Phong cách nghệ thuật của Hemingway và Remarque

Một phần của tài liệu ernest hemingway và erich maria remarque những tương đồng và khác biệt trong cách nhìn đại chiến thứ i qua tiểu thuyết (Trang 81 - 85)

Người đọc có thể nhận thấy rằng cả Hemingway lẫn Remarque đều chú ý đến việc dùng những hình ảnh tượng trưng để diễn tả màu sắc, không khí chiến tranh cùng với thái độ và tâm trạng con người đi trong cuộc chiến ấy. Hình ảnh bùn, mưa, máu, tuyết... gợi tai họa, nỗi bất hạnh và cái chết luôn bao trùm xuyên suốt chiều dài tác phẩm của hai nhà văn.

Với cảm nhận của Hemingway và Remarque, mưa như một tai họa và nó khiến người ta não lòng ghê gớm trước cái chết. Bắt đầu Giã Từ Vũ Khí, tiết trời sang đông, mưa tầm tả cả ngày lẫn đêm. Mưa mang lại các bệnh dịch, thổ tả với nhận xét mỉa mai là chỉ có bảy ngàn người bỏ mạng thôi. Con số khổng lồ ấy có vẻ còn khiêm tốn so với toàn bộ sự chết trên chiến trường. Đó là chỉ kể bệnh tật chứ chưa tính đến việc tử thương trong chiến đấu trực tiếp. Sức hủy diệt càng lớn và đầy rẫy hơn nữa ở Phía Tây Không Có Gì Lạ giữa một chiến trường tàn khốc hơn. Trong tác phẩm này, cảnh tượng thương binh rên rỉ vì đau đớn trong tiếng mưa rơi cũng tương đồng với Giã Từ Vũ Khí. Ở Phía tai họa và cái chết. Hình ảnh của mưa như tự nhiên sâu thảm trước cái chết của loài người hay như chính đi kèm với mưa là tai họa gieo rắc lên đời sống. Nó nhuốm đầy thế lương trong tiểu thuyết của nhà văn. Thiên nhiên bao trùm không khí chết chóc, xuất hiện trước chiến hào hai con bướm vàng lốm đốm màu đỏ của máu.

Cùng với những hình ảnh biểu trưng của cái chết: mưa, giày, chuột... bướm cũng là một hình ảnh mang màu sắc tương tự. Chúng đậu trên hàm răng của một cái đầu lâu tạo nên hình ảnh quái gở làm cho chiến trường càng thếm thảm đạm. Hiện tượng

"chuột xác chết" xuất hiện ở chiến hào như một dự báo kinh tởm về tai họa và cái chết. Con chuột vòn biểu trưng cho sự đục khoét và ghê tởm của cõi âm. Sự tàn hại của chuột đối với mọi thứ giống như sự hủy hoại của chiến tranh đối với đời sống con người. Chính chuột đã ăn xác lính chết trận rất nhiều đề có thân hình to lớn kinh tởm.

Thêm vào đó, xuyên suốt quyển tiểu thuyết, đôi ủng như một hình ảnh tượng trưng

77

cho cái chết đen tối. Trong từ điển văn hóa thế giới, khi nói đến đôi ủng đặt dưới chân giường người ta lại liên tưởng đến người chết đang năm trên chiêc giường đó. Đôi ủng cứ luân phiên hết người này sang người nọ, gieo rắc cái chết ghê sợ trên chiến trường.

Các câu chuyện được kể ở thời gian hiện tại. Lát cắt hiện tại là cốt lõi của thời gian nghệ thuật trong những quyển tiểu thuyết của Hemingway và Remarque. Do đó, quá khứ và tương lai không được đề cập nhiều. Quá khứ nêu có, chỉ là qua hôi tưởng của nhân vật trong dòng tâm tư còn tương lai quá mờ nhạt, dường như không có thể.

Đặc điểm về những khoảnh khắc tồn sinh trong tiểu thuyết Hemingway và Remarque tạo độ căng cho cót truyện và kết cấu tác phẩm. Giọng điệu mỉa mai cũng được Hemingway và Remarque sử dụng trong các tiểu thuyết như một phương thức thế hiện thái độ, cách nhìn của hai nhà văn trước chiến tranh đề quốc phi nghĩa và phi nhân tính. Giọng điệu này thế hiện trên tựa đề, tình tiêt, cốt truyện và gắn với việc dùng hình tượng của các tác phẩm.

Tuy nhiên, người đọc có thể nhận thấy mỗi nhà văn có một văn phong hết sức đặc biệt. Remarque là kiểu người suy tư, lãng mạn với văn phong uyển chuyển và gợi cảm. Ông thường dùng bình luận ngoại đề bên cạnh bên cạnh việc dùng hình tượng đề tăng thêm lời kêu gọi nội tâm đối với công chúng. Khuynh hướng nghệ thuật thiên về tính chất bi thương, ở đó, con người chấp nhận bi kịch đến cùng và thất bại trong tư thế của những nạn nhân bi thảm. Giữa sự khắc nghiệt và cảnh tàn phá của chiến trường, con người khốn khổ bao giờ cũng còn tiềm ẩn trong tâm hôn một lòng nhân, tình yêu cái đẹp. Những phẩm chất này không có cơ hội đề tồn tại, không có điều kiện để toát ra song nó luôn ở trong tiềm thức bị dồn nén của cảm xúc. Chính vì vậy, cách nhìn của Remarque luôn hướng tới những yếu tố nội tâm, tâm hồn. Không gian nghệ thuật với cách nhìn của nhà văn giới hạn ở tầm vi mô rồi từ đó khái quát lên ở tầm bao quát mang tính thời đại và thời sự một cách sâu sắc.

