CHƯƠNG 2: CÁCH NHÌN ĐẠI CHIẾN THỨ NHẤT TRONG
2.4. Nh ững điểm khác biệt giữa hai nhà văn khỉ nhìn về cuộc chiến
Trong tiểu thuyết của Hemingway, Henry dù chứng kiến nhiều tai họa và cái chết vẫn xem Ý là một chiến trường trò đùa và biết chắc mình không chết trong cuộc chiến tranh này. Với Henry là thái độ mỉa mai, giễu cợt chiến tranh như một vở hài
48
kịch đầy nguy hại, nó mang tai họa đến cho loài người một cách phi lí. Henry quan sát chiến trường và chiến tranh ở vị trí của một sĩ quan, đặc biệt là sĩ quan Hồng thập tự, không trực tiếp cầm súng chiến đấu, không đánh giáp lá cà... Bên cạnh sức hủy diệt của bom đạn, sự quan sát còn tập trung vào tâm trạng con người đi trong cuộc chiến thuộc nhiều thành phần: lính tráng, sĩ quan, tướng tá... Cuộc sống ở đơn vị Hồng thập tự có vẻ dẽ dàng hơn so với chiến hào. Tuy nhiên, ra đến tiền tuyến đưa thương binh về các bệnh viện, trạm cấp cứu cũng không phải là đùa. Có thể nói, dù có tham gia chiến trường Henry vấn sống trong môi trường của tầng lớp trung lưu. Đó là những dinh thự đóng quân, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn... khi điều trị vết thương. Cái tôi như một điều nổi bật, vẫn có được sự ưu đãi nhất định ở vị trí một trung úy nước ngoài tình nguyện tham chiến trên đất Ý.
Trong khi đó ở Phía Tây Không Có Gì Lạ, Paul xuất thân từ gia đình lao động nghèo. Bản thân Paul chỉ là anh lính bình thường trực tiếp cầm súng chiến đấu trong các chiến hào, vai mang ba lô, khoác súng và tay cầm cuốc Xẻng đào chiến hào...
cùng chiến đấu giữa bao nhiều đồng đội. Những ngày no đủ, tinh tươm dọc đường trú quân thật hiếm hoi và thoáng qua như một giấc mộng. Sau đó là chiến tuyến, bom pháo vùi dập chiến hào bất tận, đói khát, lạnh và chết chóc... bao trùm xung quanh.
Người lính ấy nhận thức rõ nôi sợ chết, lòng ham sống, nghĩa vụ phải bám chặt chiến trường vì mệnh lệnh. Vì thế, con người bị nhấn sâu vào chiến tranh khó mà dứt ra được. Cái chết luôn rình rập sát ngay mạn sườn Paul cùng đông đội, người ta hãi hùng khi phải sống trong đó và chỉ có gắn chặt với nó cho đến chết. Đó là hình ảnh của con người đi qua bão táp và gục chết trong một ngày bình yên không tiếng súng, là cả một chuyến đi thống khổ đến cõi vĩnh hằng của kiếp người, thân phận con người.
Ngoài ra còn có thêm sự khác nhau giữa hai nhà văn là Remarque chú ý đến sự thương tổn của tự nhiên, loài vật bên cạnh những thương tổn của con người trong khi đó Hemingway thường chú ý đến những dấu hiệu, sự thay đổi của thiên nhiên xoay quanh đời sống con người thời chiến. Remarque chú ý đến sự vô nghĩa và sự phi nhân tính của chiến tranh, ở đó tính người bị tước đoạt và nó gần với bản năng loài vật để hình thành một loại người thú. Cảnh khói lửa chiến tranh dữ dội, tàn bạo và khốc liệt với mật độ phân bố dày đặt hơn trong tác phẩm của Hemingway. Trong khi đó,
49
Hemingway không chú ý nhiều đến cảnh bom đạn mà cái cốt lõi là ở lòng người, tâm trạng con người đi trong cuộc chiến với những trăn trở về cuộc sống mà chiến tranh mang lại. Hemingway dù có tái hiện cảnh rút lui thì quân đội vẫn hoành tráng về khí tài và binh lính. Với Remarque, binh lính mỏi mệt, quân đội thế thảm hơn về tư thế và tâm thế. Có thể lý giải điều này bởi nước Đức là quốc gia bại trận, càng về cuối cuộc chiến quân đội Đức càng suy yếu trước sức mạnh của đối phương.
