Chúa được giải thoát. Có lẽ ngài sẽ dữ dội hơn nhiều.
Người ta có lương tri chỉ vì họ đã từng chiến bại mà thôi và đối với Chúa cũng thế, không có gì thiêng liêng để tôn thờ ở đây cả. Người mà Henry kính trọng nhất trên đời cho đến giờ phút này là người anh yêu quí nhất trên đời và lòng mộ đạo chỉ đến vào ban đêm. Đó chỉ có thể là tình yêu. Theo bá tước Greffi, một nhà ngoại giao lão thành
60
của Ý đã nhận xét tình yêu cũng chính là một cảm giác tín ngưỡng như người ta đã từng tín ngưỡng Chúa. Riêng bá tước, ông cũng không có lòng mộ đạo. Một cách giễu cợt, ông ta mong khi mình chết sẽ được những người mộ đạo cầu nguyện cho còn với bản thân bá tước đã qua cái tuổi của lòng mộ đạo rồi. Điều đó gần như là một ẩn dụ con người ta sẽ không bao giờ còn có thể tin vào sự thiêng liêng của Chúa ở trên trời nữa. Chính chiến tranh đã làm cho sự thiêng liêng ấy không còn lí do tồn tại.
Tiếp theo sự mất niềm tin về Chúa và sự thiêng liêng của Người trong thời chiến là thái độ bất kính trước tôn giáo ít nhiều báng bổ của Jack ở Mặt Trời Vẫn Mọc khi chiến tranh đã chấm dứt. Niềm tin và sự tôn thờ chỉ còn là một cảm giác tê tái, tâm hồn nguội lạnh trước những điều thiêng liêng truyền thống. Jack đến với giáo đường trong tâm trạng buồn ngủ. Anh vào đó cầu nguyện những điều linh tinh vô ý thức.
Bóng mờ tối của nhà thờ là một hình ảnh luôn lặp đi, lặp lại trong tiểu thuyết của cả Hemingway lẫn Remarque từ Giã Từ Vũ Khí, Mặt Trời Vẫn Mọc cho đến Phía Tây Không Có Gì Lạ... Nó như một bóng mờ đen không còn có ý nghĩa tích cực nữa. Nó chứa đựng những điều không rõ ràng, không đáng tin cậy, không còn tốt đẹp và sáng sủa nữa như tâm trạng con người trong những bối cảnh ấy. Tuy nhiên những bóng mờ tối lại như điều gì đó để người ta lẫn trốn vào, tìm một niềm an ủi mong manh. Người ta không còn tin tưởng ở nó nhưng vẫn đến với những hoài nghi, báng bổ:
... trong khi cầu nguyện cho mình, tôi thấy là mình buồn ngủ vì vậy tôi cầu cho những trận đấu bò rừng sẽ thú vị, ngày hội sẽ vui và chúng tôi sẽ đi câu. Tôi không hiêu mình sẽ còn có thế câu cho cái gì nữa. Tôi nghĩ tôi cũng muốn có một ít tiền, vì vậy tôi cầu cho tôi có tiền. Tôi bắt đầu suy nghĩ làm thế nào kiếm ra được tiền, nghĩ tới việc kiếm tiền làm cho tôi nhớ đến bá tước. Tôi bắt đầu suy nghĩ không biết anh ta ở đâu, tiếc là tôi không gặp anh ta kể từ đêm ấy ở Mông Mác, nghĩ tới đôi điều buồn cười Bret kể cho tôi nghe về anh ta và suốt thời gian tôi quì trán gục lên miếng gỗ ở phía trước, tôi nghĩ tới mình, tôi hơi xấu hổ một chút, tiếc rằng tôi là người Công giáo tồi nhưng lại nhận ra rằng tôi chẳng thể làm được gì, ít nhất là trong lúc này hoặc có thể là chẳng bao giờ nhưng dù thế nào thì nó cũng là một tôn giáo lớn, tôi chỉ còn ao ước là mình cảm thấy ngoan đạo hay có lẽ lần sao mình sẽ ngoan đạo... [27, tr.121- 122].
61
Trong toàn bộ những dòng suy tưởng ấy là sự giễu cợt. Điều chông chênh nhất là Jack nhận ra mình, một người công giáo tồi trong khi phải có lúc đến nhà thờ cầu nguyện và không còn đủ lòng tin để cầu những điều hệ trọng cho cuộc đời mình nữa.
Anh ao ước mình ngoan đạo có nghĩa là đã không ngoan đạo gì cả. Chi tiết này làm ta nhớ đến Greffí ở gần cuối Giã Từ Vũ Khí, ông cũng ao ước mình ngoan đạo song lại nghĩ rằng mình đã quá cái tuổi ấy rồi.
Người ta đã cố gắng nghĩ rằng có những điều linh ứng nhưng cuối cùng không thấy gì. Người ta cố tỏ ra thành tín mà điều đó lại khó trở thành hiện thực trước đức Chúa thiêng liêng. Jack đã đi qua chiến tranh cùng với những đồng đội trên chiến trường, bị thương, sống cuộc sống thời hậu chiến và anh hiểu nó như thế nào. Tất cả những điều đó làm cho người ta tin chắc không còn có gì thiêng liêng trên cõi đời này nữa. Mọi thứ chỉ còn là quá khứ và ảo tưởng. Thực tại đã chỉ cho người ta thấy những thứ lẽ ra không nên biết để có thể sống yên ổn hơn.
