CHƯƠNG I NH ỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ VÀ S Ự
1.1. Nh ững điều kiện cơ bản để phát triển cây cà phê
1.1.3. Điều kiện kinh tế
1.1.3.1. Hoạt động kinh tế của đồng bào Đăklak từcổ truyềnđến hiện đại
Hoạt động kinh tế trong xã hội cổ truyền của các dân tộc ở Tây Nguyên thường gắn với rừng. Toàn bộ những vật dụng xây cất nhà cửa hay lúa, ngô, rau quả để ăn hằng ngày…cũng đều do rừng cung cấp. Từ xưa, con người với cái rìu, cây chà gạt (một loại dao rừng của các dân tộc Tây Nguyên) đã chặt từng vạt rừng, phơi dưới nắng, chờ tới lúc đốt thành than để đổi lấy những gùi lúa, ngô. Bên cạnh đó các dân tộc Tây Nguyên cũng làm nương rẫy tuy nhiên với phương thức hết sức thô sơ như chọc lỗ tra hạt, ít cải tiến công cụ sản xuất, chủ yếu là chiếc rìu, cái gậy chọc lỗ, chiếc cuốc vạt cỏ…từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Tuy nhiên, các dân tộc Tây Nguyên cũng biết áp dụng “ kỹ thuật” từ những kinh nghiệm dân gian để giữ độ màu, độ ấm cho đất, hạn chế rửa trôi, tái sinh rừng.
Đây là kinh nghiệm rất quý đối với việc sản xuất cà phê bền vững. Chế độ làm rẫy luân khoảnh của người Ê Đê tương tự với việc giữ diện tích đất rừng bên cạnh diện tích trồng cà phê của người Pháp khi những đồn điền cà phê đâu tiên ra đời.
Tư duy kinh tế còn mang tính thần bí khá cao, việc phong đăng hay thất bát trong canh tác tùy thuộc vào các thần linh, vào hồn lúa, hồn cỏ cây…Vì thế, cùng với quá trình sản xuất, các dân tộc Tây Nguyên tiến hành những nghi lễ nông nghiệp phức tạp, tìm sự trợ giúp thường xuyên từ những đấng vô hình cho quá trình lao động, sản xuất.
Trồng trọt lúa ngô, chăn nuôi gia súc, làm nghề thủ công, tạo ra các vật dụng cần thiết cho tiêu dùng của cộng đồng, con người vẫn phải khai thác các nguồn thức ăn từ “ bầu sữa tự nhiên” là rừng núi. Các dân tộc Tây Nguyên sống nhờ vào rừng từ tất cả những gì thu nhận được qua công việc hái lượm và săn bắn của họ: rau quả, các loại củ, măng, nấm, chim, thú, cá, tôm…Hơn thế nữa, việc hái lượm và săn bắn từ nhu cầu mưu sinh đã trở thành một thú vui hữu ích, một cách để hòa mình với môi trường vốn quen thuộc từ ngàn năm đối với cả cộng đồng [67, tr. 91].
Chính hoạt động kinh tế du canh, du cư đã hình thành ở họ nếp sống tạm bợ, đơn sơ, nhưng lại nhanh chóng thích nghi với cái mới và sự thay đổi. Khi cây cà phê được du nhập vào Đắk Lắk, đồng bào dân tộc ở đây đã nhanh chóng tiếp thu, học hỏi các kinh nghiệm trồng trọt và chăm sóc cây cà phê, từng bước chuyển từ hoạt động kinh tế nương rẫy sang trồng cây công nghiệp dài ngày. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, với kinh nghiệm canh tác cây công nghiệp dài ngày, đồng bào các dân tộc thiểu số đã tích lũy được kinh nghiệm quí báu trong trồng trọt, kết hợp với những tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật trong canh tác cà phê. Cùng với người Việt, đồng bào các dân tộc thiểu số đã góp phần đưa hoạt động trồng cà phê đến nay đã trở thành một nghề, đó là nghề trồng và chế biến cà phê.
