Nhóm truy ền thuyết về địa danh gắn liền với Voi

Một phần của tài liệu truyền thuyết về voi ở việt nam (Trang 51 - 54)

Chương 3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỐT TRUYỆN TRUYỀN

3.1. C ốt truyện các nhóm truyền thuyết ở Việt Nam

3.1.1. Nhóm truy ền thuyết về địa danh gắn liền với Voi

Những truyền thuyết về Voi càng trở nên sinh động, hấp dẫn và chân thực hơn khi chúng gắn với một địa danh cụ thể nào đó. Ngày nay ta vẫn thấy những dấu tích còn sót lại từ những câu chuyện truyền thuyết cổ xưa. Không biết trong đó có bao nhiêu phần là sự thật, nhưng những dấu tích, những câu chuyện ngàn năm lưu truyền cũng phần nào cho ta hiểu được rằng: tại những địa danh ấy, hàng trăm, hàng ngàn năm trước đã có một câu chuyện xảy ra, chắc chắn là như vậy. Câu chuyện ấy có sự xuất hiện của những chú Voi rừng, đôi khi chúng là nhân vật chính, cũng có khi chỉ là một yếu tố, một nhân chứng còn sót lại.

Nhưng chắc chắn, chúng có tồn tại trong những truyền thuyết ấy, dấu tích của những con Voi còn tồn tại cho đến tận ngày nay để chứng minh cho những câu chuyện cổ xưa ấy, chứng minh cho sự tồn tại của chính chúng trong quá khứ.

Một cái kết thường thấy của những con Voi trong những truyền thuyết về Voi gắn liền với các địa danh là cuối cùng chúng đều hóa đá. Chính điều đó đã khiến cho người ta đặt tên cho những nơi gắn liền với câu chuyện về những con

Voi một cái tên. Sau này, địa danh ấy tồn tại song song cùng những truyền thuyết về Voi, chúng bổ sung đan cài vào nhau. Câu chuyện về Voi trở nên chân thực, thuyết phục hơn khi còn đó những tảng đá hình Voi làm chứng cứ, địa danh ấy nhờ những câu chuyện truyền thuyết trở nên huyền bí, linh thiêng và hấp dẫn hơn. Mang trong mình một câu chuyện, những địa danh đã làm những câu chuyện ấy sống mãi chừng nào những cái tên ấy còn được người ta nhắc tới.

Ở lớp truyện thứ nhất, tác giả dân gian nói đến hoàn cảnh xuất hiện của những con Voi. Đa số chúng đều có nguồn gốc từ núi rừng, chúng đến với cuộc sống con người theo những cách khác nhau. Cách mà chúng xuất hiện trong những câu chuyện truyền thuyết rất tự nhiên.

Ở lớp truyện thứ hai, đề cập đến quá trình con Voi gắn bó với con người.

Chúng có những hành động kì lạ như: cảm phục trước tình yêu của con người;

tìm được nước uống, bị thương rồi hóa đá đợi chủ… Những con Voi trở nên đáng trân trọng bởi đức tính kiên định và tấm lòng biết cảm thông.

“Thác Voi ở Lâm Đồng” có tên Liêng Rơ woa Jơi Biêng - thác của những con Voi phủ phục hóa đá trước tình yêu nồng nàn, sâu sắc. Tiếng hát tha thiết của người con gái chờ đợi người yêu đã khiến cho đàn Voi cũng cảm động. Cô gái chết, những chú Voi kia nghe nàng hát rồi cũng hóa đá lặng câm. Chúng nằm đó, bên dòng thác như nhân chứng cho một tình yêu chung thủy của đôi trai gái, cho nỗi nhớ mong đến quay quắt của cô gái ngày đêm chờ đợi người yêu, nhân chứng cho một tiếng hát làm cảm động cả muôn loài, cả núi rừng. Nếu có ai đó tới nơi đây, đứng trước những con Voi đã hóa đá, nghe tiếng thác nước chảy rì rầm, nhắm mắt lại hẳn ta sẽ cảm nhận được tiếng hát thiết tha đến nao lòng trăm năm về trước của cô gái trẻ. Một tình yêu buồn nhưng đẹp, họ không còn nữa nhưng những con Voi hóa đá ngàn năm ấy sẽ giúp ghi dấu câu chuyện ấy cho con cháu đời sau. Mãi mãi nó sẽ không bao giờ bị lãng quên, người đời sau đến đây sẽ được những tượng đá Voi kia kể cho nghe câu chuyện tình ấy.

