Cu ộc gặp gỡ qua một cách nhìn

Một phần của tài liệu ernest hemingway và erich maria remarque những tương đồng và khác biệt trong cách nhìn đại chiến thứ i qua tiểu thuyết (Trang 46 - 52)

CHƯƠNG 2: CÁCH NHÌN ĐẠI CHIẾN THỨ NHẤT TRONG

2.3. Cu ộc gặp gỡ qua một cách nhìn

Cái chết hàng loạt và những thân thể bị tách rời không còn hình dạng đầy đủ nữa là hiện thực kinh hoàng trong cả Phía Tây Không Có Gì Lạ lẫn Giã Từ Vũ Khí. Không còn nhiều sự lãng mạn trong cuộc chiến này như người ta đã từng nghĩ về chiến tranh trước đây. Không còn đủ lãng mạn để ca ngợi sự hào hùng của quân đội, những chiến binh quả cảm trên chiến trường. Trận lui quân thảm hại ở Capttoreto trong tác phẩm của Hemingway, số phận bi đát của lính tráng trong tiểu thuyết của Remarque đã nói lên tất cả điều đó. Sự hủy hoại tinh thần nghiêm trọng cũng được tìm thấy trong các quyển tiểu thuyết này. Càng lún sâu vào chiến tranh, những người tham dự càng thấy thất vọng tột cùng và cũng không mong muốn gì nữa. Họ sống chỉ là cho thực tại, một thực tại quay cuồng điên đảo và buông xuôi cuộc đời cho đến những bến bờ nào cũng không quan trọng nữa. Có thể nói, ngoài sự hủy hoại thể xác con người một cách tàn bạo chiến tranh còn để lại những chấn thương nghiêm trọng trong tâm hồn là một

42

phần âm điệu chủ đạo của các tiểu thuyết về Đại chiến thứ nhất được viết bởi Hemingway và Remarque. Ở đây người ta chỉ còn là những cái xác không hồn đi kèm với đời sống bản năng đề tồn tại. Những điều tốt đẹp đã đổ vỡ hoặc không còn phù hợp nữa. Mọi cố gắng đều trở nên vô ích, người ta buông thả đời mình hơn cho những bản năng sinh vật xa tính người. Người lính cảm nhận một sự trống rỗng sâu sắc trong vết thương tâm hồn không gì khỏa lấp nổi.

Hình ảnh người anh hùng nơi chiến trận không còn tồn tại trong những quyển sách của Hemingway và Remarque nữa mà thay vào đó là những con người bình thường, bé nhỏ nếu không nói là tầm thường. Họ ra trận vì nhầm lẫn, bị lừa dối hoặc bị bắt buộc. Tràn ngập tâm trạng họ là một nỗi khiếp sợ về cái chết có thế áp xuống số phận vào bất cứ lúc nào. Họ chiến đấu trong một hoàn cảnh hoàn toàn mất phương hướng. Không biết chiến đấu cho ai, vì cái gì và đây là một cuộc chiến không có kẻ thù rõ ràng. Chiến tranh đã hủy hoại cả thể xác lẫn tinh thần, đặc biệt là nhân tính. Ở đó, người lính vừa là tội nhân vừa là nạn nhân. Họ ra trận, buộc phải giết người và bị giết chết. Trong cuộc chiến đó, người ta trốn tránh chính mình song làm sao có thể.

Họ bất lực trước thực tại chiến tranh mà mình tham dự. Con người không còn nghĩ đến tương lai và không còn cần thiết đến một tương lai nào nữa. Họ chán ghét chiến tranh, mơ tưởng đến hòa bình nhưng lại không dám tin tưởng về một nền hòa bình.

Thân phận người lính được bao trùm bởi một hiện thực thế thảm. Tình trạng đói ăn, thiếu thốn một cách kinh khủng về vật chất do bọn hậu cần, bọn cấp trên ăn chặn thường xuyên xảy ra như một điều ám ảnh.

