Không phải tất cả những người lính đã từng tham chiến đều có may mắn sống sót trở về. Hàng triệu người đã bị đẩy vào lò sát sinh, đã trở thành vật hi sinh. Vậy thì những người có may mãn quay về đã sống như thế nào sau những gì trải qua? Dưới góc nhìn của cựu chiến binh, đời sống đó mới thật sự hoang tàn. Họ là những Jack ở Mặt Trời Vẫn Mọc (Hemingway), Robby trong tiểu thuyết Ba Người Bạn (Remarque).
Chiến tranh có thế đi qua nhưng kí ức về nó mãi tồn tại trong tâm hồn và thân thể của những người lính đã kinh qua chiến trường. Thậm chí, nó còn rủ bóng xuống những nạn nhân gián tiếp thời hậu chiến. Dấu ấn chiến tranh luôn khắc sâu vào đời sống. Đó là vết thương thể xác vẫn hằn sâu trong Jack (Mặt Trời Vẫn Mọc), đẩy anh đến chỗ không có khả năng thực hiện trọn vẹn tình yêu của một người đàn ông đối với một người đàn bà, để tình yêu dang dở.
Hay như các chiến hữu trong Ba Người Bạn, những vết sẹo thương tích có thể lành nhưng dấu ấn của nó và trải nghiệm chiến trường đã xâm kín lên tâm hồn của
65
những người lính ấy đến nỗi khi trở về tinh thần họ bị tổn thương sâu sắc và đời sống biến thành bi kịch.
Họ trở nên lạc lõng, bị quên lãng như Remarque đã từng viết, như Paul (Phía Tây Không Có Gì Lạ) đã từng nghĩ, một thế hệ khác sẽ bắt đầu và không hiểu gì về những người lính. Người lính trở về sẽ bị cho ra bên lề cuộc sống với những kí ức dữ dội, bị lãng quên và gục ngã...Tiểu biểu là trường hợp đau xót của Lenz (Ba Người Bạn), anh đã bị bắn chết do sự lầm lẫn của những kẻ bạo loạn quá khích. Chúng thuộc một thế hệ sau, khi mà anh đang tham gia chiến tranh thì "cả những lũ cháy rận đê tiện kia đang còn quấn tã" theo lời một viên bác sĩ đã nói trước cái chết của Lenz.
Trong đôi mắt của Hemingway và Remarque, con người đã đi qua chiến tranh dù có thoát khỏi bom đạn rồi cũng sẽ chết vì chiến tranh bởi những lẽ khác và bằng những hình thức khác mà thôi. Đó là cái chết của những tâm hồn. Chiến tranh đã đi qua nhưng nó mãi ám ảnh đời sống hậu chiến và làm hỏng toàn bộ đời sống đó, sức nặng như chì của nó khiến cho người ta không tài nào gượng dậy nổi. Dù muốn hay không con người của thế hệ này cũng phải sống trong dòng chảy thác loạn của cuộc đời để chôn vùi nỗi đắng cay, cơn ác mộng của chiến trường mà họ đã bị vùi sâu cả một thời tuổi trẻ.
Tiểu thuyết của Hemingway - Mặt Trời Vẫn Mọc - rượu được uống tràn trề mọi nơi, mọi lúc một cách lu bù hết ngày này sang ngày khác. Những cuộc rượu chè hoan lạc, chơi bời lêu lõng kéo dài như không bao giờ dứt. Người ta cố dùng sự ồn ào, thác loạn để khỏa lấp nội tâm. Sau bao cuộc vui lu bù là những buổi tối Jack quay trở về phòng khóc cho nỗi bất hạnh riêng mình. Người yêu của anh vốn là cựu y tá thời chiến tranh cũng đau khổ không kém Jack. Nàng cũng là một người say, trải qua hết mối tình này đến mối tình khác với rất nhiều đàn ông để khỏa lấp nỗi ám ảnh, dày vò của tình yêu không trọn vẹn cùng Jack. Bên cạnh đó có kẻ lạc lõng như cựu binh Hacvi sống la cà quán sá, cờ bạc và thích uống rượu hơn là ăn...