Quyển tiểu thuyết của Remarque đã khai thác sâu những cuộc chiến đấu rùng rợn và không còn trạng thái con người nữa gâp nhiều lân so với Giã Từ Vũ Khí. Trong toàn bộ tác phẩm đầy rẫy những cảnh giết chóc man rợ. Nếu Remarque chủ yếu nhấn mạnh sự thích nghi của người lính giữa chiến trường để lên án hiện thực chiến tranh thì Hemingway lại nhấn mạnh thái độ bất hợp tác thể hiện ở việc miêu tả sự rút lui, rời bỏ hàng ngũ và sự hỗn tạp của quân đội trong cuộc lui quân ấy. Cuộc lui quân được miêu tả hoành tráng trong tiểu thuyết Giã Từ Vũ Khí bao quát từ điểm nhìn của người lính Mỹ tham chiến trong quân đội của dân tộc khác, đó là một nước Ý xa xôi.
Ở tiểu thuyết của Remarque, sự phản kháng và tinh thân bất mãn chỉ tập trung ở những người lính Đức trực tiếp chiến đấu ngoài chiến hào là chủ yếu. Trong cách nhìn của Hemingway tinh thần chán ghét chiến tranh có trong mọi thành phần xã hội: sĩ quan, lính tráng, thầy tu, dân chúng... cho nên tâm bao quát rộng lớn hơn. Nếu như Remarque đi sâu vào từng chi tiết nhỏ của đời sống chiến tranh; không gian thu hẹp, cô đọng ở phạm vi ngoài mặt trận và một phần nhỏ hậu phương nước Đức thì Hemingway bao quát toàn cảnh chiến tranh với những chi tiết khái quát, không gian rộng lớn: tiền tuyến, hậu phương, nước Ý ...
Tuy đây không hoàn toàn là những tiểu thuyết tự thuật của Hemingway, Remarque nhưng vị thế của người tiểu điểm hóa mang cách nhìn trong các tác phẩm có liên quan đến phần nào con người đời thường của mỗi nhà văn. Hemingway trong quá khứ cũng từng là lính Mỹ lái xe Hồng thập tự trên đất Ý như Henry. Vì có tật ở mặt nên nhà văn không trực tiêp cầm súng chiến đấu. Cuộc sống của người lính lái xe đi nhiều nên có điều kiện để quan sát chiến trường một cách bao quát hơn, đời sống chưa đến nổi thiếu thốn về vật chất. Đáng nói là ở giai đoạn càng về sau phe liên minh càng trở nên hùng hậu hơn phe hiệp ước về mọi thứ: quân số, lương thực, vũ khí dồi
50
dào và hiện đại...với sự tham chiến của Mỹ. Ngược lại với Hemingway, Remarque xuất thân từ tầng lớp lao động. Bản thân nhà văn vừa rời ghế nhà trường đã nhập ngũ với vị trí của một anh lính bình thường. Chính vì thế, nhà văn rất thấu hiểu thế nào là sự thiếu thốn, gian khổ và hi sinh ở chiến trường ở vị thế một người lính như hàng triệu người lính bình thường khác, làm vật hi sinh cho chiến tranh, cho chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi đầy tham vọng và hiếu chiến. Những nỗi đắng cay, thống khổ đó mới thấm thìa làm sao và đã ám ảnh lên trang viết với đầy đủ sự kinh hoàng của nó.