Bi kịch cá nhân hòa chung bi kịch thời đại. Những người lính nhận thức rõ rằng những nhược điểm của lực lượng quân đội mà mình tham dự nhưng họ không có con đường lựa chọn nào khác. Sự yên lặng của chiến trường, cái chết, kí ức và thế giới xung quanh không còn có thế diễn tả bằng lời được nữa là âm vang bi thảm của những quyển tiểu thuyết này. Ở đó là những vết thương và những đêm không ngủ như một niềm kinh khiếp về thực tại, một quang cảnh chiến trường cực kì đẫm máu. Cả hai nhà văn, Hemingway và Remarque đều đề cập đến việc đào ngũ như một hiện tượng phản ánh tinh thần binh sĩ thời bấy giờ. Song, những hậu quả thường giáng xuống đầu họ như là một sự trừng phạt ghê gớm đi liền với cái chết. Nếu người lính có tạm thời

43

thoát ra khỏi chiến trường ấy thì họ lại rơi vào những kì nghỉ phép đau khổ, cô đơn và lạc lõng như trường hợp của Paul và Henry.

Trong các tiểu thuyết về Thế chiến thứ nhất của Hemingway và Remarque, người lính bị thất bại ngay từ khi rời xa quê hương để cầm súng dù họ tình nguyện hay do bắt buộc. Đó là sự thất bại vì bị cưỡng bức hay do những ngộ nhận ngay trong bản thân người lính vì bị thống tin sai lạc. Binh lính đã bị tấn công ngay từ đầu khi họ rời bỏ đời sống bình thường đề đối diện với chiến tranh. Họ đã bị tấn công mà không thể nào chống trả và đã bị thất bại hoàn toàn ngay từ khi nhập ngũ. Cùng một bi kịch với Henry, anh lính sa ruột nơi Giã Từ Vũ Khí... còn có biết bao số phận những người lính khác để nói lên bi kịch của cùng một thế hệ thanh niên tham chiến trong tiểu thuyết Phía Tây Không Có Gì Lạ.

Theo cách nhìn của hai nhà văn, mầm mống dẫn đến tai họa chiến tranh không có gì khác ngoài sự kích động của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, thói dối trá, vị kỉ, lòng tham và sự nhân tâm. Người ta gây chiến để phục vụ quyền lợi của một thiểu số người trong khi đại đa số người thống khổ và binh lính cũng dần dần ý thức được vấn đề.

Khi nhận thức ra tất cả những điều này, những người trong cuộc từ chán ghét, nguyền rủa chiến tranh dẫn đến bất hợp tác. Họ xem thường và nhạo báng những kẻ có thế lực, có vai trò thúc đẩy chiến tranh như vua chúa, tướng lĩnh, sĩ quan, những kẻ tham quyền đoạt lợi...

Hai nhà văn đã có cùng tiếng nói khi nhìn về cuộc chiến đó, tiếng nói lên án chiến tranh bởi vì phần đông nhân loại ai cũng muốn sống trong hòa bình. Chỉ vì một mệnh lệnh, một bản kí kết tại một bàn đàm phán nào đó giữa các chính thể quốc gia mà kí kết ấy không liên quan đến những công dân bình thường song họ phải trở thành lính tráng, đi ra trận và băn giết lẫn nhau một cách vô nghĩa. Điều đáng nói, cả Henry lẫn Paul đều là những người lính đã tình nguyện tham chiến bởi những hiểu biết mơ hồ về chiến tranh, bởi những tác động từ nguồn thống tin sai lệch và ảo tưởng lầm lạc về cuộc chiến ấy. Cho đến khi chạm trán với hiện thực chiến trường, họ mới biết thực chất phi lí của chiến tranh. Lúc này dù có muốn quay lại khởi điểm ban đầu những người lính cũng không thể nào rút chân ra được. Họ đã sa lầy vĩnh viễn với những thương tích, cái chết của tâm hồn và thể xác đang réo gọi bên trong mỗi người lính ấy

44 cùng với sự sụp đổ và thất bại hoàn toàn.

Có điều đáng quí là người đọc luôn tìm thấy tình đồng đội như một điểm sáng tốt đẹp duy nhất mà chiến tranh đã đem lại trong tiểu thuyết của Hemingway, Remarque.