Câu chuyện mà chúng được chứng kiến và đồng cảm.

Trong những truyền thuyết về Voi mà chúng tôi sưu tầm được, đặc biệt là câu chuyện về Voi gắn câu chuyện về một anh hùng trong lịch sử thì hầu hết những con Voi cuối cùng đều hi sinh và hóa đá. Hóa đá để bày tỏ lòng trung thành. Những tảng đá kia còn tồn tại ngàn năm sau thì câu chuyện về lòng trung thành của Voi cũng không bao giờ bị lãng quên, lòng trung thành của Voi cùng vì vậy mà không bao giờ đổi thay.

Con Voi của nữ tướng Bùi Thị Xuân mãi không chịu đi, kháng lệnh vua Gia Long. Cuối cùng bị đóng rọ cho chết rục. Nó chỉ có một chủ, bà đã chết, nó cũng chết tại đây, hóa đá chính nơi này để trời đất ngàn năm sau chứng giám cho tấm lòng trung thành ấy. Dù người kia có là Gia Long đi nữa, cũng không thay đổi được điều này. Đèo Rọ Tượng gắn liền với câu chuyện về con Voi trung thành năm ấy.

Con Voi của vua Quang Trung dẫu bị thương nặng, vẫn nghe lời chủ, nằm phủ phục hóa đá đợi chủ cho đến chết. Núi Voi Phục ở thị xã Tam Điệp là chứng tích của hình ảnh con Voi tình nghĩa đó.

Đàn Voi của Lê Lợi trong truyện “Cánh đồng Ao Voi”, lại nhờ vào trí thông minh của mình, tự tìm ra một cái ao để uống nước. Chúng tự giúp mình giải thoát khỏi khó khăn trước mắt. Nội dung câu chuyện này tuy có màu sắc thần thánh nhưng cuối cùng cũng chỉ để nói đến việc đàn Voi chiến đã từng đến đây uống nước, vui chơi thoải mái. Sau khi uống nước ở đây xong, chúng khỏe mạnh hơn. Sự tích cánh đồng ao Voi ở huyện Quảng Xương mãi được nhân dân ở đây nhắc tới để muôn đời ghi nhớ dấu chân người anh hùng Lam Sơn trên đường hành quân đánh đuổi giặc Minh xâm lược đã dừng lại đây với đội quân hùng mạnh, được thần dân tận sức, hết lòng ủng hộ.

Voi trong nhóm truyền thuyết này, mỗi con mang một dấu ấn riêng. Hoàn cảnh chúng xuất hiện khác nhau, biểu hiện cũng khác nhau nhưng tất cả những nơi chúng đến đều ghi lại những sự tích. Nhân dân ta lập bia, xây đền, đặt tên núi, tên thác có liên quan đến Voi với hai ý nghĩa tượng trưng. Một là: để tưởng

nhớ đến con vật có nhiều công lao và tấm lòng tốt đẹp. Hai là để nhớ tới những vị anh hùng đã cùng với đàn Voi của mình đến nơi đó.

Như vậy, Voi trong nhóm truyền thuyết này không mang sức mạnh siêu nhiên nên chúng gần gũi và gắn bó với con người. Ở phần kết của mỗi câu chuyện, tác giả dân gian tuy có hư cấu thêm một số chi tiết nhưng tất cả cũng để khẳng định vẻ đẹp trong tính cách của Voi.

Một phần của tài liệu truyền thuyết về voi ở việt nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)