Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk (từ năm 1986 đến nay)

Một phần của tài liệu nghề trồng và chế biến cà phê ở đắk lắk từ đầu thế kỷ xx đến nay (Trang 99 - 113)

CHƯƠNG III TÁC ĐỘNG CỦA CÂY CÀ PHÊ ĐỐI VỚI KINH TẾ XÃ HỘI ĐẮK LẮK TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NAY

3.1. Tác động về kinh tế

3.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk (từ năm 1986 đến nay)

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng,với mục tiêu là ba chương trình kinh tế lớn: lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu; Đại hội lần thứ X Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đã chủ trương “đưa nền kinh tế của tỉnh bước vào giai đoạn đổi mới phù hợp với Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng” [4, tr.

164].

Đối với cây cà phê, xuất phát từ định hướng coi xuất khẩu là mũi nhọn nên Tỉnh đã khuyến khích nhân dân đầu tư phát triển cà phê, kết hợp tổ chức hợp tác với nước ngoài. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy về phát triển cây cà phê trong nhân dân, công tác trồng mới và thâm canh cây cà phê từ năm 1986 đã có những thay đổi đáng kể. Tỉnh đã hình thành Liên hiệp xí nghiệp đầu tư xuất nhập khẩu nhờ đó năng suất, sản lượng cà phê tăng lên rõ rệt. Năm 1985 sản lượng là 4.000 tấn, thu mua 2.500 tấn đạt tỷ lệ 70%. Năm 1986 sản lượng là 5.000 tấn, thu mua 4.500 tấn đạt tỷ lệ 90%. Chất lượng cà phê cũng tăng lên đáng kể, tỷ lệ cà phê nhân đạt 50 đến 52 %, xuất khẩu sang khu vực 2 đạt 75 % thị phần.

Bảng 3.1. Tình hình sản xuất cà phê của tỉnh Đắk Lắk 1900 – 2010 ( Nguồn:Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk)

Năm Diệntích(ha) Sảnlượng(tấn)

1990 69.641 28.580

1991 73.327 34.061

1992 79.005 53.484

1993 87.251 72.710

1994 101.977 109.328

1995 131.119 154.596

1996 153.058 159.633

1997 164.988 212.114

1998 169.626 246.956

1999 250.830 295.650

2000 259.030 370.551

2001 242.200 458.000

2002 248.900 413.500

2003 166.619 284.349

2004 165.126 360.880

2005 170.403 257.481

2006 174.740 435.025

2007 178.903 325.344

2008 182.434 415.494

2009 181.960 380.373

2010 190.765 399.098

Giai đoạn 1990 – 2000, diện tích cà phê và sản lượng cà phê của tỉnh tăng nhanh liên tục và đồng đều cùng nhau. Diện tích cà phê năm 1990 là 69.641 ha với sản lượng 28.580 tấn thì đến năm 2000 diện tích đã tăng lên đến 259.030 ha với sản lượng đạt 370.551 tấn. Tuy vậy đây chưa phải là sản lượng cà phê cao nhất. Từ 2001 diện tích cà phê của tỉnh giảm xuống còn 242.200 ha thì sản lượng đạt cực đại với 458.000 tấn. Có thể thấy rằng tương quan giữa diện tích và sản lượng cà phê của tỉnh đã bắt đầu chuyển dịch sang hướng tăng năng suất về chiều sâu.

Năm 2003, diện tích cà phê của tỉnh lại tiếp tục giảm còn 166.619 ha, giảm so với năm trước 595 ha. Số diện tích cây cà phê giảm này vẫn tiếp tục do hạn hán, già cỗi, dịch bệnh. Đồng thời UBND tỉnh Đắk Lắk cũng có chủ trương chặt bỏ những diện tích cho năng suất thấp, đồng thời chỉ đạo không trồng mới mà trên cơ

sở diện tích hiện có tiến hành chăm sóc, thâm canh tăng năng suất. Do vậy, sản lượng năm 2003 giảm mạnh so với năm trước, chỉ còn 284.349 tấn, giảm 41.059 tấn. Trong đó giảm mạnh nhất là các huyện Krông Păk 12.190 tấn, Krông Năng 8.728 tấn, Ea Kar 5.818 tấn, Krông Buk 5.555 tấn.