Nó dường như đã hợp thành một âm hưởng thâm trầm, thống thiết của tình người duy nhất còn sót lại giữa sự hủy hoại ghê gớm của cảnh tượng chiến trường. Đó là tình cảm của những con người có cùng số phận, cùng nổi thống khổ và đau đớn như nhau.

Bởi vậy, có một mối đồng cảm và tình yêu thương sâu sắc giữa những người lính mà không cảnh ngộ nào khác có thể tạo nên. Ấy là khi người ta phải đối diện với cái chết từng giờ khắc bên cạnh đồng đội của mình, cùng chia sẻ buồn vui và những nỗi đắng cay. Như Remarque đã viết, sự gần gũi và thân thiết giữa các chiến hữu còn hơn cả sự gắn bó của những người tình. Họ chia sẻ với nhau mọi thứ từ miếng ăn, giấc ngủ, buồn vui, cả sự sống và cái chết trên những chặng đường hành quân, công kích và rút lui... Thậm chí họ yêu thương nhau như một phần thân thể chính mình. Đặc điểm này trong tiểu thuyết Hemingway, Remarque đã tạo nên những trang viết xúc động lòng người về tình đồng đội giữa một thời khói lửa. Trong tiểu thuyết của hai nhà văn, đó dường như là một thứ tình cảm tự nhiên được phát sinh trong một hoàn cảnh đặc biệt.

Vì trong thực tế chiến tranh, họ sống và chết bên nhau, nương tựa vào nhau. Nếu một trong những đồng đội ngã xuống họ cảm thấy dường như sức mạnh của mình giảm đi, bổng nhiên cảm thấy bản thân trở nên nhỏ bé hơn một phần. Họ hàng thân thích thì không phải song những người lính ấy thương yêu nhau như tình anh em ruột thịt.

Không có gì gắn bó với người lính bằng đồng đội cũng đang cầm súng bên cạnh họ trên cuộc chiến này.

Giữa Hemingway và Remarque có một sự cộng hưởng trong âm điệu tình người, tinh thần đồng đội giữa những người lính bất đắc dĩ trên chiến hào Đại chiến I. Đó là sự đồng cam cộng khổ những niềm vui nỗi buồn, sự đối diện với nổi sợ và cái chết cùng có nhau trong tình đồng đội. Họ san sẻ cùng nhau tất cả những gì có thể từ trò vui têu táu thoáng qua, những ngày mặt trận tạm ngưng tiếng súng cho đến cảnh tượng chiến trường dữ dội với cái chết cận kề. Họ chăm sóc bạn bè, tìm thấy ở nhau nguồn sức mạnh để sống tiếp những ngày thống khổ còn lại. Có thể nói không có cảnh ngộ nào có khả năng gắn kết những con người một cách chặt chẽ và tràn đầy tình yêu

45

thương vô tư đến như vậy. Nếu không có tình cảm cao quí và gắn bó ấy họ cơ hồ không còn có đủ sức lực để chống chọi với thần chết và đủ sức lực đề tồn tại nữa.

Tình cảm ấy là sự đau xót khi nhìn đồng đội ngã xuống, là dìu đỡ và băng bó cho nhau khi bị thương giữa chiến trường, là sớt chia thực phẩm, chăm sóc và lo lắng cho người bạn bên cạnh hay mong muốn đem đến niềm vui cho đồng đội, chia sẻ những nổi đau thương... Thứ tình ấy tồn tại trong tiểu thuyết Hemingway và Remarque xuất phát một cách tự nhiên từ hoàn cảnh chiến trường hai nhà văn đã từng nếm trải trong bối cảnh mà câu chuyện được xây dựng. Điều đó không thể khác được khi con người ta cùng chung cảnh ngộ và Sự thống khổ như nhau.

