CHƯƠNG 2: CÁCH NHÌN ĐẠI CHIẾN THỨ NHẤT TRONG
2.2. Th ế chiến I trong tiểu thuyết Remarque
Ở tiểu thuyết Phía Tây Không cỏ Gì Lạ, Paul và bạn bè đã gia nhập quân đội vì tổ quốc Đức. Niềm tin ấy được nhồi nhét và nuôi dưỡng bởi một thế hệ người lớn tuổi: cha, thầy giáo, những người xung quanh, nhà cầm quyền... Mười tám tuổi, họ bị thầy giáo Kantorek thuyết giảng và khuyến dụ tình nguyện đi lính vì danh dự, lòng can đảm, tình yêu tổ quốc.. .cho đến khi cả lớp phải theo lão ta đến sở mộ binh xin nhập ngũ. Tất cả tình nguyện vì cái gì không ai thắc mắc. Thời bấy giờ có hàng ngàn Kantorek và họ cũng không có lỗi. Họ tin là mình đã làm những điều tốt đẹp. Có một Joseph Belm do dự không muốn đi nhưng cũng bị thuyết phục để trở thành người đầu tiên ngã xuống trong bọn họ. Những người lính ấy không còn con đường nào khác.
Tinh thần sai lệch thời bấy giờ không cho phép người ta lẫn trốn. Ngay cả bố mẹ anh cũng cho anh hèn nhất nếu không ra trận, tất nhiên điều đó không phải tất cả mà đa số là như thế. Người ta không tưởng tượng được những gì có thế xảy ra tiếp đó. Đáng lẽ những người thanh niên ấy được sống một cuộc sống tốt đẹp và đúng đắn hơn nhưng họ đã bị kích động và lôi kéo đến địa ngục của chiến tranh. Trận pháo kích đầu tiên đã vạch ra chổ lầm lẫn của họ và làm đổ sụp quan niệm về mọi sự trên đời mà người ta
33
đã nhồi nhét cho. Người lính chỉ cảm thấy một nỗi cô đơn khủng khiếp giữa chiến hào khi họ không có điểm tựa nào trong lúc tiến hành cuộc chiến này. Họ đã bị lừa dối và phản bội bởi chính những con người trên tổ quôc Đức. Ra trận, họ nếm trải thế nào là đắng cay, nỗi sợ hãi và vinh quang vô ích... bên cạnh lòng căm thù sự độc ác của chiến tranh. Cuộc chiến ấy không phục vụ một lợi ích chân chính nào cho dân tộc và nhân loại mà nó chỉ là công cụ đề thỏa mãn quyền lợi của một thiểu số giai cấp thống trị, cầm quyền và bọn người thừa cơ làm tiền từ chiến tranh. Nó đã hủy diệt đời sống con người một cách đau thương nhất.
Ngoài thế hệ những người lính trẻ tuổi, quân đội còn có sự hiện diện của những người nông dân ra trận ở một lứa tuổi lớn hơn. Họ là những kẻ bị tách rời khỏi gia đình, công việc, tình yêu xứ sở mà không sao cưỡng lại được. Tiểu biểu là Detering chỉ nghĩ đến nông trại và vợ con, trong một ngày hoa đào rực rỡ đã nhớ quê hương tha thiết nên từ bỏ chiến trường. Anh đã bị giết chết vì nỗi nhớ, tình thương không đúng chỗ đó bởi tay súng của những người cùng chiến tuyến. Nhưng thử hỏi người ta có nên tiếp tục chiến đấu cho một cuộc chiến tranh vô nghĩa nữa không khi mình đã nhận thức rõ điều đó, khi phải hi sinh tất cả những điều tốt đẹp, có ý nghĩa đối với đời sống cho một điêu vô nghĩa.
Nếu như những người lính lớn tuổi hơn có vợ con, công việc, niềm vui... để tạo nên một hậu phương mà chiến tranh không thế xóa nhòa thì những người lính trẻ ở lứa tuổi đôi mươi như Kropp, Muller, Leer và Paul... mọi thứ rất mơ hồ. Họ chỉ có những người bạn cùng chí hướng, một số có bạn gái, một chút hăng hái, vài sở thích và môi trường quân ngũ... Cuộc sống của họ không vượt qua những điều đó và không còn lại gì. Họ trở nên những mảnh đất hoang tàn. Theo cách nhìn của Remarque, từ trường học những chàng trai trẻ bị kích động và đi đến doanh trại. Ở đây, họ học được rằng không việc gì phải bận tâm trừ những điều vớ vẩn: cái bàn chải đánh giày, cách chào...
