Nhóm truy ền thuyết Voi trong lao động sản xuất

Một phần của tài liệu truyền thuyết về voi ở việt nam (Trang 58 - 61)

Chương 3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỐT TRUYỆN TRUYỀN

3.1. C ốt truyện các nhóm truyền thuyết ở Việt Nam

3.1.3. Nhóm truy ền thuyết Voi trong lao động sản xuất

So với hai nhóm trên, nhóm này nói về con Voi trong cuộc sống hằng ngày. Chúng làm những công việc như: kéo gỗ, chở khách…với những biểu hiện rất gần gũi, thân thương.

Trên cơ sở tư liệu khảo sát, chúng tôi nhận thấy cấu trúc của nhóm truyền thuyết về Voi trong lao động sản xuất được biểu hiện như sau:

Ở lớp truyện thứ nhất, câu chuyện có diễn biến với các cấu trúc khác nhau.

Trong dạng cấu trúc thứ nhất, nói về thành tích của con Voi trong chiến trận trước đây. Truyện “Trạng vật” và “Con Voi và người quản tượng già” đều nói về con Voi già trước đây đã từng là Voi chiến.Truyện “TrạngVật”: “…Muốn vào triều bái kiến nhà vua, mọi người phải qua một cái cổng. Cái cổng này to lớn, bề thế do một con Voi già trấn giữ. Nghe đâu từ thuở đất nước có nhiều nội loạn, Voi đã từng theo vua chinh chiến, có nhiều công lao”.Còn trong truyện

“Con Voi và người quản tượng già” nói về con Voi mà vua Lê dùng để cưỡi, nó có ba cái đai bằng vàng đeo chặt ở cổ. Hai con Voi này đều có quá khứ vàng son gắn liền với Vua chúa.

Lớp truyện thứ hai, tác giả dân gian kể về diễn biến cuộc đời của các con Voi. Với con Voi trong truyện “ Trạng vật” nói về công việc giữ cổng đầy quyền uy của con Voi già: “Nay cho Voi trấn giữ nơi cổng lớn. Bất kể bá quan, ai đã có lệnh thiết triều thì khi qua cổng, đều phải bái lạy ông Voi và lớn tiếng chào hỏi.

Voi như cũng hiểu vậy. Ai không chào hỏi, bẩm báo thì Voi không cho vào hoặc xô ngã. Khi Voi đã rống lên như sấm, đến tai vua, thì người trái lệnh sẽ bị vua xử tội”. Con Voi này trước đây lập được công nên giờ được nhà vua yêu quý.

Bởi vậy nên nó tỏ ra kiệu ngạo và coi thường người khác. Hành động đó của nó

chỉ khiến những quan lại, nịnh thần yếu bóng vía sợ hãi mà thôi. Còn khi nó gặp Trạng Lành, một con người khỏe mạnh lại ngay thẳng, nó đã bị chàng chọc tức.

…Lành xăm xăm sải bước qua cổng vào chịu mệnh vua, chẳng them ngó đến con Voi già đã để mốc xanh, mắt đỏ nọc sắp tới ngày rồi đời. Nhưng dẫu già vẫn là con Voi. Voi cong vòi níu tay Thượng Lành lôi ông lùi lại mấy bước. Thượng Lành quay phắt lại đá tung vòi Voi. Và Voi văng như tên bắn vào nóc cổng. Voi đau quá lùi lại, rống lên như điên. Voi nổi giận định xông theo Thượng Lành song bấy lâu nay biết nó hư nết nên quản tượng dấu vua đã thay bằng chiếc xích nặng ngàn cân.

Con Voi này vì quá được nuông chiều nên lộng quyền, không coi ai ra gì.

Nhưng với Thượng Lành, một con người khẳng khái, anh ta đã ra tay hất thẳng con Voi, còn vào tâu với vua xin trừng phạt con Voi. Vua không cho và hạ chiếu: “Thượng Lành phải tự tay vật ngã con Voi già. Nếu vật ngã được Voi sẽ tha tội, không vật ngã được sẽ bị quăng ra cho Voi giày ngựa xé”. Nhà vua vẫn bênh vực và bảo vệ cho con Voi già đó. Còn Thượng Lành quyết tâm rèn luyện sức khỏe, tăng cường tập luyện võ nghệ, quyết đấu với con Voi già một trận.

Sau những ngày tháng khổ luyện, ngày đấu vật giữa người và Voi cũng đến.

“Trận đấu ròng rã hai ngày hai đêm. Người ta kể rằng Thượng Lành nhảy tránh Voi ví như sóc chuyền cành, vung trùy đồng đánh Voi những đòn chí mạng.