Bên cạnh tinh thần đồng đội, còn có một sự lãng mạn cuối cùng trong tiểu thuyết của Hemingway và Remarque. Đó là lòng trắc ẩn có tính người vẫn không hoàn toàn mất đi trong không khí hủy diệt tàn khốc của chiến tranh. Paul, trong một tình thế bất đắc dĩ giữa chiến hào đã đâm chết một người lính Pháp vốn là thợ in, anh vô cùng xót xa khi xem xét giấy tờ tùy thân của người lính ấy một cách cẩn thận. Từ đó, anh càng ý thức bản chất của cuộc chiến này. Họ là những người anh em lao vào chém giết nhau một cách vô nghĩa và phi lí. Số phận họ không khác nhau, bị giật dây bởi những con người tham lam, hiếu chiến với bàn tay đẫm máu. Anh còn nghĩ đến việc sẽ chuộc lại tội lỗi bằng cách bù đắp cho gia đình người lính ấy khi kết thúc chiến tranh. Tất nhiên, đó là điều không tưởng. Đặc biệt, Paul cũng không thể nào thoát chết trong cuộc chiến này. Tinh thần quốc tế, tình yêu thương con người vẫn tồn tại le lói trong các tác phẩm không phân biệt chủng tộc, quốc gia cũng thể hiện trong tác phẩm Hemingway. Đó là tình cảm của những người lính Ý, Mỹ và Anh đối với nhau trên cùng chiến tuyến. Có thể xem đây là cái gốc, giá trị nhân bản của những tác phẩm văn chương này. Giá trị ấy thể hiện ở cái tôi bản ngã, tính người không bao giờ chết trong bản chất tâm hồn con người.

Trong các tiểu thuyết Giã Từ Vũ KhíPhía Tây Không Có Gì Lạ, chiến tranh đã phá hỏng tình yêu của những lứa đôi. Họ, hoặc là bị cướp đoạt tình yêu bởi chiến tranh hoặc trở nên chai sạn về cảm xúc bởi cuộc sống chiến trường và thân phận lính tráng. Tình yêu đôi khi, đôi chỗ được xem như trò giải trí, thậm chí có lúc bị kéo xuồng gần với bản năng.

46

Tiểu thuyết về chiến tranh thế giới thứ nhất của Hemingway và Remarque chủ yếu đề cập đến đời sống và sự mất mát của người lính ở chiến trường. Tuy vậy, tình trạng dân chúng cũng được thể hiện trong các tác phẩm. Đó là những làng mạc, thành phố bị bỏ hoang tiểu điều. Nhà cửa bị bom dội đổ nát, dân chúng hoảng loạn di tản, bỏ lại phía sau quê hương cùng với quá khứ êm đêm và công việc làm ăn. Bên cạnh lính tráng, nhân dân cũng bị lò lửa chiến tranh đe dọa. Trong tiểu thuyết của hai nhà văn, quân đội đi đến đâu, dân chúng phải di tản đi hết, chưa kể người và của trên toàn quốc gia đều dốc hết vào phục vụ chiến tranh. Không riêng gì nước Đức hay Pháp, nhiều quốc gia tham chiến trong Giã Từ Vũ Khí của Hemingway đều phải chịu một tình trạng chung như vậy. Lính tráng ở đâu ra? cũng từ nhân dân mà ra. Họ là những thợ máy: Manera, Passini, Gavuzzi, Gordini ở Ý thuộc nhóm lái xe Hông thập tự của Henry, là anh nông dân Detering, thợ giày Kat ở Đức hay người thợ in Pháp Gerard Duval đã bị Paul bất đắc dĩ phải đâm chết... Nếu không có chiến tranh họ đã là những công dân bình thường, sống đời sống của nhân dân cần lao nhưng chiến tranh đã lôi họ đi và dìm họ xuống địa ngục. Khi những người đàn ông trụ cột của gia đình ra đi thì phần việc còn lại của gia đình ở quê hương sẽ đè nặng lên vai người già, trẻ em và phụ nữ chứ không thể nào khác được. Nếu binh lính không trở về thì mất mát ấy lại càng lớn trong tâm hồn những người còn đang sống ở hậu phương. Có sự tương đông về tình cảnh dân chúng giữa chiến tranh trong cách nhìn của hai nhà văn bởi vì đó là một thảm trạng tất yếu mà bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng sẽ gây ra cho dân thường vô tội.