Từ góc nhìn của người lính trong tác phẩm, Hemingway và Remarque đã phân nào khái quát lên một cách nhìn nhận về chiến tranh. Chổ đứng, quan điểm là vô cùng quan trọng chi phối cách nhìn đối với thế giới mà con người tồn tại trong đó. Sự thất bại của người lính trên chiến trường hoàn toàn thảm hại với cách nhìn của Hemingway và Remarque. Tuy nhiên trong tác phẩm của Hemingway, người lính nhận ra sự tàn bạo, vô nghĩa và phi lý của chiến tranh rồi tìm cách để từ giã chiến trường. Người lính Đức trong tiểu thuyết Remarque thì không thể, họ dính chặt với cuộc chiến tranh này. Nếu có kẻ nào muốn thoát ra thì cũng như đi tìm một cái chết khác. Người lính Đức đã chiến đấu trong quân đội Đức vì tinh thần dân tộc mặc dù tinh thần ấy bị lừa dối và phản bội ngay từ lúc ban đầu. Họ hoặc là chiến đấu chống lại đối phương hoặc là phải chết chứ không còn con đường nào khác. Chiến tranh đã khiến cho con người ở trong tư thế chịu đựng, quy phục và chấp nhận nổi bất hạnh như là một định mệnh. Cho nên trong tiểu thuyết của Remarque chỉ có những cuộc chiến đấu và chết chứ không có cảnh rút lui.
Ngoài ra trong tiểu thuyết về chiến tranh của Remarque, người lính đi từ môi trường gia đình, nhà trường, trại lính đến chiến trường với toàn bộ tấn bi kịch của họ.
So với Remarque, Hemingway chỉ phác thảo chân dung người lính như một lát cắt của hiện tại, không có gốc gác rõ ràng. Cách nhìn này cũng thể hiện sự khác biệt trong nghệ thuật biểu hiện của hai nhà văn. Thêm một điều khác nữa, Remarque từ câu chuyện của nhiều người đề cập đến số phận chung của một thế hệ người lính để bao quát tâm cỡ chiến tranh, sự hủy hoại của nó và quan điểm người trong cuộc.
Hemingway từ câu chuyện của cá nhân để nói đến câu chuyện của thời đại và một thế hệ trong thời đại đó cho nên nhà văn tập trung đi sâu hơn vào yếu tố đời tư cá nhân mà
51 cụ thể là nhân vật mang điểm nhìn Henry.
Đặc điểm dân tộc, truyền thống văn hóa và cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn cũng qui định nên một số khác biệt đặc thù trong cách nhìn của họ. So với Hemingway, Remarque thường chú ý đến tính cộng đồng, tập thể của đối tượng mô tả như là một sự phổ quát của hiện tượng. Điều này thể hiện ở việc tác phẩm đề cập số phận của một nhóm lính Đức trẻ đề đưa ra cách nhìn chân xác về hiện thực chiến tranh. Còn Hemingway chú trọng đề cao cái tôi rõ nét hơn thống qua số phận cá nhân và tình yêu của một trung úy Hồng thập tự để từ đó nói về bi kịch chiến tranh của con người trong thời đại ấy. Người Mĩ vốn thích độc lập, cái tôi cá nhân được đề cao tối đa và Hemingway đặc biệt chú trọng đến con người riêng tư mặc dù con người đó đang ở trong thời buổi chiến tranh. So với Hợp chủng quốc Hoa Kì, dân tộc Đức có một truyền thống lịch sử lâu đời hơn, mối quan hệ giữa các thành viên trong xã hội gắn bó mật thiêt và Remarque luôn chú ý đến tính cộng đông tập thế của đối tượng mô tả cho nên giữa hai nhà văn đã có sự khác nhau trong cách nhìn ở một mức độ nào đó.
Nếu so với khía cạnh tình yêu trong thời chiến, Hemingway có dung lượng tác phẩm tương đối lớn đề cập vấn đề này và ở đây câu chuyện tình xen lẫn vào một cuộc chiến tranh đề từ đó làm nổi bật cả hai vấn đề, đặc biệt là sức hủy hoại của chiến tranh.