Cuối cùng, Voi già kiệt sức đổ xuống nền đá như trái núi, ném đôi trùy đồng ra xa”. Như vậy, kết cục cuộc đời của một con Voi già kiêu ngạo là sự thất bại thảm hại. Thượng Lành đã giúp nhà vua nhận ra những giá trị thực tiễn, gắn liền với vận nước, vận dân. Sự thất bại của con Voi già và chiến thắng của Thượng Lành chính là thể hiện quy luật của cuộc sống. Quá khứ làm nên hiện tại nhưng chính hiện tại mới là nền tảng của tương lai. Vì thế, con người hay con vật đều không được ỷ lại vào công trạng mà làm càn.

Trong truyện “Con Voi và người quản tượng già”, cũng nói về một con Voi già nhưng hành động của nó lại khiến con người nể phục. Nó gặp lại người quản

tượng năm xưa, ông Đội Mậu tuy đang nghèo khó nhưng nó không những không chê bai mà ngược lại nó cảm thương và muốn giúp đỡ ông.

…Đến khi thấy Voi kéo tay mình để vào chỗ đai vàng đã phủ rêu mốc, tỏ ý bảo ông hãy lấy đi, thì ông mới nhớ ra con vật mình đã chăn giữ, thương yêu ngày xưa. Ông nghĩ bụng: Nếu như vậy đai vàng ra thì cổ Voi sẽ đau đớn, sẽ chảy máu, tội nghiệp nó. Nên ông xua tay, lắc đầu, tỏ ý từ chối không chịu làm vậy. Nhưng Voi không chịu, cứ lấy đôi tay Đội Mậu đặt vào chỗ ba đai vàng ở cổ…Con Voi chừng như thông cảm, quỳ xuống cho Đội Mậu leo lên lưng.

Con Voi này thật tình nghĩa, nó nhận ra người bạn cũ, biết ông ấy đang khó khăn nên nó tìm cách giúp đỡ. Nó chấp nhận đau đớn, bảo Đội Mậu cứ lấy ba đai vàng ở cổ nó ra. Hành động này xuất phát từ chính trái tim chân thành, một trái tim biết cảm thông, biết hi sinh mình vì người khác. Sau khi giúp đỡ được ông Đội Mậu, con Voi chạy một mạch vào rừng sâu. Rồi từ đó, không ai nhìn thấy nó nữa. Kết thúc cuộc đời của con Voi này là nó làm được một việc tốt, một việc có ích cho con người.

Ở lớp truyện thứ ba, Voi được xem như một phương tiện, một hình thức ban thưởng. Hành động của nó và kết quả của hành động đó chính là phần thưởng dành cho con người. Truyện C.1 nói về một con Voi như thế. “Sau khi vua Lê Đại Hành lấy bà chúa Hến làm vợ, vua muốn trả ơn cho làng Tó là quê hương của bà. Vua bèn cho một con Voi đi trên cánh đồng. Nếu con Voi đi được đến đâu thì đất làng Tó sẽ được đến đấy. Voi đi đến tận cầu Biêu rồi đi đến gần Văn Điển rồi Voi lại đi xuống đồng Gùn Đất. Tất cả ruộng của vùng đó thuộc về làng Tó”. Ở đây, con Voi là con vật mang lại đất ban thưởng cho làng Tó.

Nhưng cũng vì vậy mà nó bị dân ở làng Nhân Hòa đánh chết. Họ sợ Voi đi qua sẽ mất hết đất của làng nên đánh chết nó. “Voi bị đánh chết nên nhà vua vô cùng tức giận, sai đan một con Voi bằng nan tre rồi bắt dân làng Nhân Hòa đổ bạc vào cho đầy bụng con Voi bằng nan tre đó để đền lại giá trị của con Voi thật”. Mặc

dù, con Voi chết đi nhưng nó vẫn được dùng làm phương tiện để ban thưởng chứng tỏ là nó có giá trị cao. Trong truyền thống người Việt, thường xuất hiện kiểu ban thưởng đất đai như thế này. Tương truyền rằng khi nhà vua quyết định ban thưởng cho một người hay cả làng nào đó thì thường cho ném một vật nào đó. Vật bay ra xa bao nhiêu thì người đó được thưởng đất bấy nhiêu. Như vậy, hình thức ban thưởng này đã trở thành một mô típ quen thuộc trong các truyện dân gian.

Như vậy, ở nhóm truyền thuyết này, Voi xuất hiện gần gũi trong cuộc sống đời thường. Trước đây, nó có thể là Voi chiến nhưng hòa bình lặp lại, nó cũng có bước thay đổi về công việc. Giờ đây, nó không còn là con vật chinh chiến nơi sa trường nữa mà nó là con vật giữ cổng, con vật giúp đỡ con người. Có thể do hoàn cảnh sống thay đổi mà tính cách của nó cũng thay đổi theo. Có khi nó kiêu ngạo, hung hăng nhưng cũng có khi nó trung thành, nhiệt tình đến phút cuối.

Một phần của tài liệu truyền thuyết về voi ở việt nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)