Đây là giọng điệu mỉa mai của nhà văn khi nhìn hiện thực quân đội. Chính vì vậy, những thanh niên trẻ trung, tràn đầy nhiệt huyết đều bị đánh gục. Lính tráng bất mãn với chỉ huy, quân đội và hoàng đế. Quan hệ giữa lính với người huấn luyện không tốt dẫn đến họ bị hành hạ khắc nghiệt do những ân oán cá nhân. Người ta nghiêm khắc đến nổi lính ngã bệnh. Nhưng sự khác nghiệt và thiếu tính người ấy lại rất tốt cho lính.
34
Bởi vì nếu không như vậy, họ sẽ bị phát điên khi phải đi ra một chiến trường tàn bạo và phi nhân tính như chiến trường Đại chiến I.
Tên quyển sách đã dịch đầy mỉa mai, chua chát. Phía Tây Không Có Gì Lạ - chỉ có máu chảy và xương phơi, hàng núi người chết chồng chất lên nhau nêu không phải cho vào những hầm chôn tập thể và thương binh đầy ắp trong các quân y viện khi họ còn chút cơ may sống sót. Bạo lực đầy rẫy, những cảnh tượng chết người hàng loạt và rùng rợn... Chuyện ấy trở nên "không có gì lạ" giữa một thời đại bạo tàn.
Mở đầu quyển tiểu thuyết, đại đội của Paul ra tiền tuyến thay phiên đơn vị bạn.
Đúng vào ngày cuối cùng trở về hậu tuyến, họ đã bị pháo binh Anh làm thiệt hại nặng nề. Sự khốc liệt và đau thương của chiến trường được thể hiện ở chi tiết vô cùng tàn nhẫn. Phía sau mặt trận năm dặm, binh lính được nghỉ ngơi và ăn uống no đủ. Khẩu phần tăng gấp đôi, kể cả thuốc lá vì đại đội hai có một trăm hai mươi người chỉ còn lại tám mươi! Hình ảnh bạo lực chiến tranh đầy rẫy ở Phía Tây Không Có Gì Lạ của Remarque :
Nhiều người có kiểu xung phong chỉ bằng lựu đạn và xẻng. Cái Xẻng mài sắc là một thứ vũ khí thuận tiện và lợi hại hơn nhiều. Không những nó có thế cắm phập vào yết hầu quân địch, mà nhất là còn có thể quật những nhát hết sức mạnh. Đặc biệt, nếu quai một nhát chéo góc khoảng giữa cổ và vai, nó có thế xả đến tận ngực như chơi.
Nhiều khi lưỡi lê mắc ngập vào vết thương, phải đạp mạnh vào bụng tên địch rồi mới rút ra được, trong lúc ấy rất có thể chính mình cũng bị một nhát. [50, tr.l 17].
Thực ra, những người yếu bóng vía không nên đọc những đoạn như vậy, đặc biệt là thanh thiếu niên vì hình ảnh ấy quá bạo lực và sức kích động của nó không thể lường trước. Song, đây cũng là một thực tế chiến trường man rợ mà nhà văn đã diễn tả theo cách của mình. Dưới góc nhìn của Remarque, chiến tranh và cái chết ghê rợn gắn liền nhau, những cái chết mà có lẽ người ta ít có can đảm mô tả nhất, có sức ám ảnh ghê gớm nhất. Với Remarque, chiến tranh là một nguyên nhân của cái chết hàng loạt phức tạp và ác liệt. Trong bối cảnh ấy, hàng nghìn lính Đức non nớt, không biết đánh đấm chỉ biết đi tới và để cho bị bắn gục. Chiến hào, nhà thương và nấm mồ công cộng là nơi tất yếu đang đợi người lính ngoài ra không có gì khác. Đó là chiến tranh đối với cách nhìn của Remarque trong khi quân đội Đức đã thất thế một cách bi thảm.
35
Sự chết chóc đầy rẫy khiến người trong cuộc cũng trở nên vô tâm và chai sạn trước cái chết của con người. Bác sĩ quân y dửng dưng trước cái chết của thương binh.