Remarque thì ngược lại, dung lượng viết về tình đồng đội trong tác phẩm tương đối nhiều hơn Hemingway, tình cảm ấy cũng được đề cập sâu sắc hơn còn tình yêu trong tiểu thuyết Remarque chỉ là một trong số những yếu tố bị bóp méo bởi chiến tranh để nói lên sự hủy hoại và mất mát của chiến trường. Đặc biệt, chiến trường ác liệt và dữ dội giữa hai trận tuyến đối đầu đã làm cho tinh thần đồng đội ấy càng trở nên mật thiết. Chính vì thế, trong tiểu thuyết của Remarque những người lính gắn bó với nhau sâu sắc và cùng chia sẻ với nhau nhiều điều. Trong họ có một sự hòa nhập giữa những con người khốn khổ bị nghịch cảnh chiến tranh tạo ra, đó là những anh lính trốn bị đưa ra làm vật hi sinh để tiến hành chiến tranh phục vụ cho quyền lợi của giai cấp thống trị cầm quyền và những tầng lớp trên của xã hội. Hemingway có phần khác hơn, tuy giữa những người lính tình đồng đội vẫn thắm thiết, chân thành ở Giã Từ Vũ Khí song đối chiếu với Phía Tây Không Có Gì Lạ (Remarque) mối quan hệ này vẫn ít cởi mở, vẫn còn khép kín hơn. Con người có phần hơi lạnh lùng và khô sắc trong các mối quan hệ với đồng đội xung quanh.
52
Ở Phía Tây Không Có Gì Lạ, sự cô độc không được tìm thấy khi người lính sống giữa đồng đội của mình. Nó chỉ đến khi họ tồn tại đơn độc. Thậm chí giữa chiến trường đạn bom bao phủ, người lính vẫn cảm thấy ấm áp khi nghe hơi thở, bước chân, giọng nói của bạn bè. Chính điều đó khiến cho họ gân bó với chiến trường hơn. Dù cho người lính có đang nghỉ phép ở hậu phương thì tình cảm ấy vẫn không hề phai nhạt, nó chỉ càng làm cho người ta cảm thấy lạc lõng khi nghĩ đến bạn bè đang vùi mình trong những hầm hố của chiến hào. Cho nên, ngoài chiến trường ra, lính Đức không còn biết gì khác, đời sống dân sự ở hậu phương đã trở nên hoàn toàn xa lạ. Đây cũng chính là bi kịch của Paul, người chiến binh được về phép. Chúng ta cũng có thể lí giải sự khác nhau về vấn đề này trong tác phẩm của hai nhà văn Hemingway và Remarque. Trong cách nhìn của Remarque, tình đồng đội là sự gắn bó giữa những người lính Đức với nhau, họ hầu hết cùng chung lứa tuổi, cùng một thân phận. Họ cùng nhau chịu đựng nôi thống khô trên chiến trường. Trong khi ở tiểu thuyết của Hemingway, tình đồng ngũ bao gồm giữa những người lính trong cùng một quốc gia Ý. Bên cạnh đó, quân đội còn có binh lính từ nhiều nước xa xôi: Anh, Mĩ... đến tham chiến. Đặc biệt, quan hệ giữa những người lính ở đây có thể là đồng ngũ, sĩ quan với binh lính, sĩ quan với nhau...
Cho nên mối quan hệ không đồng đều và có phần phức tạp hơn dẫn đến hiện tượng người lính ít gắn bó với chiến trường, bạn hữu so với tiểu thuyết của Remarque.