Về vấn đề trên, cách nhìn của Remarque cũng không kém gì Hemingway. Sự thiêng liêng của Chúa và những gì có liên quan đến Người, đối với Paul ở Phía Tây Không Có Gì Lạ chỉ còn là hình ảnh của quá khứ và kỉ niệm. Càng đi xa vào chiến tranh đức tin vào sự thiêng liêng của Chúa không còn mấy ý nghĩa. Đó là khi Paul và đồng đội bị thương được chuyển vào một nhà thương đạo ở dọc đường. Tôn giáo chỉ có một ý nghĩa thực dụng duy nhất đôi với lính tráng bị thương ở chò các nhà thương đạo sẽ cung cáp thuốc men và cho họ ăn uống tử tế hơn so với những nhà thương khác. Song điều đó cũng không làm cho họ giảm căng thẳng về mối hiềm khích đối với Chúa. Vì nếu đức Chúa thiêng liêng, lòng lành và nhân từ chắc họ không phải có cuộc đời đau khổ và bị đầy đọa bởi những vết thương.
Mỗi sáng, các bà xơ cầu kinh ngoài hành lang cố ý mở cửa cho thương binh cùng hưởng phần. Họ cầu nguyện cho cả những người lính. Song, lính tráng đâu còn cần thiết những chuyện ấy nữa, họ cho đó là những điều vớ vẩn chứ không còn màu sắc thiêng liêng, thậm chí hết sức ngu ngốc nữa. Vì xương cót và đâu óc đang nhức nhôi khó chịu nên sự thiêng liêng của buổi cầu kinh dâng Chúa chẳng có ý nghĩa gì.
Nấu như đối với các bà sơ cầu nguyện tốt hơn ngủ thì lính tráng ngược lại không cần.
Họ quát tháo ầm ĩ và đòi đóng cửa để tránh xa tiếng cầu kinh như tránh một thứ bệnh
62
hủi ghê gớm phá giấc ngủ của người khác. Chính các xơ cũng bất ngờ trước thái độ như vậy. Người ta tiếp tục cầu nguyện và sự phản đối lên cao đến nổi Paul đã thay mặt tất cả thương binh ném hẳn hòi một cái chai ra hành lang. Cái chai vỡ tan tành như chính giá trị thiêng liêng của tôn giáo và đức Chúa đã vỡ trong sự tồn tại của nó giữa tâm hồn con người. Họ đã bị ân sâu vào chiến tranh và biêt được nhiều điều ghê tởm cho nên họ thậm chí còn phỉ báng những thứ mà trước đây vòn rất thiêng liêng. Nếu đức Chúa có thiêng liêng tồn tại thì đã cứu rỗi những người lính ấy. Có thế nói, đây cũng là hình ảnh biểu trưng về sự thất bại của Chúa. Những niềm tin thiêng liêng tối thượng đối với đời sống tinh thần trong một thời đại mà con người đã chịu quá nhiều đau khổ một cách phi lí, tất cả không còn gì nữa.
Nước Đức bại trận, kết thúc chiến tranh cánh lính chiến trở về càng nuôi mối hiềm khích sâu sắc hơn với Chúa trong tiểu thuyết Ba Người Bạn của Remarque. Từ sau chiến tranh, người ta đua nhau tới các cuộc hội họp chính trị nhiều hơn đến nhà thờ. Robby thường xuyên vào nhà thờ trộm hoa hồng của vườn Chúa trong giờ hành lễ buổi sáng. Một lần mục sư trông thấy và tưởng anh đến cầu nguyện nên đã xúc động thú nhận: "Giờ này đã có người tới đây quả hiểm thấy". Mục sư muốn được gắn điều Robby cầu khẩn với lời cầu nguyện của ông nhưng Robby lại không tha thiết với nhã ý này, anh đã không nghĩ ra nổi chuyện gì cho mình để có thể cầu nguyện nữa.
Khi mục sư nói "Cha ở trên trời luôn ra tay cứu vớt", Robby đã hồi tưởng lại không có một Cha trên trời nào đã cứu vớt những đồng đội của anh khi họ ngã xuống trong rừng xanh, ngoài mặt trận:
Người cứu vớt, luôn luôn cứu vớt! Nhưng phải chăng Người đã cứu vớt Berhard Vidơ khi cậu ấy nằm gào thét trong rừng Houthonste với một viên đạn xuyên thủng bụng, phải chăng người đã cứu vớt Katsinsky khi anh ấy ngã xuồng ở Haudzêvơ bỏ lại chị vợ ốm yếu và đứa con chưa một lần thấy mặt, Người đã cứu vớt Muller, Lia và Kemmerich chăng, đã cứu vớt cậu Friđơnan bé nhỏ và Juyrgens và Becghe và hàng triệu triệu người chăng? Mẹ kiếp, đã có quá nhiều máu chảy trên thế gian này vì cái dạng đức tin như tin vào Cha ở trên trời này! [49,tr.89].
Chính những lòng tin mù quáng đã giết chết nhân loại, đưa con người vào chổ chết hàng loạt cũng như họ đã từng lao vào cuộc chiến tranh mù quáng kia. Giọng