Hemingway lại có phần khác hơn, ông là kiểu người hùng mạnh, ưa hoạt động và thích hành động dứt khoát nên văn Hemingway hướng tới hành động thể hiện ra bên ngoài để đi tìm một sự sâu lắng của nội tâm. Nhà văn thiên về miêu tả hành động hơn là tâm lí và thống qua hành động để gợi suy tưởng.. Cho nên trong tác phẩm của Hemingway, nhân vật luôn tự thể hiện bằng những hành động rõ ràng, dứt khoát và

78

quyết liệt gắn liền với sự kiện có tính chất phiêu lưu và mạo hiêm. Điều này có thế do ảnh hưởng đặc điểm dân tộc Mỹ với tính cách hùng mạnh, táo bạo và phiêu lưu.

Hemingway có văn phong trong sáng, rõ ràng và dứt khoát theo phong cách báo chí.

Mặc dù vậy, tâm hồn nhà văn luôn gần gũi và hướng về thiên nhiên khoáng đạt đã khiến cho tác phẩm có những đoạn miêu tả thiên nhiên và sự vật vô cùng thơ mộng.

Nhà văn vốn có sở thích đi đây đó nên có hứng thú nghệ thuật trong việc phóng bút qua nhiều xứ sở và nhiều vùng văn hóa khác nhau cho nên cách nhìn của ông bao quát vấn đề thời đại trong một phạm vi không gian rộng lớn. Với đặc điểm ngôn ngữ súc tích và có chiều sâu suy tưởng, văn Hemingway đòi hỏi người tham gia đối thoại, người đọc phải tập trung chú ý và tích cực trong quá trình tiếp nhận.

Phong cách nghệ thuật của Remarque thiên về cảm xúc với giọng kể mang màu sắc chủ quan lồng vào tâm trạng và cảm xúc nhân vật để đưa ra tiếng nói của lương tri về cuộc chiến mà mình đã từng tham dự. Trường hợp của Hemingway lại tẩy trắng cảm xúc và tâm trạng tạo hơi văn lạnh lùng, khách quan. Giọng văn không âm sắc nhằm che dấu nội tâm. Có thể nói, giọng điệu của Hemingway là giọng và điệu của một người quan sát hơi có phần khinh bạc và cứng cỏi. Nhà văn ghi nhận hiện thực chiến tranh để từ đó gợi suy nghĩ, tình cảm và nhận thức. Con người trong chiến tranh với cách nhìn nhận của Remarque luôn trăn trở, giằng xé giữa lương tri, cảm xúc đối với sự tàn bạo, nhẫn tâm và vô cảm ở chính mình trong cuộc chiến. Do đó, giọng điệu tác phẩm của Remarque giàu yếu tố trữ tình bi cảm với rất nhiều suy tư.

Đặc biệt, ở Hemingway kết hợp với ngôn ngữ nghệ thuật cô đọng và giàu kịch tính là nguyên lí tảng băng trôi - bảy phần tám chìm, chỉ có một phần tám nổi trên bề mặt tác phẩm. Đặc điểm này làm cho tác phẩm trở nên sống động và có sức hút đối với độc giả. Tác phẩm như mời người đọc dự phần vào lí giải và giải quyết vấn đề cùng với nhà văn. Chính điều này đã góp phần tạo nên một nét rất riêng trong phong cách nghệ thuật của Hemingway. Nhà văn nắm vững những gì có liên quan đến điều mình viết và nội dung của điều cần biết nhưng lại cố gắng lượt bỏ chúng càng nhiều càng tốt để phát huy tính sáng tạo của người đọc. Từ đó hình thành nên công thức:

chất liệu kèm theo loại bỏ và kết hợp hư cấu. Yếu tố hư cấu ở đây nhằm tạo hình tượng điển hình và biểu trưng. Hemingway đã vận dụng nguyên lí này qua nhiều bình

79

diện: đối thoại, độc thoại nội tâm, nhân vật và cốt truyện... Đặc điểm này trong phong cách nghệ thuật Hemingway bắt nguồn từ quan niệm, cách nhìn nhận con người và thế giới của nhà văn, nó đã giúp cho tác phẩm đạt được sự độc đáo và có những thành công nhất định.

Sự khác nhau trong phong cách nghệ thuât của Hemingway và Remarque một phần do truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc đồng thời cũng do đặc điểm cá tính sáng tạo riêng mỗi nhà văn. Đó là cá nhân nhà văn gồm những đặc điểm xã hội và tâm lí cùng với cách nhìn về thế giới và cách thể hiện nghệ thuật trên tác phẩm văn chương.

80

Một phần của tài liệu ernest hemingway và erich maria remarque những tương đồng và khác biệt trong cách nhìn đại chiến thứ i qua tiểu thuyết (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)