Tất cả họ đều đã từng lưu lạc trong những năm tháng chiến tranh và sau chiến tranh. Họ là những kẻ không tổ quốc, rời bỏ quê hương sau chiến tranh, cảm thấy bơ vơ không lối thoát, không tìm được chút ý nghĩa của đời sống. Rượu cũng không thể giúp họ đốt cháy bùng lên bất cứ ngọn lửa đam mê nào mà chỉ làm cho đời thêm tàn
66
lụi. Cuộc sống trống rỗng không có gì khác hơn ngoài ăn, uống rượu, nhảy nhót, hội hè, câu cá, xem đấu bò...Những trò này cứ tiếp diễn liên miên không dứt. Đôi khi, nó ngưng tạm thời người ta lại chìm sâu vào trong những cơn say, những đêm không ngủ đầy trăn trở và không thiếu cả nước mắt trong nỗi đau xót về một đời rỗng không vô vị, những nổi vô vọng trong tình yêu và cả trong đời sống. Khi về đêm, người ta phải một mình đôi diện trước thực tại và không gì đáng sợ băng phải đôi diện với chính mình. Mọi thứ chỉ có thể trốn tránh tạm thời vào ban ngày khi mà những huyên náo giả tạo còn có thể. Đêm thì hoàn toàn khác. Bóng dáng của chiến tranh và sự bất hạnh mà nó mang lại cho con người cứ bao trùm lên mọi khía cạnh đời sống của nhiều cuộc đời. Đó là những vết thương hằn sâu thân xác, những tâm hồn đổ vỡ, những cuộc ăn chơi trác táng mà vẫn không khuây khỏa trong nỗi niềm.
Vẫn những người lính, sau chiến tranh họ quay về với sự tổn thương nghiêm trọng về cả tâm hồn lẫn thể xác, rồi một người phụ nữ nhập bọn với nhóm cựu chiến binh ấy để tình thế có vấn đề bắt đầu này sinh. Những con người đã đi qua chiến tranh và trở về không còn nguyên vẹn nữa, dù họ không phải chết vì bom đạn nhưng sẽ chết theo một kiểu khác. Đặc biệt, chiến tranh đã đi qua nhưng vẫn thổi dài những ngọn lửa bỏng rất, đầy sức hủy hoại của nó lên tình yêu của con người. Thống qua tiểu thuyết Mặt Trời Vẫn Mọc, Hemingway đã đưa ra một cách nhìn xác thực về chiến tranh ở những chi tiết vô cùng ám ảnh. Jack bị một vết thương thể xác ám ảnh đến kinh hoàng vì không thể nào là người đàn ông thực sự được nữa. Jack không thể yêu người đàn bà mà anh yêu thương một cách trọn vẹn nhất. Thêm vào đó, đời sống của bạn bè, mọi người xung quanh được quan sát dưới đôi mắt anh thật sự bi đát. Tất cả như những con rối bị giật dây bởi những vết thương chí tử mà năm tháng chiến tranh đã mang lại, thổi dài luồng hơi nóng bỏng của nó như muốn thiêu cháy sức sống tự nhiên.
Nhà văn đã để cho Jack thú nhận có lẽ anh không bao giờ có chuyện lôi thôi nếu không gặp Bret. Vết thương oái oăm của chiến tranh không còn cho phép Jack có thể là một người đàn ông thực sự nữa. Không bao giờ anh còn có thể có một tình yêu trọn vẹn giữa một người đàn ông với một người đàn bà, giữa Jack và Bret. Sự gặp gỡ với Bret càng làm cho Jack ý thức một cách sâu sắc hơn nỗi đau và sự mất mát của mình, để Jack vẫn yêu Bret, họ vẫn yêu nhau nhưng sẽ không bao giờ có nhau trọn vẹn. Bret
67
yêu Jack mà phải luôn đi với những người đàn ông khác để lấp một khoảng trống không thể nào lấp nổi, để cuối cùng lại quay trở về với lack, trên con phố vắng tanh, trống trải giữa Pari mà không biết đời mình sẽ ra sao. Họ cứ đi mãi như thế tưởng chừng cho đến vô tận ở cuối trời và chấm dứt ở đó, chấm dứt ở vô hạn trong kết thúc của Mặt Trời Vẫn Mọc.
