Chương 3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỐT TRUYỆN TRUYỀN
3.2. Các ki ểu nhân vật Voi
3.2.2. Ki ểu nhân vật Voi phản chủ
Một con vật dù được thuần dưỡng kĩ lưỡng đến đâu thì trong nó vẫn mang những đặc tính tự nhiên, hoang dã. Trong nhiều trường hợp, con Voi đã phản bội lại người chủ của mình. Nhưng có lẽ kiểu Voi như vậy chỉ chiếm một số lượng nhỏ trong hệ thống truyền thuyết về Voi ở Việt Nam.
Bên cạnh những con Voi trung thành với chủ, cuối cùng hóa đá vẫn có những truyền thuyết về những con Voi phản chủ và chịu trừng phạt. Tuy nhiên những truyền thuyết này, như chúng tôi đã trình bày ở trên, có số lượng không nhiều.
Phẩm chất tiêu biểu của loài Voi như chúng ta đã biết là sự trung thành, tình nghĩa. Nhưng để có được những điều này, hầu hết chúng đều phải được con người thuần phục, chỉ dạy. Tuy nhiên, không phải bất kì một con Voi nào cũng dễ dàng thuần phục. Loài Voi vốn sống trong tự nhiên, bản tính hung dữ, hoang dã, chúng có sức mạnh rất ghê gớm. Dù thuần phục cũng không thể kiềm chế và thay đổi được bản tính tự nhiên của động vật.
Vì vậy, trong truyền thuyết về Voi, vẫn có những con Voi ngỗ ngược, không chịu nghe lời, bản tính tự nhiên không thể kiềm chế hết khiến chúng vô tình trở thành những con Voi phản chủ:
Truyện “Tướng tả thôn Bạt”, nói về việc có một con Voi chiến đến lại gần vị tướng, vốn tinh nghịch nên Tả liền ngắt và thò mấy cây cỏ lên. Thấy vậy, con Voi hạ vòi ngoắc luôn. Nhanh như chớp, Tả liền cắt đứt vòi Voi, con Voi đau điếng liền quật ngã chết viên tướng đang cưỡi rồi quay lại đánh lộn, dẫm bừa lên quân lính, voi ngựa ở đằng sau. Đám quân bị tắc ở giữa cầu nên bị Voi giày chết rất nhiều.
Rõ ràng con Voi trong câu chuyện không có ý định tấn công chủ, cũng không có ý định phản chủ, nhưng bản tính hoang dã theo bản năng “hạ vòi ngoắc mấy cây cỏ mà tướng Tả đưa lên” đã khiến tướng Tả hiểu nhầm và giết chết nó. Phần núi rừng hoang dã vẫn chưa mất hết trong nó.
Truyện 99 con voi cùng nằm về một hướng, chỉ có một con quay đầu về hướng khác bị cho là một hành động của sự phản bội, phản chủ. Nhưng nếu xét tới cùng, suy xét tới bản chất của động vật, đó cũng chỉ là một hành động sót lại của bản năng chưa được thuần hóa hoàn toàn. Hành động khác biệt với 99 con Voi còn lại đã khiến nó trở thành một con Voi phản chủ, quay đầu về hướng khác. Phải chăng nhân dân ta đã quá nghiêm khắc khi đánh giá chúng, vì cho dù thế nào chúng cũng là những loài vật. Chúng có bản năng tự nhiên của mình mà không phải lúc nào chúng ta cũng hiểu và kiềm chế hết được.
Có một câu chuyện về con Bạch tượng của vua Bảo Đại:
“Chuyện kể rằng vua Bảo Đại xem Bạch tượng như báu vật linh thiêng, rất chiều chuộng, yêu thương, nên cắt cử cả một đội quân suốt ngày chăm sóc.
Mình Voi được khoác áo kim tuyến đắt giá, bành trên lưng để chở vua được mạ vàng, cổ đeo vòng vàng nặng đến 7kg, xích chân cũng được mạ vàng”. Tuy nhiên, khi nhà vua thoái vị, đội quân chăm sóc cho Bạch tượng giải tán, “Ngài Trắng” không được chiều chuộng, cung kính như trước nữa. Khẩu phần ăn bị cắt
giảm, thức ăn không ngon nên Bạch tượng thường xuyên bị đói. Nghĩ mình bị bội bạc, ngược đãi nên nó đã quật chết quản tượng, phá đứt sợi dây xích, rời bỏ biệt thự sang trọng, chạy vào rừng sâu.