Họ sẵn sàng cắt rời chân khi thấy chúng bị thương và thậm chí người ta đưa những thương binh nặng vào ngay nhà xác. Việc thiếu chăm sóc đã dẫn đến cái chết của rất nhiều binh lính. Không riêng gì bác sĩ mà bản thân người lính cũng buộc phải trở nên chai sạn trước cái chết của đồng đội. Kemmerich chết, Muller háo hức thừa kế đôi giày và hớn hở khao Paul món xúc xích tuyệt hảo. Trước sự ra đi đau đớn và nặng nề của bạn, Paul vẫn phải cố lạnh lùng và thích nghi để sống: hít một hơi thật sâu, cảm thấy gió thoảng trên mặt ấm áp và dễ chịu, ý nghĩ về những cô gái, những bông hoa, những đám mây trắng và thèm ăn uống... Tất cả điều đó là sự thích nghi đau đớn của người lính giữa chiến trường.
Phía Tây Không Có Gì Lạ hoàn toàn vắng bóng chủ nghĩa anh hùng và những người hùng trong chiến đấu mà chỉ đề cập đến những may rủi trên chiến trường. Sự sống là may mắn thoát chết chứ không phải do phẩm chất mưu trí hay anh hùng. Sự thực, không một người lính nào có một nghìn cái may mắn để còn sống sót nhưng mỗi người lính đều tin mình sẽ gặp may. Sự may rủi ấy đã giúp Paul thoát trong khi hai cái hầm bị sập ngay sau anh vừa đi ra. Bên cạnh đó, hình ảnh người lính hiện ra với những chi tiết ếét sức đời thường, với những nhu cầu chính đáng và đơn giản nhất mà không hề được thỏa mãn: ăn, ngủ, học hành, việc làm và vợ con... Tất cả bị đẩy vào cuộc chiến. Họ chủ yếu xuất thân từ tầng lớp dân nghèo. Không hề có hình ảnh những người hùng hay các chiến binh dũng cảm trong quyển sách của Remarque. Khi ra đi, họ chỉ là những người lính tầm thường nhăn nhó hoặc hớn hở nhưng khi đến địa đầu mặt trận họ bỗng trở nên một thứ người ngợm, tính người còn lại rất ít mà chủ yếu là bản năng sinh vật lấn át do nỗi sợ hãi cái chết gây nên. Bản năng sinh vật đã thức dậy, dẫn dắt và che chở họ khỏi tầm chết chóc khi nghe tiếng gầm của trọng pháo. Họ lao mình xuống đất, nằm rạp xuống hố tránh những mảnh đại bác tóe ra. Điều này hoàn toàn bản năng mà không hề có sự chi phối của ý thức. Ở Phía Tây Không Có Gì Lạ, tinh thần binh lính xuống thấp. Trận tuyến như một cái lồng mà người ta chỉ còn biết năm chờ một điều gì đó xảy ra. Đối phương của nước Đức vô cùng hùng mạnh với đầy đủ máy bay, xe tăng, súng bắn lửa mới... Tình trạng hoảng loạn tâm thần xảy ra với tân binh. Nhiều người có ý định ra khỏi hầm đề tự sát hoặc đầu hàng và họ đã bị
36
đạn bắn nát. Bên cạnh cảnh chiến đấu rùng rợn không còn ở trạng thái con người nữa, binh lính rơi vào tình trạng đói khát khủng khiếp. Họ thiếu lương thực và nước vì bom pháo quá dày và một phần bị hậu cần xén bớt. Lính tráng phải chiến đấu với chuột để giữ bánh mì, phải ăn những mẫu bánh vừa cắt bỏ phần vây máu của đối phương.
Hầu hết cánh lính trẻ không còn gì đề mong ước sau khi trải qua chiến tranh.