Tình trạng đào ngũ xuất hiện cũng không phải là hiếm để người lính rời bỏ chiến trường, tìm đến một cuộc sống khác như: Henry giã từ mặt trận đề đến Thụy Sĩ tìm một hòa bình riêng lẽ, cuộc rút lui hoảng loạn sau trận Captoretto, sự bỏ rơi đồng đội trên đường lui quân tiểu biểu là hình ảnh hai viên đội công binh bỏ rơi nhóm Hồng thập tự để cuối cùng một trong hai bị bắn bỏ, Bonello quá khiếp hãi vì cái chết của Aymo nên vờ đi tìm thực phẩm rồi biến sang hàng ngũ đối phương để đầu hàng hay anh lính sa ruột cố tháo bỏ đai đỡ cho ruột bị sa hơn để lùi lại phía sau đồng đội và mong thoát khỏi chiến trường. Bên cạnh đó còn có rất nhiều quân nhân đào ngũ sống lẩn lút ở Milan... Sự khác nhau này cũng có thể xuất phát từ vị thế của mỗi nhà văn.
Hemingway đã từng là một người Mĩ tham chiến trong quân đội Ý và vị thế của nhân vật mang điểm nhìn Henry trong đội Hồng thập tự của Ý là có những điểm khác biệt so với bản thân Remarque cũng như Paul, nhân vật mang điểm nhìn của nhà văn.
53
Do cá tính sáng tạo cũng như hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thế, vị thế của môi nhà văn mà mức độ tình yêu bị hệ lụy bởi chiến tranh trong tiểu thuyết của Hemingway, Remarque có những đặc điểm, màu sắc khác biệt bên cạnh những tương đồng đã được đề cập đến. Đối với Remarque, tình yêu hoàn toàn không có chỗ đứng trong chiến tranh, dường như nó là một ảo tưởng lầm lẫn thì đúng hơn, một khát vọng không bờ bên và không với tới. Nó đã biến tướng và trở thành một tình cảm dung tục, tầm thường. Vì vậy, yêu dường như là một tình cảm không thể. Nó trở nên vô nghĩa, vô cảm và chua chất như Paul đã nhận ra sau khi ảo tưởng về mối tình với cô gái Pháp.
Tình yêu, người ta có thể mang ra làm câu chuyện để tán láo giữa các chàng lính với nhau như mối tình đầu của Lia. "Lia là đứa đầu tiên có một con nhân tình; Nó đã tả cho chúng tôi nghe những chi tiết của cái ái tình của nó và làm chúng tôi bị kích thích tợn". Ngoài ra, mỗi chàng lính còn có thể tự tưởng tượng và thay nhau đợi đến lượt mình bốc phét. Điều đặc biệt là họ còn quá trẻ tuổi để có tình yêu đích thực khi bước vào quân ngũ. Mặc dù trong họ có biết bao là khát khao, nhưng nhũng người lính ấy không có cơ hội để đón nhận một tình yêu thực sự đẹp đẽ và lãng mạn như hằng mong muốn.
Chúng ta có thể thấy hoàn cảnh chiến trường khốc liệt như ở Phía Tây Không Có Gì Lạ sẽ không có chỗ cho tình yêu tồn tại, chỉ toàn chiến hào và lính tráng. Và liệu trong một bối cảnh như thế tình yêu có ý nghĩa gì khi mạng sống con người còn khó giữ trong từng giây phút. Chính Remarque đã ở trong một chiến trường như thế nên sức ám ảnh của nó rất lớn. Đặc biệt đối tượng mà Remarque đề cập là lính tráng còn quá trẻ và non nớt, tình yêu đối với họ chưa phải là mối quan tâm hàng đầu trong tất cả những mối quan tâm, đó chưa phải là cứu cánh cho họ bấu víu. Chính vì thế, dung lượng kết cấu tác phẩm của Remarque đề cập đến khía cạnh này còn rất khiêm tốn so với Hemingway, chưa tới chục trang sách.
Ngược lại, Hemingway đã dành một số lượng lớn trang sách để tái hiện câu chuyện tình yêu ở Giã Từ Vũ Khí. Trong tác phẩm, một chuyện tình xen lẫn vào bối cảnh chiến tranh và có tầm quan trọng trong việc biểu lộ cách nhìn của nhà văn về cuộc chiến ấy thống qua sự đỗ vỡ của mối tình bên cạnh nhiều vấn đề khác có liên quan trong tác phẩm. Theo cách nhìn của Hemingway, tình yêu say đắm trong chiến