Năm 2004, trước yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước, của vùng Tây Nguyên, Quốc hội khóa XI đã ra Nghị quyết số 22 về việc chia tỉnh Đắk Lắk thành 2 tỉnh: Đắk Lắk và Đăk Nông. Lúc này, diện tích cà phê tỉnh Đắk Lắk (mới) chỉ còn 165.126 ha, trong đó nhiều nhất là huyệnCư M’gar 33.219 ha, Krông Buk 31.042 ha, Krông Năng 22.605 ha, Buôn Ma Thuột 13.715 ha... Nhưng với diện tích cà phê ít nhất so với các năm trước đây, nhưng sản lượng cà phê nhân của toàn tỉnh lại đạt sản lượng cao nhất từ trước đến nay, đạt ngưỡng trên 360 ngàn tấn, trong đó có những huyện tăng đột biến (so với năm 2003) như Krông Buk tăng 18.382 tấn, Krông Năng tăng 13.857 tấn, Krông Ana tăng 10.287 tấn, Krông Păk tăng 8.845 tấn, Cư M’gar tăng 8.219 tấn. Số liệu trên đã phản ánh đúng hướng chỉ đạo của UBND tỉnh là tập trung thâmcanh trên cơ sở dịên tích đã có; tiến hành chuyển đổi diện tích canh tác cà phê không thuận lợi sang trồng loại cây trồng thích hợp khác như điều, tiêu, cao su, bông, ca cao. Không chỉ tăng sản lượng, giá cà phê năm 2004 cũng có xu hướng nhích lên, giá xuất bình quân của cả năm là 646,1 USD/tấn.

Sang năm 2005, đến thời điểm ngày 17/5/2005, diện tích cà phê toàn tỉnh còn 162.849 ha. Do niên vụ 2004 2005, thời tiết các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có Đắk Lắk diễn biến hết sức phức tạp, thời tiết không mưa kéo dài khiến cho diện tích cây trồng toàn tỉnh bị thiệt hại rất nặng. Chỉ tính riêng diện tích cà phê bị hạn là 99.348 ha, trong đó diện tích mất trắng là 31.456 ha, ước thiệt hại trên 1.000 tỷ đồng, năng suất, sản lượng bị sụt giảm.

Như vậy, trong 5 năm, diện tích, sản lượng cà phê của tỉnh Đắk Lắk không ổn định so với các giai đoạn trước. Nguyên nhân là do giá cà phê xuống thấp làm ảnh hưởng đến đời sống của người nông dân, tình trạng hạn hán mấy năm gần đây diễn ra rất gaygắt, năm saup hức tạp và gây hậu quả nặng nề hơn năm trước đã làm cho người nông dân chặt bỏ đi nhiều diện tích cà phê sang trồng các loại cây trồng

có giá trị khác. Mặt khác do giai đoạn trước, giá cà phê còn cao, tình trạng di dân tự do vào Đắk Lắk rất khó kiểm soát. Người dân phá rừng trồng cà phê rất nhiều, năm cao điểm nhất, tổng diện tích cà phê toàn tỉnh lên đến 250.830 ha (1999).

Từ cuối năm 2005 đến 2010, tức trong vòng sáu năm trở lại đây, diện tích cây cà phê của tỉnh biến động theo chiều hướng tăng, đến nay diện tích cây cà phê của Đắk Lắk ước tính có khoảng 183.300 ha. Giai đoạn này diễn ra quá trình phục hồi của thị trường cà phê trong nước và thế giới, cùng với đó là những thách thức đặt ra của nền kinh tế cũng như yêu cầu tái canh của một diện tích lớn cây cà phê đã đến giai đoạn cần được thay thế.

