Mô típ Voi tr ắng một ngà

Một phần của tài liệu truyền thuyết về voi ở việt nam (Trang 77 - 80)

Chương 3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỐT TRUYỆN TRUYỀN

3.3. Các mô típ tiêu bi ểu

3.3.2. Mô típ Voi tr ắng một ngà

Voi trắng một ngà là con vật vô cùng quý hiếm nhưng cũng hết sức hung dữ. Ở khu vực Tây Nguyên, người ta kể cho nhau nghe những câu chuyện về loài Voi trắng; loài Voi linh thiêng, biểu tượng cho sự may mắn, uy quyền. Họ

quan niệm loài Voi trắng này là “vua” của các loài Voi; cực kì thông minh và quý hiếm. Nhiều người kính trọng còn gọi bạch tượng là “Ông Trắng” (Ngơi lăng).

Trong những truyền thuyết về Voi ở Việt Nam mà chúng tôi khảo sát được, có 3/18 truyện có xuất hiện con Voi trắng một ngà.

Điểm chung của Voi trắng một ngà trong các truyền thuyết mà chúng tôi khảo sát được là chúng có nguồn gốc từ rừng sâu, là con vật hoang dã cực kì hung dữ. Chúng thường phá hoại nhà cửa, hoa màu của người dân. Sự có mặt của chúng khiến cho cuộc sống của người dân rơi vào tình cảnh sợ hãi và lo lắng. Nhưng khi nghe tin ở đâu có minh chủ dựng cờ khởi nghĩa thì chúng lại tự tìm đến, quỳ xuống như tạ tội và từ đó một lòng nghe theo sự chỉ huy của chủ tướng. Có con Voi trắng được con người dùng tình cảm, tài năng để thu phục.

Từ những con Voi rừng hoang dã, chúng được huấn luyện trở thành những người lính xuất sắc trên chiến trường, góp sức vào công cuộc chống kẻ thù xâm lược. Sau khi trải qua quá trình đào tạo, những con Voi trắng một ngà này dần trở nên hiểu biết và sống tình nghĩa hơn trước. Nó thường là vật cưỡi của vị chủ tướng. Điều này khẳng định vị trí và đẳng cấp của loài Voi này. Không những là một chiến binh tinh anh, hùng mạnh trên chiến trường; chúng còn là người bạn thân thiết của các tướng quân.

Trong truyện “Bùi Thị Xuân”, con Bạch tượng được bà cứu sống trong sừng sâu.

…Một hôm, đang cưỡi Voi đi săn ở Đồng Sim, bà bỗng nghe tiếng Voi kêu thét trầm thống đau thương. Bà bèn giục Voi đi về hướng có tiếng Voi kêu cầu cứu. Đến một vùng thung lũng, bên một khe suối nước bạc tuôn cuồn cuộn, Bùi Thị Xuân trông thấy một con Voi trắng ngà dài đến hai thước đang bị một con trăn to lớn quấn chặt lấy bốn chân. Tiếng Voi thét yếu dần lẫn trong tiếng thác nước ầm ầm. Lập tức Bùi Thị Xuân bắn ngay một mũi tên vào mắt con trăn. Ngọn lao xuyên thấu suốt ra sau đầu và ghim chặt

vào một gốc cây. Qúa đau, con trăn đã quấn chặt lấy thân cây siết mạnh.

Cây đổ, trăn duỗi mình ra chết. Con voi trắng đứng lên rồi quỳ gối gục đầu trước Bùi Thị Xuân.

Con Voi trắng một ngà trong truyện này được Bùi nữ tướng cứu giúp.