Binh lính đi ra chiến trường và nơi ấy đã ngốn ngấu đời sống của những chàng trai trẻ, họ không biết nhìn đi đâu và nhìn về cái gì trong tương lai. Họ đã rất què quặt và nhạt nhẽo trong tâm hôn. Binh lính trẻ bông dưng thấy mình trở thành hạng người vô tích sự. Nghề nghiệp ư? Trước khi đi lính, họ không có nghê ngông gì vậy thì kết thúc chiến tranh làm sao họ có một nghề trong tay khi tất cả đã trở nên chán chường bởi những tháng năm ngoài mặt trận. Thậm chí người ta chẳng tin nổi mình sẽ thoát chết và sự thật là như vậy. Đó là số phận chung của thế hệ những người lính dưới chiến hào Đại chiến I. Họ chỉ tin vào một điều duy nhất có chiến tranh tồn tại trên đời và mình đang bị vùi sâu vào trong địa ngục đó, cảm nhận mình không còn là thanh niên nữa vì đã mất hết sức sống. Họ đang trong cái tuổi mười tám, bắt đầu yêu đời, yêu cuộc sống mà đã phải nổ súng bắn vào cuộc sống. Quả đại bác đầu tiên rơi xuống nổ trúng những trái tim non nớt ấy. Vậy là họ không còn gì nữa. Vô vọng, những con người này bị hủy hoại cả một thời tuổi trẻ tràn đầy sinh lực và khát khao sống. Mặc dù trong lời đề từ của quyển sách, tác giả đã nói rằng đây không phải một bản cáo trạng nhưng thực ra, nó còn hơn cả một bản cáo trạng nữa.
Trên chiến trường, nhân tính bị chà đạp tột cùng đối với người lính. Họ vừa là nạn nhân của chiến tranh vừa là kẻ sát nhân. Trong khi rút lui, lính Đức đề rơi lại phía sau những quả lựu đạn đã đập kíp, súng máy vẫn nhả đạn để tiêu diệt đối phương. Họ trở thành những con thú điên, không phải gài bom chống lại con người mà chống lại thần chết. Họ cảm nhận cái chết đến gần và giận điên lên. Hành động bắn giết chỉ để thoát thân, để trả thù cho bản thân và đồng đội ngã xuống. Bởi vì trên chiến trường, nếu anh không tiểu diệt đối phương thì họ sẽ giết chết anh, chân lí chỉ có vậy. Cho nên:
Co dúm lại như những con mèo, chúng tôi chạy, chìm ngập trong cái làn sóng đang lôi cuốn chúng tôi, làm chúng tôi thành những tên tướng cướp lục lâm, những
37
tên sát nhân và thậm chí những con quỉ dữ nữa - cái làn sóng làm tăng sức lực chúng tôi lên gấp mấy lần giữa cơn hoảng hốt điên cuồng và thèm khát, cái làn sóng tìm cách cứu thoát chúng tôi và kể ra cũng đã cứu được. Nếu bố anh mà có mặt trong hàng ngũ bọn đối phương, chắc anh sẽ chẳng ngần ngại gì mà không ném một quả lựu đạn vào giữa ngực ông ta. [50, tr. 128-129].
Chi tiết trên thể hiện rõ tính chất phi nhân của chiến tranh. Con người bị đưa vào một lò sát sinh khổng lồ và bị tước đoạt nhân tính, buộc phải cầm súng bắn giết. Họ hoặc trở thành những tên đồ tề hoặc phải năm dưới tay những tên đồ tể và chịu chết.
Bi kịch của người lính trong cuộc chiến tranh đế quốc là bị biến thành những kẻ giết người một cách không mong muốn và không mục đích, hi sinh vô nghĩa. Trong những trận phản kích, cảnh tượng chiến trường càng trở nên man rợ.
Với cách nhìn của Remarque, bên cạnh cái chết cùng với cùng với tiếng kêu thét của con người là hình ảnh của tự nhiên, loài vật trong chiến tranh: ngựa, ngỗng dại, sơn ca... Tiếng kêu la đau đớn của lũ ngựa bị thương khiến lính tráng không chịu đựng nỗi vì họ vẫn có trái tim rất đỗi con người. Bi kịch của họ là bị buộc phải cầm súng.
Tiếng kêu thét ấy như sự phản ứng của tự nhiên trước hành động tàn bạo của loài người trong cuộc chiến. Nó được xem như hình ảnh ân dụ đề nhân mạnh tai họa chiến tranh. Thiên nhiên, loài vật cũng chung sống cùng chiến tranh và nhuốm màu tử khí.
Thỉnh thoảng người lính cũng có những giây phút yên bình giữa các trận đánh.