Tất cả những điều kiện trên đặt ra yêu cầu phải tăng năng suất và sản lượng cũng như diện tích cà phê trong bền vững bằng việc kết hợp mạnh mẽ tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc trồng, chăm sóc và chế biến cà phê là xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ trong nội bộ ngành cà phê.

Từ năm 2005–2010 diện tích cà phê tại tỉnh Đắk Lắk đã tăng gần 12.900 ha, bình quân mỗi năm tăng gần 2.150 ha. Sản lượng tăng từ 257 ngàn tấn năm 2005 lên 435 ngàn tấn năm 2006, và 415 ngàn tấn niên vụ 2008. Năm 2010 ước tính đạt 387.181 tấn, tăng nhẹ so với năm 2009. Như vậy có thể thấy năng suất và sản lượng cà phê của tỉnh Đắk Lắk không ổn định, có khoảng biến động khá lớn về năng suất từ 15,50 tạ/ha đến 25,77 tạ/ha và trong ba năm 2008 – 2010 năng suất trung bình đạt 22,0 – 23,9 tạ/ha, cao hơn bình quân cả nước.

Có hơn 85% diện tích cà phê là của người dân tự trồng và quản lý, chỉ có khoảng 15% diện tích cà phê thuộc các công ty, doanh nghiệp tương đối tập trung thành vùng chuyên canh. Toàn tỉnh Đắk Lắk có khoảng gần 180.500 hộ trồng cà phê, trong đó số hộ có quy mô dưới 0,5 ha chiếm khoảng 35% (hơn 63.000 hộ), hộ có quy mô diện tích từ 0,5 đến dưới 1 ha chiếm khoảng 34% (khoảng 61.000 hộ) và quy mô diện tích từ 1 đến dưới 2 ha gần 24% số hộ; còn lại từ 2 ha trở lên chỉ có hơn 7% số hộ canh tác cà phê (gần 13.000 hộ).

Năm 2012, diện tích gieo trồng đạt 614.545 ha (tăng so với niên vụ trước trên 66 nghìn ha); diện tích cà phê kinh doanh đạt 549.130 ha (tăng so với niên vụ trước

trên 35 nghìn ha). Trong đó tỉnh Đắk Lắk có diện tích cà phê lớn nhất 200.161 ha (190.329 ha cà phê kinh doanh). Năng suất trung bình cả nước ước đạt 23,20 tạ nhân/ha tăng so với niên vụ trước 1,6 tạ/ha và sản lượng đạt 1.273.012 tấn tăng so với niên vụ trước khoảng 170 nghìn tấn.

Từ thực trạng sản xuất cà phê từ năm 1990 đến năm 2010. Năm 2011, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Đắk Lắk đã tổng kết “Đắk Lắk là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỉ trọng công nghiệp tăng cao. Bước đầu tỉnh đã huy động được nhiều nguồn lực cho phát triển.

Kinh tế của tỉnh tăng nhanh góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự đóng góp của kinh tế Đắk Lắk bảo đảm cho kinh tế Tây Nguyên phát triển bền vững, lâu dài là vấn đề lớn có ý nghĩa chiến lược của đất nước. Trong đó tỉ trọng ngành công nghiệp, lâm nghiệp chiếm tỉ trọng khá cao, sản lượng cà phê góp phần lớn nhất trong sản lượng kinh tế của tỉnh”. [31, tr. 2-3].

Có thể nói sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk ngày càng có quy mô lớn, có năng suất hiệu quả kinh tế cao. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Cây cà phê trở thành cây trồng chủ đạo, chiếm vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp của tỉnh.Đóng góp vào sự phát triển kinh tế nông nghiệp của cả nước, là lực đẩy chính cho nền kinh tế của tỉnh,phần lớn thu nhập của người dân và GDP của tỉnh là do ngành nông nghiệp trong đó có cà phê đóng góp.

