Nhóm truy ền thuyết về Voi chiến

Một phần của tài liệu truyền thuyết về voi ở việt nam (Trang 54 - 58)

Chương 3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỐT TRUYỆN TRUYỀN

3.1. C ốt truyện các nhóm truyền thuyết ở Việt Nam

3.1.2. Nhóm truy ền thuyết về Voi chiến

Khác với nhóm truyện trên, truyền thuyết về Voi chiến tức là Voi không chỉ xuất hiện là một con vật với những hành động tốt đẹp nữa, mà nó còn là nhân vật bên cạnh các vị anh hùng, làm nổi bật lên hình ảnh oai hùng, tài năng thiên phú của các nhân vật lịch sử. Ở nhóm truyền thuyết này, tác giả dân gian đã lồng ghép vào nhau hai lớp truyện.

Lớp truyện thứ nhất nói về các con Voi chiến dũng mãnh, trung thành.

Ở đây, Voi là một con vật ngang tàng, hống hách, chuyên chỉ làm những việc ác. Truyền thuyết “ Chú Voi què hóa núi” viết: “Con Voi đực chỉ có một ngà ở núi rừng Tây Nguyên, trước đây vô cùng hung dữ, không ai có thể thuần hóa được”. Hay trong truyện “ Bà Triệu”: “Số là từ ruộng sâu, bỗng xuất hiện một con Voi trắng một ngà rất dữ tợn. Đêm đêm, Voi về phá phách ruộng nương, nhổ bật cả cây ăn quả. Dân chúng săn mãi mà không ai hạ được nó”…Ở đây, Voi chính là kẻ thù của con người. Là con vật ám ảnh, phá hoại cuộc sống bình yên của mọi người. Nhưng một điều kì lạ đã xảy ra, đó là quá trình thay đổi về hành động của con Voi. Trong “Chú Voi què hóa núi”: “Khi Nguyễn Huệ phất cờ khởi nghĩa thì con Voi đó tự nhiên theo về đàn Voi của nhà Vua, quỳ hai chân trước, dập vòi như tạ tội”. Con Voi này dẫu trăm người muốn bắt mà cũng không được, nhưng khi nghe Nguyễn Huệ phất cờ khởi nghĩa lại tự nguyện quy hàng. Hành động này của nó như một lời ủng hộ, hưởng ứng theo điều chính nghĩa. Nhân dân ta xây dựng chi tiết này để thể hiện sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc, từ miền ngược đến miền xuối, ai cũng đồng lòng theo chính nghĩa; đánh

tan bọn bán nước và cướp nước. Ở đây, nét văn hóa trong tâm linh của người Việt được bộc lộ, đó chính là lòng khát khao, nguyện chung tay góp sức để đánh bại kẻ thù, mang lại cuộc sống yên bình cho mọi người.

Trong truyện “Bà Triệu” thì con Voi trắng một ngà hung dữ đó đã bị tài năng và sức khỏe của con người thu phục.

Voi đuổi người ta đến bìa rừng, rẽ quặt lại bị sa lầy. Nó cố vùng vẫy, rút chân ra khỏi đống bùn, rống lên những tiếng dữ tợn. Nàng Trinh cầm chiếc búa nhảy ngay lên đầu Voi, giáng cho Voi mấy búa đúng huyệt. Bị đau, Voi gầm thét vang trời, quơ vòi định cuốn cả địch thủ. Nhưng nàng Trinh ngồi trên đã né tránh rất nhanh nhẹn, nàng bồi thêm mấy nhát nữa, Voi chịu phép, quỳ xuống gục đầu ra vẻ chịu hàng. Khi nàng Trinh từ mình Voi bước xuống thì Voi đưa cặp mắt hiền từ nhìn người con gái oai phong, từ nay xin một lòng quy thuận. Không cần chần chừ, Voi ngoan ngoãn đứng dậy theo bàn tay điều khiển của cô gái.

Ở đây, Voi bị thu phục bởi tài trí anh dũng của Bà Triệu. Võ nghệ cao nghệ cao cường của bà đã khiến chú Voi hoang dã, ngang tàng nể phục. Tác giả dân gian xây dựng chi tiết này ca ngợi tài năng của người anh hùng thời giữ nước.

Con Voi đến với con người với những cách khác nhau. Dù tự nguyện hay bị thu phục dưới tay người anh hùng thì sau đó chúng đều thể hiện rất tốt các hành động của mình. Con Voi trong “Chú Voi què hóa núi” sau khi quy hàng Nguyễn Huệ, nó trở thành người bạn, người đồng đội gần gũi với nhà vua. Nhà vua đánh đông dẹp bắc cũng chỉ cưỡi con Voi này. Trong truyện “Bà Triệu”, con Voi trắng sau khi được Bà Triệu thuần phục, nó luôn theo hầu bà trên mỗi bước đường chinh chiến. “Khi ra trận, bà thường đi guốc ngà, mặc áo giáp vàng, chít khăn vàng và cưỡi con Voi trắng một ngà dũng mãnh”.

Sau một thời gian gắn bó, giữa Voi và người có mối quan hệ gần gũi.

…Để điều khiển, bà thường dùng một ngọn cờ đỏ có cán dài. Khi bà chưa ra thao trường thì Voi đi lại lộn xộn, lúc bà xuất hiện thì con Voi đầu đàn

vội chạy lại, đứng nghiêm chỉnh trước mặt, chân trước co lên. Bà lẹ làng nhảy lên, chân điểm nhẹ trên đầu gối Voi rồi tung mình vút lên lưng Voi.