Sinh sống trong môi trường cao nguyên, nền kinh tế nương rẫy, chịu những tác động khách quan của các điều kiện địa lí hoàn cảnh lịch sử, xã hội Tây Nguyên biến đổi chậm. Mọi hoạt động xã hội, phong tục mang tính chất cộng đồng đều tuân thủ những luật lệ chung do một “ bộ máy” tổ chức mang tính tự quản điều hành, đứng đầu là Pô Pin Ea, người chủ bến nước, cũng là chủ buôn. Nhưng Pô Pin Ea có thế lực trong phạm vi một buôn hay một số buôn là những tù trưởng - Mtao. Những
thập kỉ cuối thế kỉ XIX trở đi, quyền hành của các Pô Pin Ea ngày càng bị thu hẹp, chỉ còn trông coi việc cúng bến nước và các nghi lễ chung khác.
Nhìn chung, hoạt động kinh tế trong xã hội cổ truyền của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên được quy định bởi nếp sống nương rẫy, đây là nếp sống chủ đạo và bao trùm lên toàn bộ các tộc người trong vùng. Nếp sống nương rẫy đó thể hiện trên nhiều phương diện.
Về kinh tế, đó là truyền thống canh tác nương rẫy trên vùng đất khô của sơn nguyên, đây còn là phương thức canh tác bắt con người hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh tự nhiên, thích ứng nhạy bén với những thay đổi điều kiện tự nhiên và khí hậu. Kinh tế nương rẫy là nền kinh tế ở trình độ thấp, đời sống con người thiếu thốn và bấp bênh. Nếp sống nương rẫy tạo cho con người gắn bó với môi trường rừng núi, đó là môi trường sống, sinh tồn của mỗi con người, mỗi làng buôn, nó tác động tới đời sống vật chất, cũng như thế giới tinh thần của con người. Nếp sống nương rẫy là nếp sống không ổn định, tạm bợ, nay đây mai đó. Toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc Tây Nguyên từ tín ngưỡng, lễ hội, phong tục, nghi lễ, đời sống tình cảm của con người gắn bó với rừng núi và nương rẫy cho nên một số nhà nghiên cứu còn gọi văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên là “ văn hóa rừng”. Tuy nhiên“ văn hóa rừng” lại giúp cho việc tiếp nhận sự có mặt của cây cà phê được dễ dàng hơn [67, tr. 18].
Về phương diện xã hội, nếp sống nương rẫy duy trì các quan hệ cộng đồng, mô hình xã hội cơ bản là làng buôn. Mỗi làng buôn như vậy gồm nhiều gia đình lớn hay nhỏ, cư trú trong một số nóc nhà, thậm chí cả làng có một nóc nhà dài của đại gia đình. Hoạt động xã hội của đồng bào dân tộc nơi đây cũng là yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất cà phê, một hoạt động sản xuất có nhiều khâu, nhiều quy trình từ khi trồng cho đến khi ra thành phẩm có mặt trên thị trường, do đó cần có lực lượng lao động lớn tham gia sản xuất.
Về hình thức gia đình, bao gồm gia đình mẫu hệ, phụ hệ và song hệ, trong đó gia đình mẫu hệ là tiêu biểu và đặc trưng cho các tộc người ở khu vực này.
Trong làng, buôn nổi bật nhất là quan hệ cộng đồng, thể hiện trên bốn mối liên kết: liên kết trên cơ sở cư trú (cộng cư), cộng đồng sở hữu đất đai và lợi ích của các nguồn tài nguyên thiên nhiên (cộng lợi), cộng đồng về đời sống tâm linh (cộng mệnh) và cộng đồng về văn hóa (cộng cảm). Chính trong môi trường xã hội như vậy, tồn tại các quan hệ bình đẳng và dân chủ.
Do kinh tế nương rẫy và trình độ phát triển xã hội tương ứng mà nền văn hóa các dân tộc ở đây vẫn cơ bản là văn hóa dân gian, một nền văn hóa do mọi người sáng tạo ra và phục vụ mọi người trong cộng đồng, chưa có văn hóa bác học, quý tộc, chưa có những người chiếm đoạt các giá trị văn hóa dân tộc cho cá nhân và giai cấp, tầng lớp mình.
Với trình độ phát triển kinh tế - xã hội như vậy, nên trình độ tư duy và thế giới tâm linh ở đây cũng mang sắc thái riêng, tư duy các dân tộc Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng còn ở trình độ tư duy thần bí.