Trong những năm gần đây, thực tiễn hoạt động sản xuất cà phê đặt ra nhiều thách thức đối với người trồng cà phê, xu hướng gia tăng diện tích ồ ạt giai đoạn đầu đã không còn phù hợp. Sản xuất cà phê chuyển sang phát triển theo hướng gia tăng năng suất trên một đơn vị diện tích. Các mô hình thâm canh và chuyên canh đã xuất hiện và phát huy giá trị..

Bảng 3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng cây cà phê năm 2010 phân theo huyện (Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk)

STT Huyện, thành phố Diện tích hiện có(ha)

Diện tích cho sản phẩm

Năng suất trên diện tích cho

sản phẩm (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

1 TP.BuônMaThuột 13.931 13.365 24,54 32.803

2 HuyệnEa H’Leo 21.035 19.525 25,39 49.580

3 HuyệnEa Sup 31 31 8,39 26

4 HuyệnKrôngNăng 25.662 23.246 20,35 47.296

5 HuyệnKrôngBuk 21.297 21.076 21,94 46.250

6 HuyệnBuônĐôn 3.357 2.660 30,11 8.009

7 HuyệnCưMgar 35.942 33.933 20,36 69.088

8 HuyệnEa Kar 6.826 6.409 17,50 11.215

9 HuyệnM’Đrăk 3.184 2.897 13,49 4.309

10 HuyệnKrôngPăk 17.950 16.000 22,00 35.200

11 HuyệnKrôngBông 1.592 1.463 17,59 2.574

12 HuyệnKrôngAna 8.414 7.799 28,73 22.410

13 HuyệnLăk 1.283 971 21,47 2.085

14 HuyệnCưKuin 13.770 12.613 23,95 30.213

15 TX.BuônHồ 16.491 15.902 23,92 38.040

Tổngsố 190.765 177.890 22,35 399.098

Cùng với việc coi đầu tư vào phát triển cà phê là kinh tế mũi nhọn, ở Đắk Lắk đã hình thành nên các vùng chuyên canh cây cà phê đó là: Huyện Cư Mgar với diện tích 35. 942 ha, huyện Krông Năng diện tích 25.662 ha, huyện Krông Păk có diện tích 17.950 ha, huyện Krông Buk có diện tích 21.297 ha, huyện Ea H’leo có diện tích 21.035 ha, thị xã Buôn Hồ có diện tích 16.491 ha và TP. Buôn Ma Thuột có diện tích 13.931 ha.

Bảng 3.3. Diện tích-năng suất-sản lượng cà phê của các tỉnh niên vụ 2011 – 2012 (Nguồn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2012)

STT Địa

phương

Tổng diện tích

(ha)

Kiến thiết cơ bản (ha)

Kinh doanh (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (1.000 tấn)

1 Đắk Lắk 200.161 9.832 190.329 25,12 487.748

2 Lâm Đồng 145.734 5.704 140.030 24,90 343.375

3 Gia Lai 77.627 2.060 75.567 20,20 151.771

4 Đắc Nông 116.350 35.331 81.019 22,20 179.658

5 Kon Tum 12.158 1.353 10.805 25,26 26.281

6 Đồng Nai 20.000 3.000 17.000 17,8 30.300

7 Bình

Phước 14.938

3.431 11.507 19,50 19.593

8 BR-VT 7.071 152 6.919 19,50 13.485

9 Quảng Trị 5.050 - 5.050 15,00 5.968

10 Sơn La 6.371 2.635 3.736 16,10 6.014

11 Điện Biên 3.385 1.917 1.468 24,70 3.619

12 Các tỉnh

còn lại 5.700 - 5.700 10,00 5.200

Tổng 614.545 65.415 549.130 23,20 1.273.012

Niên vụ 2012 – 2013, tỉnh Đắk Lắk thu hoạch được 465.000 tấn cà phê nhân, và đã xuất khẩu 350.000 tấn đảm bảo chất lượng cao, tăng 52.000 tấn so với năm 2011, 2012. Là tỉnh có diện tích, năng suất sản lượng lớn nhất nước.