Được vỗ nhẹ hai cái trên đầu, con Voi đầu đàn rống lên một tiếng dài. Cả đàn răm rắp chạy đến xếp hàng ngay ngắn trước mặt Voi đầu đàn. Bà dùng cờ phất ngang, dọc, trước sau để điều khiển đàn Voi tiến tới, rẽ sang phải, sang trái, thối lui, nhịp nhàng đều đặn…Cờ hiệu phất cao, buổi diễn tập chấm dứt, đoàn Voi lại xếp hàng ngay ngắn và nữ quản tượng nhảy xuống Voi cũng lẹ làng, nhịp nhàng với nụ cười xinh đắc ý.

Con người luôn coi trọng Voi và cho nó cơ hội để đánh giặc, cứu nước.Với thái độ gần gũi nhưng không nuông chiều, nghiêm khắc mà chứa đựng tình cảm;

giữa người và Voi đã xây dựng được một mối giao hòa, bằng hữu. Còn với con Voi, nó ý thức được tài năng và cảm nhận được tấm lòng của con người nên trong lòng nó yên tâm. Từ đó, con Voi trung thành và cư xử có nghĩa tình với quân chủ.

Truyện “ Con Voi của Trần Hưng Đạo” nói về con Voi mà Trần Hưng Đạo cưỡi đi đánh giặc “…Đến khi con Voi của Trần Hưng Đạo đi qua thì bị sa lầy, không lên được. Mặc dù quân và dân tìm mọi cách kéo Voi lên, nhưng Voi càng giẫy thì càng bị lún sâu vào trong bùn. Hưng Đạo Vương đành bỏ Voi lên ngựa lệnh cho tiếp tục hành quân, Voi rống lên ứa nước mắt nhìn theo vị chủ tướng”.

Sự trung thành của con Voi này khiến người đọc cảm động rơi nước mắt. Hành động của nó như một người lính thật sự. Dẫu bị sa lầy nhưng nó vẫn muốn được tiếp tục lên đường đánh giặc. Có thể trong lòng nó ngoài ý muốn được ra trận, còn là sự lo lắng dành cho chủ.

Truyện “ Bùi Thị Xuân” nói về tình nghĩa của con Voi mà bà Bùi Thị Xuân đã từng cưỡi trước đây. Dù lúc này chủ mình đã thất thế, bị thua trận nhưng con Voi vẫn một lòng trung thành. Khi vua Gia Long bắt nó phải ra tay với chủ cũ, nó đã rống lên thảm thiết, định xông vào cướp pháp trường nhưng không thành.

Sau đó, nó bỏ chạy vào rừng sâu. Việc con Voi kháng lệnh vua thể hiện lòng

trung thành tột đỉnh của nó. Nó không thờ hai chủ, cũng không cần cuộc sống sung sướng. Lúc này, giữa người và vật không còn khoảng cách chủ - tớ nữa mà đó là tình nghĩa thủy chung, sâu nặng giữa những người chiến hữu.

Lớp nghĩa thứ hai trong nhóm truyện này đó chính là lời ca ngợi của nhân dân ta dành cho các vị anh hùng. Truyện “Bùi Thị Xuân” ca ngợi tài dùng binh như thần và bản lĩnh kiên cường của nữ tướng Bùi Thị Xuân: “…Tướng tài không còn ai, Bùi nữ tướng phải đem nữ binh và tượng binh theo hộ giá. Hai bên đánh nhau từ sáng đến trưa thì quân Tây Sơn tan rã. Bùi nữ tướng vừa chỉ huy nữ binh vừa điều khiển tượng binh, khi thủ khi công, tả xung hữu đột mới bảo vệ vua Cảnh Thịnh được an toàn…Nữ tướng truyền nữ binh phò ngự giá đi trước, còn mình thì quay lại điều khiển tượng binh ngăn chặn quân truy kích”.

Hình ảnh nữ tướng cùng đoàn tượng binh quyết tâm chống trả quân thù đến phút cuối thể hiện sự đoàn kết, khát khao đánh đuổi quân thù.

Truyện “Chú Voi què hóa núi” ca ngợi công lao của người anh hùng Quang Trung trong việc đánh bại quân Thanh và bè lũ bán nước do Lê Chiêu Thống cầm đầu. Chính thắng lợi đó đã giúp nhân dân ta có được bình yên sau một thời gian dài bị nhà Thanh đô hộ. Chiến thắng này cũng là để khẳng định tinh thần yêu nước, lòng quyết tâm đánh bại quân thù của quân dân ta.

Hành động chính của những con Voi chiến trong các câu chuyện đó là việc chúng cùng chủ tướng ra trận. Nhưng chúng đã bị thương do trượt chân, bị sa lầy hay bị thương nặng. Vì vậy, chúng không thể tiếp tục cuộc hành quân nữa.

Mặc dù bị thương nặng nhưng chúng vẫn muốn được tiếp tục đi đánh giặc. Các vị minh chủ hiểu được điều đó nên luôn an ủi, động viên chúng. Rồi chúng cũng nghe lời và chấp nhận ở lại. Sau đó, những con Voi này đều chết.

Như vậy, trong nhóm truyền thuyết về Voi chiến với hai lớp nghĩa nêu trên đã làm nổi bật vị trí của những người anh hùng trong lòng nhân dân. Đồng thời thể hiện mối quan hệ gần gũi giữa người và vật trong văn hóa người Việt

thời xưa. Con vật như một vị thần giúp đỡ các vị anh hùng hoàn thành nghiệp lớn.

Một phần của tài liệu truyền thuyết về voi ở việt nam (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)