Phần con người lại quay trở về trong khoảnh khắc và chỉ khiến họ bị dày vò khốn khổ hơn trước thực tại. Vì vậy, người ta thường hay cố dẹp bỏ nó đi, sống lạnh lùng hơn.
Đối diện với quá khứ ấy là cả một thực tại hoang tàn, người lính không còn biết làm gì hơn là phải thích nghi với hoàn cảnh. Ngoài mặt trận, họ trở thành những con vật nên khi trở về hậu tuyến họ càng phải sống. Chính vì thế, họ đề những ngày ở hỏa tuyến như những hòn đá chìm sâu xuống. Sự kinh khủng sẽ giết người lính nếu anh ta không cúi đầu trước nó.
Sau tất cả cuộc sống chiến trường, người lính trở về quê hương trong kì nghỉ phép lại phải chịu đựng một nỗi đau khổ khác. Paul thấy lạc lõng khi về lại cuộc sống đời thường. Kẻ giết người nhìn lại những gì thân yêu nhất trong quá khứ và đau xót.
vẫn là mẹ, chị, khung hình bướm và đàn dương cầm... nhưng Paul không còn là Paul
38
trong sáng trước kia nữa. Người lính trở về không thế nói tất cả sự thật ngoài mặt trận với gia đình, hậu phương vì không thể sẽ chia. Người ở hậu phương không hiểu gì về chuyện ngoài mặt trận. Họ nghĩ rằng đó là nơi rất tốt vì có thể kiếm được nhiều thức ăn hơn, lính tráng vẫn lành lặn để về phép... Khi ra đi, Paul và đồng đội chưa hiểu gì về chiến tranh. Họ bị lôi kéo đi mà không hay biết và giờ đây quê hương đã trở thành xa lạ, lạc lõng. Những người lính chỉ còn biết có chiến trường. Bi kịch của người lính về phép được Remarque nhấn mạnh. Họ trở về quê hương lạc lõng, đơn độc, muốn quên đi chiến tranh nhưng không thể. Họ không đồng cảm được với người ở hậu phương. Paul vừa ganh tị lại vừa khinh bỉ họ. Thậm chí, anh còn cảm thấy lạc lõng, xa lạ ngay chính trong căn phòng của mình thời thơ ấu, không thể đọc lại những quyển sách từng yêu thích. Chiến tranh đã làm thay đổi tất cả, đã chiếm lĩnh cuộc sống con người.
Nỗi đau tình mẹ được Remarque khai thác để lên án chiến tranh một cách sâu sắc. Đó là sự thống khổ muôn đời mà các bà mẹ có con ra đi trong những cuộc chiến phải gánh chịu. Mẹ của Paul buồn rầu, lo sợ ngày con hết phép trở lại chiến trường.
Giữa mẹ và người lính ấy có nhiều điều để nói nhưng lại không bao giờ nói, nỗi đau càng khắc sâu hơn. Mẹ của Kemmerich tiễn con ra trận mà không ngừng khóc. Bà gửi gắm con cho đồng đội của nó nhưng cũng không cứu vãn được gì. Lòng mẹ chỉ biết thương khóc khi hay tin con tử trận và mong muốn được biết con đã chết đau đớn như thế nào cũng không được thỏa mãn. Chi tiết này càng làm tăng nổi đau uất nghẹn và sự tuyệt vọng của con người trước chiến tranh.
Giống như Giã Từ Vũ Khí, tình đồng đội là niềm an ủi duy nhất đối với tâm hồn người lính. Ở Phía Tây Không Có Gì Lạ, các chiến hữu có nhau trong từng giây phút giữa sống và chết. Một "tình đồng đội ngỗng quay" vô cùng cảm động đã diễn ra giữa đêm bập bùng khói lửa mà ai từng đọc Phía Tây Không Có Gì Lạ sẽ không thế nào quên ân tượng sâu sắc về nó. Dưới hỏa lực của trọng pháo ầm ĩ, tiếng nổ ù tai của bom, máy bay, súng máy, trong ánh lửa nhảy múa của bếp lò:
...hai người lính quân phục sờn rách, ngồi đối diện nhau quay ngỗng giữa đêm khuya. Chúng tôi không nói nhiều nhưng chúng tôi để ý săn sóc nhau từng li từng tí, thiết tưởng còn hơn cả những cặp tình nhân. Chúng tôi là hai con người, hai tàn lửa