Con người Đắk Lắk với quá trình lâu dài thích ứng và đấu tranh sinh tồn với hoàn cảnh tự nhiên, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu, như kinh nghiệm bảo vệ rừng, chống xói mòn đất, kinh nghiệm xen canh, luân canh. Tất cả những kinh nghiệm đó đều có ích cho hoạt động trồng trọt trong đó có cây cà phê.
Về cơ bản các cư dân Tây Nguyên là cư dân nương rẫy, song họ cũng đã biết canh tác ruộng nước, ruộng nước dùng cày và cuốc học từ người Chăm, người Lào, người Việt. Nếu như trước đây, nguồn thức ăn chính của các dân tộc nơi đây chủ yếu từ thiên nhiên, mang tính tự cung tự cấp, thì trong những năm qua, hoạt động kinh tế sản xuất nơi đây có những chuyển biến mạnh mẽ. Cư dân nơi đây đã sống định canh, định cư “ an cư lạc nghiệp”, ngoài nguồn lương thực chủ yếu từ ruộng lúa nước thì các loại rau màu – nguồn thực phẩm không thể thiếu cũng được trồng trên nương rẫy chủ yếu là các loại bầu, bí, ngô và các loại rau đậu, gia vị. Trong các loại cây lương thực trồng trên nương, bí, ngô có vị trí rất quan trọng vì cho năng suất cao và có thể dùng tích trữ lâu dài. Lối sống định canh định cư trong những năm gần đây là điều kiện rất căn bản cho việc phát triển cây cà phê, một loại cây trồng đòi hỏi việc chăm sóc lâu dài, ổn định.
Ngoài trồng trọt, chăn nuôi cũng được đồng bào các dân tộc nơi đây rất chú trọng chủ yếu la trâu, bò, gà, vịt, lơn…những gia súc, gia cầm này ngoài việc sử dụng để phục vụ cho các nghi lễ như đám cưới, đám ma, lễ bỏ mả, dịp tết, làm nhà mới… hoạt động chăn nuôi còn mang lại nguồn thu nhập kinh tế cho đồng bào nơi đây góp phần cải thiện đời sống kinh tế buôn, làng, bản và cả vùng Tây Nguyên nói chung.
Đặc biệt từ khi được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và nhà nước ta về vốn và kỹ thuật, đặc biệt là cây cà phê, kinh tế nơi đây có những thay đổi sâu sắc, đời sống người dân được cải thiện đáng kể, người dân không những có cái ăn, cái mặc mà còn dư thừa để tích lũy.
Ngày nay kinh tế Đắk Lắk chuyển dịch từng bước theo hướng công nghiệp, dịch vụ, du lịch, phát triển nông – lâm nghiệp hàng hóa. Nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thay dần nền kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc. Đồng bào các dân tộc nơi đây đã biết thâm canh tăng vụ, kết hợp nông – lâm nghiệp và công nghiệp chế biến, đáp ứng nhu cầu sản xuất dân sinh và xuất khẩu. Họ đã mở rộng diện tích cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày theo quy hoạch. Mở rộng diện tích, thâm canh, hạn chế tiến tới xóa bỏ việc phá rừng làm nương, rẫy. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhằm tạo ra nguyên liệu thịt, sữa…phục vụ công nghiệp chế biến, đảm bảo đời sống của nhân dân trong tỉnh.
Mặt khác, nhờ chú trọng trồng một số cây ngắn ngày có giá trị kinh tế cao và mở rộng diện tích trồng lúa nước, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, nên sản lượng lương thực toàn vùng đạt trên 1,5 triệu tấn. Toàn vùng có tổng đàn gia súc 2,3 triệu con, gia cầm đạt khoảng 8 triệu con. Bên cạnh hàng trăm dự án công nghiệp đã đi vào hoạt động, các tỉnh trong vùng đang tích cực xúc tiến việc hình thành, mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, kêu gọi các nhà đầu tư vào Đắk Lắk với nhiều chính sách ưu đãi. Tất cả đều tạo ra một nền kinh tế trong tỉnh ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trồng và sản xuất cà phê thêm an toàn và bền vững.