Qua điểm nhìn trần thuật ở ngôi thứ nhất, ta thấy hiện lên dáng dấp quan điểm, thái độ của hai nhà văn Hemingway và Remarque đối với chiến tranh đế quốc. Sự lên án chiến tranh, thái độ bất hợp tác xuất phát từ kinh nghiệm về hiện thực của Hemingway và Remarque. Cuộc chiến đó không có nghĩa gì cả khi mà thịt trong lò sát sinh người ta còn đem đi dùng được còn thịt người ngã xuống hàng loạt trong cuộc chiến này chỉ đem chôn đi như Giã Từ Vũ Khí đã từng khẳng định. Tính chất vô nhân đạo của nó là đã quá rõ ràng. Vấn đề được cả Hemingway lẫn Remarque đề cập theo cách thức như vậy do chiến tranh có sự tham gia của nhiều nước. Đó là bi kịch chung và ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống xã hội Âu Mỹ trong cùng thời kì lịch sử. Đứng trước thảm họa chiến tranh, lòng trắc ẩn và sự bất bình phải lên tiếng là một xu thế tất

47

yếu cho những ai còn có lương tri con người. Hemingway, Remarque là những đại diện tiểu biểu cho tiếng nói của nhân loại tiến bộ yêu chuộng hòa bình.

Tuy nhiên trong các tác phẩm này, chúng ta cần phải nhận thấy một vài hạn chế của hai nhà văn Hemingway và Remarque khi họ viết về Đại chiến thứ nhất theo cách nhìn chủ quan của mỗi nhà văn. Về Thế chiến I, Henry Barbusse tác giả tiểu thuyết Khói Lửa, cũng là nhà văn cùng thời với Hemingway và Remarque nhưng Barbusse đã thấy rõ bản chất của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và phản ánh quá trình giác ngộ của những người lính một cách sâu sắc biết bao. Càng về cuối tác phẩm sự nhận thức ấy càng lớn dần dẫn đến hành động buông rời vũ khí trên sự nghỉ ngơi giữa cánh đồng hoang vô tận. Những người lính của hai bên chiến tuyến không xem nhau là kẻ thù nữa mà có thể bước qua nhau một cách bình yên trên con đường rời bỏ chiến trận một cách tập thể. Thậm chí họ còn xem nhau như bạn và những người đồng cảnh ngộ, cảm thống nổi thống khổ của nhau. Tất cả họ cùng nghỉ ngơi sau một trận chiến mệt chết người với rất nhiều tổn thất, cùng ngẩng mặt nhìn lên bầu trời cao vô tận suy nghĩ đến những điều mình có thể làm và sẽ phải làm khi cuộc chiến này kết thúc để chiến tranh không bao giờ tiếp diễn nữa.

Nếu như theo cách nhìn của Hemngway và Remarque, hình ảnh người lính dưới chiến hào Đại chiến I chỉ dừng lại ở sự thất bại cuối cùng thì trong tiểu thuyết Khói Lửa của Henry Barbusse họ đã bắt đầu vực dậy về mặt tinh thần và ý chí chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu mới. Đó là cuộc chiến đấu chống lại chủ nghĩa đế quốc hiếu chiến và tham lam, tàn bạo nhằm xóa bỏ chiến tranh, xây dựng một cuộc sống yên bình trên toàn thế giới. Tuy nhiên cần phải thấy rằng, ý thức hệ khác nhau đã dẫn đến sự khác nhau giữa hai nhà văn Hemingway, Remarque và Barbusse. Remarque, Hemingway sáng tác theo phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa. Trong khi đó, Herry Barbusse là người kế thừa văn học vô sản xuất hiện trong và sau Công xã Pari, nhà văn đã phát triển dòng văn học này trong những điều kiện lịch sử mới.

Một phần của tài liệu ernest hemingway và erich maria remarque những tương đồng và khác biệt trong cách nhìn đại chiến thứ i qua tiểu thuyết (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)