Có thể nói Bret là một phụ nữ tốt đẹp, tính tình thẳng thắng song tình yêu vô cùng dang dở. Mặc dù có lúc Jack châp nhận chung sống với nàng nhưng Bret không thế vì nghĩ mình sẽ đánh lừa anh băng cách đi với người khác. Người đàn bà trong nàng có những khao khát thầm kín, mãnh liệt và chính đáng nên nàng không thể cùng Jack. Khát vọng của Bret đã làm khổ nàng, đã không cho Bret yêu một cách trọn vẹn người đàn ông thực sự có ý nghĩa đối với mình. Nàng yêu Jack, sắp lấy Mike, đang li dị với chồng nhưng lại có lúc đi với Côn và sau đó cặp với gã đấu bò. Tựu chung lại tất cả cũng chỉ là để lấp một khoảng trống quá lớn không có Jack. Họ yêu nhau nhưng nói chuyện yêu nhau lại chỉ là vô nghĩa vì "chuyện kia" không thể tiến hành. Jack ý thức rõ cuộc chiến mà mình đã từng tham gia là một tai họa, một thảm họa đối với loài người không hơn không kém.
Với Hemingway, trong chiến tranh tình yêu vẫn có sức sống nhưng không chỗ dung thân dù người ta cố gắng đến đâu đi nữa. Khi chiến tranh kết thúc, tác hại của nó lên tình yêu càng ám ảnh một cách dai dẳng hơn. Nếu trên chiến trường Ý, Henry đã yêu và tình yêu ấy không có đất để tồn tại, người yêu đã chết trong khi anh nổ lực rời bỏ chiến trường hầu mong xây đắp hạnh phúc thì bối cảnh Pari hoa lệ với vết thương thời chinh chiến cũng đủ làm cho Jack chết cả con người theo một cách khác, khi mối tình của anh dang dở. Hay nói khác hơn, hậu quả chiến tranh cũng đã giết chết tình yêu đó. Họ vẫn sống nhưng tình yêu như một điều gì đã chết trong sâu thẳm nỗi đau của trái tim, sự tổn thương của mối tình ấy là mãi mãi. Nó không chỉ làm tàn úa cuộc đời của Jack mà còn kéo theo cả Bret nữa khi nàng lao vào vòng tay của những người đàn ông khác, buông thả mình như một sự chán chường và trả thù. Đó là nổi đau khổ của một người đàn bà khi đi qua cuộc đời không biết bao nhiều người đàn ông khác để khỏa lấp nỗi đau của một tình yêu không thành.
Cũng tương tự, nỗi ám ảnh được khắc sâu hơn trong tiểu thuyết Ba Người Bạn.
68
Cái chết của tình yêu cũng hiện ra rất đỗi đau lòng trong cách nhìn của Remarque mà chiến tranh đề quốc là thủ phạm ghê gớm nhất. Những người lính trở về sau chiến tranh có kẻ đã trải qua nhiều nỗi thống khổ của chiến trường nhưng lại không biết gì nhiều về tình yêu và không dám tin tưởng ở tình yêu bên cạnh những đổ vỡ khác.
Nhân vật Robby trong Ba Người Bạn có thể thân xác còn lành lặn nhưng tâm hồn anh đã cằn cỗi, tinh thần đã tổn thương sâu sắc bên cạnh những chiến hữu của mình. Con mắt ấy đã quan sát và ý thức sâu sắc xã hội Đức sau chiến tranh mờ mịt, tăm tối như thế nào bởi những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Hay trường hợp của Lenz, anh tự cho mình là bậc thầy già đời trong tình yêu nhưng lại cho rằng "yêu đương chẳng qua cũng chỉ là trò bịp bợm" và một bài học rút ra từ những gì trải nghiệm: "chớ có thực tế! chớ có nghiêm chỉnh". Cho nên, chuyện anh say rượu trước phụ nữ là thường xuyên. Robby có thể yêu Pat, đến được với tình yêu, anh lại không tin nó sẽ tồn tại mãi mãi. Tình yêu đến với Robby nhưng nó quá mong manh. Chiến tranh đã qua đi nhưng dư vị của nó vẫn còn tồn tại mãi cho đến hơi thở cuối cùng trên hai lá phổi mục ruỗng của Pat. Nàng mắc bệnh lao phổi vì những năm tháng ấu thơ trong thời kì chiến tranh thiếu thốn thực phẩm. Không chỉ riêng Pat, có rất nhiều thanh niên và thiếu nữ cùng lứa với nàng cũng mác bệnh lao phổi do suy dinh dưỡng ở thời niên thiếu. Tất cả họ đều trẻ trung, xinh đẹp và hầm hập nóng sốt để chờ ngày xuống mồ. Có thế nói, chỉ góc nhìn này của Remarque thôi cũng đã là một sự lên án chiến tranh hết sức mạnh mẽ. Từng ngày trôi qua, Robby chứng kiến cuộc sống của người yêu như những hơi thở tàn thoát ra chờ đến ngày cạn kiệt. Tình yêu đã bị đe dọa khủng khiếp!
