Mô típ Voi hóa đá

Một phần của tài liệu truyền thuyết về voi ở việt nam (Trang 85 - 117)

Chương 3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỐT TRUYỆN TRUYỀN

3.3. Các mô típ tiêu bi ểu

3.3.4. Mô típ Voi hóa đá

Chờ đợi đến hóa đá là biểu tượng của lòng chủng thủy, là mô típ quen thuộc trong văn học dân gian. Người chờ người đến hóa đá; vật chờ người hóa đá. Sau khi con Voi trút hơi thở cuối cùng, chúng thường hóa đá.

Trong truyện “ Chú Voi què hóa núi”, con Voi hóa đá vì đợi chờ chủ. Nó ở lại mảnh đất này khi bị thương nặng. Con Voi vì bị thương nên nó ở lại một mình. Có lẽ do vết thương quá nặng, lại không có người chăm sóc nên nó không khỏe lên được. Nó cứ nằm một chỗ như thế, mặc cho trời nắng nóng hay mưa rét. Sức lực của một con Voi chiến dần cạn kiệt. Nhưng vẫn nhớ lời căn dặn của chủ nên nó cứ nằm yên ở đó mà chờ đợi. Thời gian cứ thế trôi đi, nó qua đời rồi hóa đá. Nó hóa đá để không bị lớp bụi thời gian làm phai mờ, để sau này chủ tướng quay lại vẫn còn nhận ra nó. Còn trong truyện “ Thác Voi ở Lâm Đồng”, đàn Voi hóa đá sau thời gian dài lắng nghe tiếng hát của cô gái. Đàn Voi bấy lâu nay cứ lặng im nằm đó để cảm nhận tiếng hát của cô gái. Ngày qua ngày, chúng như hiểu hết nỗi lòng của cô. Chính tình yêu chung thủy của cô gái đã khiến đàn Voi phủ phục và hóa đá. Hình ảnh Voi hóa đá trong truyện này chính là một biểu tượng đẹp của tình yêu. Để nhân dân muôn đời nhắc nhở nhau về lòng thủy chung, đợi chờ của người con gái.

Voi khi chết chỉ hóa đá, thường có hình dạng giống một ngọn núi đó là biểu tượng vững bền về lòng thủy chung, trung thành. Dẫu thời gian có thể làm mờ đi nhiều thứ nhưng những tình cảm đẹp vẫn mãi sáng ngời. Tác giả dân gian đã chọn kết cục cho Voi hóa đá để thể hiện ước mơ về một xã hội tốt đẹp hơn.

Tiểu kết chương 3

Thông qua việc tìm hiểu đặc điểm cấu tạo cốt truyện truyền thuyết về Voi ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy rằng những truyền thuyết này nói về sự vai trò của Voi trong đời sống lao động hằng ngày, trong chiến đấu. Cũng qua các câu chuyện này, chúng ta nhận thấy mối quan hệ mật thiết giữa người và Voi. Voi đã xuất hiện từ thời Bà Trưng, Bà Triệu đến thời Quang Trung Nguyễn Huệ, suốt chiều dài lịch sử đó, vết chân Voi đã giẫm đạp biết bao kẻ thù, góp phần mang về chiến thắng vẻ vang cho dân tộc. Có lẽ từ đó, hình ảnh con Voi trong lòng người Việt không còn đáng sợ nữa, nó thực sự đáng trân trọng và ngợi ca.

Những hành động đầy tình nghĩa, thấm đẫm nước mắt của con vật này một lần nữa khẳng đi, suốt chiều dài lịch sử đó, vết chân Voi đã giẫm đạp biết bao kẻ thù, góp phần mang về chiến thắng vẻ vang cho dân tộc. Có lẽ từ đó, hình ảnh con Voi trong lòng người Việt không còn đáng sợ nữa, nó thực sự đáng trân trọng và ngợi ca. Những hành động đầy tình nghĩa, thấm đẫm nước mắt của con vật này một lần nữa khẳng định được vị trí, vai trò của nó trong lòng mỗi người Việt Nam. Dẫu cho lớp bụi thời gian phủ mờ nhiều thứ nhưng hình ảnh những chú Voi oai phong xông pha trận mạc gắn liền với tên tuổi của các vị anh hùng vẫn được lưu danh sử sách.

KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu và khảo sát đề tài “Truyền thuyết về Voi ở Việt Nam”, chúng tôi có được những kết luận sau:

1. Voi là biểu tượng văn hóa lâu đời, có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới (đặc biệt là ở Châu Á và Châu Phi ). Ở mỗi thời đại, mỗi quốc gia, mỗi tôn giáo, mỗi lĩnh vực nghệ thuật, Voi lại mang đến cho chúng ta những ý nghĩa khác nhau. Chính sự phong phú về ý nghĩa đã làm cho Voi trở thành một con vật vừa linh thiêng, vừa gần gũi trong cuộc sống của con người.

Voi có mặt trong mọi hoạt động của đời sống văn hóa con người. Từ việc giải thích nguồn gốc về thần Ganesha ở Ấn Độ đã cho chúng ta thấy con vật này có màu sắc thần thánh. Nó là biểu tượng của trí tuệ và tấm lòng Bồ Tát. Chính vì vậy, mà ở Ấn Độ người ta coi nó như một vị thần. Từ trong chiến tranh của thời cổ đại, người ta đã sử dụng Voi chiến như một lực lượng hùng mạnh để chinh phục các nước.

Trong văn hóa Đông Nam Á, đặc biệt ở các nước Lào, Thái Lan, CamPuChia và Miến Điện thì Voi được tôn thờ như một vị Vua. Từ xa xưa, người ta đã sử dụng Voi trong chiến tranh. Voi gần gũi và giúp đỡ con người nhiều trong cuộc sống. Chính vì vậy mà ở khắp các ngôi chùa ở những quốc gia này đều khắc hình Voi như một vị thần bảo vệ cho sự bình yên của quốc gia.

Hằng năm, người ta cũng tổ chức nhiều lễ hội liên quan đến Voi như một lời cảm ơn, tri ân mà nhân dân cả nước dành cho con vật này.

Cũng như những linh vật khác, Voi đã đi vào cuộc sống của người Việt Nam từ ngàn năm nay. Trong văn hóa Việt Nam, Voi cũng được thể hiện khá phong phú và đa dạng. Chúng ta không chỉ tìm thấy những minh chứng về sự xuất hiện của Voi trong nghệ thuật tạo hình, điêu khắc, hội họa mà trong văn học, lịch sử chúng ta cũng tìm thấy sự có mặt của loài Voi.

2. Trong quá trình khảo sát các truyền thuyết về Voi ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy có ba nhóm truyền thuyết. Đó là nhóm truyền thuyết Voi gắn với địa danh, nhóm Voi chiến và nhóm Voi trong lao động sản xuất. Mỗi nhóm truyện mang những đặc điểm riêng, nội dung riêng nhưng chúng cùng ca ngợi về loài Voi với những hành động rất bản lĩnh và tình nghĩa của chúng. Cũng qua các nhóm truyện này, chúng tôi nhận thấy được sự tôn trọng và ngưỡng mộ tài năng của nhân dân ta dành cho các vị anh hùng.

3. Trong truyền thuyết về Voi ở Việt Nam, Voi cũng mang nhiều ý nghĩa khá thú vị và bổ ích. Gắn liền với tín ngưỡng thờ thần, trong truyền thuyết cũng thể hiện qua ý nghĩa: Voi là vật cưỡi của các vị vua, vị tướng thể hiện được uy quyền, sức mạnh và vị trí tôn quyền của loài vật này. Với đặc điểm cấu tạo cốt truyện theo mỗi nhóm và các mô típ tiêu biểu mà chúng tôi tìm hiểu được, càng khái quát hơn được đặc điểm của truyền thuyết về Voi ở Việt Nam.

4. Và cuối cùng, qua hình tượng Voi trong truyền thuyết ở Việt Nam, ta lại có thêm cái nhìn cụ thể về Voi trong văn hóa Việt. Từ đó, đặt nó trong tương quan với truyền thuyết về Voi ở các dân tộc khác nhau trên thế giới để thấy được những nét tương đồng và dị biệt về văn hóa giữa các dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị An (1994), “Nghiên cứu truyền thuyết, những vấn đề đặt ra”, Tạp chí văn học, (7), tr.34-37.