Trong câu chuyện trên, Bạch tượng được sống trong cảnh nhung lụa, chiều chuộng, ăn ngon nên nó quen với cuộc sống đó. Chính vì vậy, mà khi đói khổ, cuộc sống không còn được như trước thì nó thấy bất mãn và muốn thoát khỏi.
Ngay từ đầu, nó chỉ là một con vật bình thường nhưng do nhà vua đã quá đề cao nó, yêu chiều nó nên nó mới thay đổi tính nết. Từ đây, chúng ta nhận thấy rằng cách huấn luyện, bồi dưỡng của con người là rất quan trọng trọng việc thuần dưỡng loài vật. Cũng qua quá trình huấn luyện, nuôi dưỡng này gây dựng mối quan hệ giữa người và Voi. Đến phút cuối, nếu một con vật cảm thấy mình bị coi thường, không được quan tâm như trước nữa thì nó sẽ nghĩ chủ đã bội bạc mình nên nó sẽ tìm mọi cách để thoát khỏi cuộc sống đó. Đó chính là bản chất tự nhiên của loài vật. Con Voi trắng này đã quật chết người quản tượng rồi bỏ chạy vào rừng xanh bởi nó không hài lòng với cuộc sống hiện tại nữa. Thực ra cách đối xử, tạo mối quan hệ giữa người và vật cũng là một quá trình dài, đầy thử thách. Chỉ khi con người thật lòng quan tâm, yêu mến và hướng chúng tới những hành động tốt đẹp thì chúng mới đi theo và trung thành. Hành động quật chết quản tượng, bỏ trốn của con Voi này chứng minh rằng nó là con vật không có tình nghĩa. Nó đã quên đi công ơn nuôi dưỡng của chủ trong suốt thời gian qua. Lúc bấy giờ, thời vận thay đổi nên nó lại tự tìm cách giải phóng bản thân.
Nhưng mà nguyên nhân sâu xa dẫn đến hành động này của con Voi là do con người. Con người cứ nghĩ chỉ cần cho con vật một cuộc sống đầy đủ là đã tốt với nó. Nhưng trên thực tế không phải như thế là có thể đảm bảo con vật đó sẽ gắn bó lâu dài bên con người. Điều quan trọng mà dù là con vật hay con người cũng rất cần đó là một tình cảm thực sự yêu thương và chân thành.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, trong các truyền thuyết về Voi ở Việt Nam mà chúng tôi khảo sát được thì có rất ít kiểu Voi phản chủ. Voi phản chủ
chỉ có lí do là chúng bị kích động, bị chủ vô tình làm đau nên chúng mới bộc phát bản tính hoang dã của mình. Còn thực tế các chú Voi sau khi được huấn luyện đều biết nghe lời và trung thành với chủ. Nhưng cũng có thể là do mối quan hệ giữa người và vật không được tốt đẹp, không có được mối giao hòa.
Voi phản chủ là kiểu nhân vật ít xuất hiện trong các truyền thuyết về Voi ở Việt Nam. Thực tế là một con vật khi đã chủ động quy hàng hoặc được minh chủ thu phục thì trong lòng chúng đều thể hiện sự ngưỡng mộ, tin tưởng. Chúng sẽ theo sự huấn luyện của chủ tướng để trở thành một con vật có ích. Dẫu cho bản tính hoang dã vẫn còn nhưng ưu điểm sẽ lấn át nhược điểm. Chỉ trong một vài trường hợp hiếm hoi, con Voi mới phản kháng lại lệnh. Nhưng cũng có những trường hợp do con Voi có một hành động khác thường mà nhân dân ta giải thích theo suy nghĩ khác về nó. Theo chúng tôi, khi con Voi bất mãn với cuộc sống hiện tại của nó hoặc là nó rơi vào tình huống khó xử, ngay lập tức nó sẽ chạy vào rừng. Nó trở về với rừng cũng giống như con người ta khi buồn tìm về với ngôi nhà của mình vậy. Cho nên chúng ta cũng có thể nghĩ rằng Voi có hành động phản lại chủ của mình đó là do một phần bản tính hoang dã trỗi dậy lên trong nó mà thôi.