Quá khứ cứ về day dứt và rượu mạnh đã được sử dụng để chôn vùi quá khứ, chạy trốn thực tại: gìn, rum, cô nhắc... được uống tràn. Cựu binh Valentine Hauder trước ở cùng đại đội với Robby đã bị kí ức ghê sợ của chiến tranh đeo đuôi suôi đời còn lại. Nó được nhớ như in từng ngày từng giờ và anh chủ trương uống mừng đã không chết. Anh đã dốc cả gia tài được thừa kế vào rượu để quên. Chính vì vậy, cuộc sống của Valentine rũ gục, đờ đẫn mỗi ngày trong quán rượu. Bởi lúc nào anh ta cũng phải uống vì một cái gì mới xong, đặc biệt là uống để tạ ơn số phận đã cho mình sống sót.
Chiến tranh vẫn luôn lẩn quất trong đời sống dân sự khi người lính đã rời khỏi
69
chiến trường. Sau chiến tranh, Koêster trở về chỉ muốn ở một mình. Anh đã đến ở khu nghỉ mát biển trong gần một năm trời, lúc nào cũng lặng lẽ, nhiều khi không nói suốt mấy ngày liền. Cuộc sống này như muốn tách rời, không còn liên hệ gì với xã hội loài người nữa để tìm lại sự bình tâm sau quá khứ kinh hoàng. Làm sao anh ta có thể sống yên ổn khi tâm trí vẫn nghĩ: "không còn nhớ mình đã giết bao nhiều mạng người". Tận thâm tâm, Koêster luôn cứ liên tưởng một lần đã bắn một tên lính đối phương trẻ tuổi gần với tội ác ghê tởm:
Mình cầm liên thanh đứng sau nó vài thước, thấy rõ mồn một bộ mặt non choẹt kinh hoàng, ánh mát hãi hùng của nó, đây là lần đầu nó xung trận, sau này tụi mình mới biết, nó vừa tròn mười tám và mình đã nã đạn vào bộ mặt măng tơ, xinh xắn, tuyệt vọng, khiếp đảm ấy, khiến sọ nó vỡ toang như một quả trứng gà. Mình không biết thằng nhãi, nó cũng chẳng làm gì mình. [49, tr.205].
Anh ta đã bắt lương tâm ngậm miệng bằng luận điệu: "chiến tranh là chiến tranh" nhưng dường như luận điệu ấy không ổn nên người cựu binh đã có một cuộc sống kinh hoàng của lương tâm cắn rứt. Vết thương tâm hồn vẫn còn rỉ máu. Những kẻ đã cầm súng giết người một cách phi lí trong quá khứ chiến tranh giờ đây khó sống nổi một cuộc đời theo đúng nghĩa cuộc sống của con người.