2. Trần Thị An (2014), Truyền thuyết các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

3. Nguyễn Vũ Tuấn Anh (1999), Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

4. Phan Huy Chú (1994), Đại Việt địa dư chí, Nxb Thuận Hoá, Huế.

5. Mai Ngọc Chừ (1998), Văn hóa Đông Nam Á, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Chu Xuân Diên (2001), Văn hóa dân gian, mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, Nxb Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh.

8. Chu Xuân Diên (2002), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Tp.

Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.

9. Nguyễn Tấn Đắc (2010), Văn hóa Đông Nam Á, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

10. Nguyễn Huy Đỉnh (2009), “Truyền thuyết dân gian xứ Bắc về các thần tự nhiên”; Tạp chí nghiên cứu Văn học, tr.90-104.

11. Anh Đức, Bùi Bình Thi, Bùi Khánh Thế (2001), Bản sắc dân tộc trong văn hóa văn nghệ, Nxb Văn học, Hà Nội

12. Lê Bá Hán (2007), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục.

13. Đinh Thị Minh Hằng (tuyển chọn) (2007), Tuyển tập Đinh Gia Khánh (tập 3) Văn hóa dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. Đỗ Thị Hảo, Mai Thị Ngọc Chúc (1998), Nữ thần Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.

15. Kiều Thu Hoạch (2009), Truyền thuyết dân gian người Việt (quyển 1) Truyền thuyết thời Hùng Vương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

16. Kiều Thu Hoạch (2009), Truyền thuyết dân gian người Việt (quyển 2) Truyền thuyết về thời Bắc thuộc Ngô – Đinh – Tiền Lê, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

17. Kiều Thu Hoạch (2009), Truyền thuyết dân gian người Việt (quyển 3) Truyền thuyết về thời Lý và Trần, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

18. Kiều Thu Hoạch (2009), Truyền thuyết dân gian người Việt (quyển 4) Truyền thuyết thời Lê và Tây Sơn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

19. Kiều Thu Hoạch (2009), Truyền thuyết dân gian người Việt (quyển 5) Truyền thuyết địa danh – phong tục và truyền thuyết khác, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

20. Jean Chevalier, Alan Gheerbrant (Phạm Vĩnh Cư dịch) (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

21. Vũ Ngọc Khánh (1995), Kho tàng truyện truyền kì Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

22. Vũ Ngọc Khánh (1996), Giai thoại Folklore Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

23. Vũ Ngọc Khánh (1998), Truyền thuyết Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

24. Lê Văn Kỳ (1995), Mối quan hệ giữa truyền thuyết người Việt và hội lễ về các anh hùng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

25. Lã Duy Lan (2001), Truyền thuyết Việt Nam (tập 1), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

26. Lã Duy Lan (2001), Truyền thuyết Việt Nam (tập 2), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

27. Hoàng Lê, Trần Việt Kình, Võ Văn Trực (2012), Sự tích và truyền thuyết dân gian, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

28. Phan Ngọc (2001), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.

29. Bùi Văn Nguyên (1993), Việt Nam thần thoại và truyền thuyết, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

30. Bùi Mạnh Nhị, Hồ Quốc Hùng (1999), Văn học dân gian – những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh.

31. Nhiều tác giả (2000), Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

32. Trần Duy Phương (1999), Vua chúa Việt Nam – giai thoại và truyền thuyết, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

33. Vũ Tiến Quỳnh (1997), Văn học dân gian Việt Nam: Thần thoại, truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, Nxb Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh.