Chính tấm lòng nghĩa hiệp đó của bà đã khiến con Voi quy hàng, theo bà về gia nhập đội tượng binh. Con Voi trắng này còn dẫn thêm cả đoàn Voi gần 100 con nữa. Kể từ lúc này, con Voi ấy là vật cưỡi của bà. Đến khi bà bị Gia Long bắt ra hành hình, ông ta muốn sử dụng chính con Voi này để giày xéo bà. Nhưng con Voi trắng không làm như thế, nó đau đớn nhìn chủ tướng cũng chính là ân nhân của mình bị trói nơi pháp trường mà rống lên thảm thiết. Tiếng rống vang trời đất đó chính là sự phẫn uất, đầy bi thương. Cuối cùng, con Voi trắng một ngà này chạy vào rừng sâu, trở về với nơi trước đây nó từng sống.

Trong “Chú Voi què hóa núi”, con Voi trắng một ngà là con vật nổi tiếng hung dữ ở núi rừng Tây Nguyên. Nhưng khi nghe tin Nguyễn Huệ dựng cờ khởi nghĩa thì nó tự nhiên theo về quy tụ với đàn Voi của nhà vua. Từ đó nó là vật cưỡi của Quang Trung. Nó đã cùng nhà vua xông pha trận mạc, đánh đông dẹp bắc, giành được nhiều chiến công hiển hách. Khi bị què, nó vẫn thể hiện mình là một con vật có nghĩa; nó nghe lời dăn dò của nhà vua, nằm xuống một chỗ sau khi đã kiệt sức. Ở đây, con Voi trắng một ngà tự nguyện quy hàng vua Quang Trung. Nó từng là con vật hống hách, hung tàn nhưng lại tự nguyện gia nhập vào đội quân của vua Quang Trung và trở thành một chiến binh dũng cảm. Nếu như con Voi trắng một ngà của Bùi nữ tướng bỏ chạy vào rừng sâu khi không thể cứu được chủ thì con Voi này của vua Quang Trung lại chờ đợi chủ cho đến lúc hóa đá.

Hình ảnh Bà Triệu oai phong, mạnh mẽ trên lưng chú Voi trắng một ngà to lớn đã khiến cho quân giặc phương Bắc phải khiếp sợ. Nó cũng được bà thuần phục từ một con Voi chỉ biết làm việc ác.

Nó đã cố vùng vẫy, rút chân ra khỏi đống bùn, rống lên những tiếng dữ tợn. Nàng Trinh đã cầm chiếc búa nhảy ngay lên đầu Voi, giáng cho Voi mấy búa đúng huyệt. Bị đau, Voi gầm thét vang trời, quơ vòi định cuốn cả địch thủ. Nhưng nàng Trinh đã nhanh nhẹn, bồi thêm cho con Voi thêm mấy nhát nữa, Voi chịu phép, quỳ xuống gục đầu ra vẻ chịu hàng.

Ở đây, con Voi trắng một ngà hung dữ không phải tự nguyện đầu hàng, mà nó đã bị tài năng võ nghệ của con người chinh phục. Ngay ở đây, con Voi đã nể phục tài năng, trí tuệ của con người. Chính vì lẽ đó mà một con vật hung tàn như thế lại hết lòng hết sức phục tùng chủ tướng.

Số phận của những con Voi trắng một ngà kết thúc theo hai hướng: một là chết oanh liệt khi hành quân, đánh giặc; hai là nó tự chạy vào rừng râu để tự giải thoát cho mình sau khi chủ tướng qua đời. Cách giải quyết này mang tính chất tâm linh, dường như ở đây con Voi cũng giống con người, chúng sẽ chỉ trung thành với một chủ. Sau thời gian cống hiến sức lực cho sự nghiệp lớn, đánh đuổi quân xâm lược, chủ tướng cũng qua đời, những con vật đành chọn cách trở về với rừng xanh bao la để hưởng cuộc sống tự do với thiên nhiên, với núi rừng.

Thông qua việc chinh phục được loài Voi trắng một ngà thông minh nhưng hung dữ đó, chúng ta cũng thấy được tấm lòng, tài năng và bản lĩnh của những vị tướng thời xưa.

Một phần của tài liệu truyền thuyết về voi ở việt nam (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)