Cựu chiến binh vừa là nạn nhân lại vừa là tội phạm chiến tranh. Ám ảnh về cái chết, tội ác và mọi thứ tốt đẹp đã vỡ tan ngoài chiến hào do bom đạn kẻ thù hoặc súng đạn của họ đã bắn nát mọi thứ về lẽ sống. Họ không còn điểm tựa nào cho thực tại trong khi quá khứ vô cùng đen tối. Vì thế, cuộc đời trở thành tấn bi kịch không sao tránh khỏi. Họ chỉ còn biết tồn tại với khẩu lệnh sống “quên đi, chớ có suy nghĩ” vì nếu càng suy nghĩ người ta càng cảm nhận sự bất lực trước thực tại hoang tàn. Những cựu binh này cũng la cà quán sá như thể đó là nơi trú chân trong nỗi lạc lõng, chán chường. Đó là những tiệm rượu, tiệm cà phê... để khi trở về chỉ có gian nhà thuê trống trải, muộn phiền. Không còn biết phải đi con đường nào khác, họ là một thế hệ đáng thương xót.
Hầu như trong tiểu thuyết Hemingway và Remarque, những cựu chiến binh đều sống vất vưởng không gia đình, nhà cửa hoặc nếu có cũng không ra gì. Họ chỉ có tình chiến hữu hay tình bạn. Khái niệm gia đình trong thế giới ấy dường như bất ổn và
70
không còn có chổ đứng nữa. Cả Mặt Trời Vẫn Mọc lẫn Ba Người Bạn cùng thể hiện rõ điều này. Những người lính trở về từ chiến tranh không thể làm lại mọi thứ được nữa, tất cả đều đổ vỡ, bao nhiều dự định đành gác lại.
Trong Mặt Trời Vẫn Mọc, Jack và bạn bè của anh là văn nghệ sĩ nhưng ít làm việc mà chỉ chơi bời lêu lõng. Những chiến hữu ở tiểu thuyết Ba Người Bạn sống vất vưởng với đủ thứ công việc: sửa xe, buôn bán ô tô cũ, lái tắc xi... nhưng cuối cùng cũng không ra nghề nghiệp gì cho đến nổi phá sản, mỗi người một ngả. Trong thế giới ấy, người ta sống lông bông không gia đình, Jack yêu và muốn kết hôn cùng Bret nhưng không thể (Mặt Trời Vẫn Mọc), Robby yêu Pat nhưng Pat đã chết (Ba Người Bạn). Đối với tất cả họ, những khát vọng đều tan vỡ, không biết sống vì cái gì, không quên quá khứ mặc dù đã cố quên. Nơi trú ngụ của con người trong thời buổi và hoàn cảnh sau chiến tranh không phải là gia đình theo truyền thống mà đó là những quán rượu, tiệm ăn, nhà hàng, khách sạn, nhà trọ, những chuyên đi xa, những con đường xa ngái và những chuyến xe qua... Chính vì thế họ gần gũi với hình ảnh người lữ khách đi trong cuộc đời này, không bao giờ yên ổn.
Sự chịu đựng với tất cả nghị lực cuối cùng bao giờ cũng trở thành điệp khúc trong tác phẩm của Hemingway và Remarque. Khi con người bơ vơ, lạc lõng giữa đời và không còn nơi để bám víu niềm hi vọng... tất cả họ đều ra đi trên con đường vô vọng, chán chường - những con đường không có đích đến. Đặc biệt, các nhân vật ra đi trong kết thúc vô cùng dang dở. Đó là hình ảnh Jack và Bret dạo trên đường phố Madrit với một tình yêu không thành, không biết sẽ đi về đâu trên con đường vô tận ở phía trước cùng với bi kịch tình yêu và đời sống. Hay như Robby với người yêu đã chết, chỉ còn lại một mình và sẽ ra đi khỏi cao nguyên, nơi đã chấm dứt mối tình. Ba chiến hữu chia lìa khi xưởng sữa ô tô phá sản sau những sự kiện hết sức đau lòng đã xảy đến với họ trong đời sống hậu chiến.
Trong các tiểu thuyết của Hemingway và Remarque, người đọc thấy thường xuất hiện nhân vật nữ với tình yêu nhưng nó mong manh rồi sau đó những người tình ra đi đề lại sự đổ vỡ lớn. Đó là Bret (Mặt Trời Vẫn Mọc) cho đến Pat (Ba Người Bạn).
Hoặc là họ chết, hoặc là họ không thế châp nhận tình yêu trong thực tại với những thực tế phũ phàng của nó. Cái chết của tình yêu càng khắc sâu một điều, chiến tranh