34. Bùi Quang Thanh (1979), “Về một vài thể loại văn học dân gian”, Tạp chí Văn học, (4), tr.125-132.

35. Hồ Bá Thâm (2003), Bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

36. Đặng Hữu Toàn, Trần Nguyên Việt, Đỗ Minh Hợp (2005), Các nền văn hóa thế giới (tập 1), phương Đông (Trung Quốc, Ấn Độ, ẢRập), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

37. Đặng Hữu Toàn, Trần Nguyên Việt, Đỗ Minh Hợp (2005), Các nền văn hóa thế giới (tập 2), phương Tây (Cổ đại, Trung cổ, Phục hưng, Cải cách tôn giáo, Cận đại), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

38. Nguyễn Khánh Toàn (1973), “Tìm hiểu mối quan hệ giữa Thần thoại, Truyền thuyết và diễn xướng tín ngưỡng phong tục”, Tạp chí Văn học, (6), tr.98-110.

39. Phạm Huyền Trâm (2010), Hình tượng rắn trong truyện kể dân gian, Luận văn Thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Tp.

Hồ Chí Minh.

40. Phan Trần (1967), “Tinh thần dân tộc qua các truyền thuyết lịch sử”, Tạp chí Văn học, (3), tr.50-62.

41. Viện khoa học xã hội VN, Viện nghiên cứu văn học (2009), Tổng hợp văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam ( tập 16) truyện Cổ tích, truyền thuyết, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

42. Viện Văn học (1999), Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam: Thần thoại, truyền thuyết, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

43. Hồ Thị Xuyến (2014), Cá sấu trong truyện kể dân gian Nam Bộ, Luận văn Thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.

44. Nguyễn Khắc Xương (1976), “Tìm hiểu những truyền thuyết về văn hóa thời Hùng Vương dựng nước trên vùng đất tổ”, Tạp chí Văn học, (2), tr.21-32.

45. Phùng Nam Yến (1974), “Về truyền thuyết thời Hùng Vương”, Tạp chí Văn học, (1), tr.140-148.

Tài liệu web:

46. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Voi chiến

http://vi.wikipedia.org/wiki/Voi_chi%E1%BA%BFn 47. Báo Bình Định, Huyền thoại về voi trắng (2006)

http://www.mientrung.com/content/view/5240/128/

PHỤ LỤC 1. Điện Voi Ré

Tam quan, phía trước là Hồ Điện, nơi Voi uống nước thiêng mỗi khi giao đấu với hổ tại Hồ Quyền. Dưới thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, trong một trận giao tranh với quân đội Đàng Ngoài, một dũng tướng của Đàng Trong đã hi sinh giữa trận chiến. Đau buồn trước cái chết của chủ, con Voi của vị dũng tướng đã chạy trên một quãng đường dài hang trăm dặm từ chiến địa về tận thủ phủ Phú Xuân.

Đến địa điểm phía Đông của đồi Thọ Cương, nó đã rống lên một tiếng vang trời như phẫn uất, như đau thương cùng cực rồi phủ xuống trút hơi thở cuối cùng.

Cảm động trước sự trung thành của một con vật có nghĩa, dân địa phương đã làm lễ an tang, xây mộ cho nó, người ta vẫn gọi một cách mộc mạc là mộ Voi Ré.

Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho xây dựng bên cạnh mộ con Voi một ngôi điện thờ với tên gọi là Long Châu Miếu để thờ các vị thần bảo vệ và miếu thờ bốn con Voi dũng cảm nhất trong chiến trận của triều Nguyễn. Từ truyền thuyết và sự kiện lịch sử như vậy nên dân gian quen gọi ngôi miếu này là điện Voi Ré.

2. Thác Voi ở Lâm Đồng

Các già làng K‘ho cư trú lâu đời ở miền đất này kể rằng: Ngày xưa, vị tù trưởng của vùng núi Jơi Biêng có cô con gái rất đẹp. Mỗi khi sơn nữ cất giọng hát thì lá rừng thôi xào xạc, đàn chim ngừng tiếng hót để lắng nghe. Người yêu của nàng là con trai tù trưởng làng bên. Chàng được nhiều người yêu mến, quý trọng không chỉ bởi vóc dáng vạm vỡ, khuôn mặt khôi ngô mà còn vì sự gan góc, dũng cảm ít ai sánh kịp. Họ đã trao lời nguyện ước nên duyên vợ chồng, nhưng chàng trai phải lên đường giết giặc và rồi nhiều mùa trăng trôi qua mà không thấy chàng quay về. Cô gái đau khổ tìm đến ngọn núi hoang vắng mà trước kia họ từng hò hẹn, cất tiếng hát tha thiết, sầu thảm hi vọng người trong mộng tìm về chốn xưa. Tiếng hát của nàng khiến loài chim Bling xúc động.

Chúng rủ nhau bay đi thật xa để dò la tin tức và rồi chúng nói cho nàng biết là chàng trai đã hi sinh ngoài chiến trường. Thế nhưng, sơn nữ vẫn không chịu chấp nhận sự thật phũ phàng đó. Nàng cứ hát, hát mãi cho đến khi kiệt sức, ngã quỵ và không bao giờ gượng dậy được nữa. Đàn Voi phủ phục nghe nàng hát

bấy lâu nay cũng hóa đá lặng câm. Bỗng có tiếng nổ lớn, trời đất rung chuyển, khiến ngọn núi gãy ngang và một dòng thác đột ngột tuôn chảy, tung bọt trắng xóa. Tiếng thác nước rì rầm hòa cùng tiếng xào xạc của cây rừng, tiếng líu lo chim hót như tiếp nối lời ca, tiếng đàn của sơn nữ xinh đẹp, thủy chung. Người K’ho bèn đặt tên cho thác là Liêng Rơ woa Jơi Biêng-thác của những con Voi phủ phục hóa đá trước tình yêu nồng nàn, sâu sắc.

3. Bà Triệu

Số là từ ruộng sâu, bỗng xuất hiện một con Voi trắng một ngà rất dữ tợn. Đêm đêm, Voi về phá phách ruộng nương, nhổ bật cả cây ăn quả. Dân chúng săn mãi mà không ai hạ được nó. Một đêm, Voi trắng đang phá phách ở một cánh đồng làng. Một số phường săn đã tìm cách nhử Voi ra chỗ rộng. Voi đuổi người ta đến quá bìa rừng, rẽ quặt lại bị sa lầy. Nó cố vùng vẫy, rút chân ra khỏi đống bùn, rống lên những tiếng dữ tợn. Nàng Trinh cầm chiếc búa nhảy ngay lên đầu Voi, giáng cho Voi mấy búa đúng huyệt. Bị đau, Voi gầm thét vang trời, quơ vòi định cuốn cả địch thủ. Nhưng nàng Trinh ngồi trên đã né tránh rất nhanh nhẹn, nàng bồi thêm mấy nhát nữa, Voi chịu phép, quỳ xuống gục đầu ra vẻ chịu hàng.

Khi nàng Trinh từ trên mình Voi bước xuống thì Voi đưa cặp mắt hiền từ nhìn người con gái oai phong, tỏ ra từ nay xin một lòng quy thuận. Không cần chần chừ, Voi ngoan ngoãn đứng dậy theo bàn tay điều khiển của cô gái. Người nữ tướng sắp ra quân đã có Voi theo hầu trên bước đường chinh chiến. Khi ra trận, bà thường đi guốc ngà, mặc áo giáp vàng, chit khăn vàng và cưỡi con Voi trắng một ngà dũng mãnh.

4. Chú Voi què hóa núi

Mượn cớ vua Lê Chiêu Thống cầu viện, giặc Mãn Thanh ồ ạt kéo vào nước ta. Quân Tây Sơn giữ Thăng Long do đô đốc Nguyễn Văn Sở chỉ huy theo kế sách của Ngô Thì Nhậm đã rút lui về lập phòng tuyến Tam Điệp để chặn giặc và cho người vào Phú Xuân ( Huế ) bẩm báo với chủ tướng Nguyễn Huệ.

Nhận được tin quân Thanh đã chiếm đóng Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, xưng là Quang Trung, rồi thân chinh cầm binh kéo ra Bắc. Quân của Quang Trung gồm có bộ binh, kị binh và tượng binh. Mạnh nhất vẫn là đoàn Voi chiến hơn 300 con. Con Voi Quang Trung cưỡi là voi đực to nhất, chỉ có một ngà, trước đây vô cùng hung dữ ở núi rừng Tây Nguyên, không ai có thể thuần

Một phần của tài liệu truyền thuyết về voi ở việt nam (Trang 85 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)