Theo dự kiến, mục tiêu phát triển của cục trồng trọt đến năm 2020 diện tích trồng cà phê sẽ là 447.000 ha chiếm 89,4% so với tổng diện tích cà phê cả nước.

Trong đó, tỉnh Đắk Lắk sẽ có 170.000 ha trồng cà phê.

Tuy nhiên trong quá trình sản xuất nông nghiệp vấn đề trồng trọt cà phê còn gặp rất nhiều khó khăn như, phần lớn diện tích vườn cà phê vối (Robusta) ở Đắk

Lắk được trồng bằng hạt, do đặc điểm thụ phấn tự do của cây cà phê vối, nên vườn cây cà phê thường không ổn định, cho năng suất thấp, tỷ lệ nhiễm bệnh cao, kích thước quả không đồng đều, chín không tập trung gây khó khăn cho việc thu hái, chế biến. Cùng với chủ trương không phát triển thêm diện tích cà phê vối mà chỉ tập trung đầu tư thâm canh, cải tạo các vườn cây hiện có thì ngành cà phê Đắk Lắk đang phải đối mặt với diện tích vườn cây cà phê già cỗi ngày càng gia tăng.

Hình 3.1 Diện tích cà phê chia theo độ tuổi (Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk)

Với hơn 30 % diện tích có độ tuổi trên 17 tuổi, trong đó có khoảng 28.000 ha được trồng từ trước năm 1990 hiện đang kinh doanh kém hiệu quả, phải cưa đốn phục hồi hoặc thanh lý trồng lại. Nhưng việc cưa đốn tạo chu kỳ hai hay thanh lý trồng lại gặp nhiều khó khăn, trở ngại đặc biệt là việc phát sinh các bệnh hại rễ cà phê, hiệu quả phòng trừ bệnh, cải tạo đất còn nhiều hạn chế. Đây là bài toán khó trong tổ chức thanh lý và tái canh cây cà phê hiện nay của Đắk Lắk.

Một số nông dân sinh sống ở vùng sâu, vùng xa do trình độ hạn chế, nên việc tiếp cận với tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong canh tác cà phê, cũng như những thông tin về thị trường còn hạn chế. Nên họ rất cần được cung cấp kiến thức và kỹ năng về những vấn để trên để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện thu nhập, ổn định đời sống, tăng thu nhập kinh tế gia đình.

DIỆN TÍCH CÀ PHÊ CHIA THEO ĐỘ TUỔI

30.89%

56.43%

8.19% 4.49%

Diện tích >17 tuổi Diện tích từ 10 - 17 tuổi Diện tích từ 4 - 9 tuổi Diện tích KTCB

Hơn thế hiện nay ở Đắk Lắk sản xuất cà phê chủ yếu tập trung ở 5 huyện.

Tình hình này cho thấy sự phân tán trong sản xuất và sự phá triển theo phong trào thiếu quy hoạch. Diện tích trồng cà phê khá nhạy cảm với giá cả cho nên việc sản xuất cà phê vẫn còn sự bất ổn, chưa theo quy hoạch và thiếu bền vững.

Duy trì quy mô sản xuất hợp lý đi liền với việc tăng quy mô sản xuất của mỗi hộ để nâng cao hiệu quả và phát tiển bền vững. Khuyến khích các hộ sản xuất mở rộng quy mô sản xuất bằng cách thực hiện liên kết giữa các hộ và tập trung sản xuất và không khuyến khích các mở rộng quy mô bằng con đường tăng thêm diện tích qua khai hoang và chuyển đổi diện tích cây trồng khác. Tiến tới hình thành những trang trại – doanh nghiệp sản xuất cà phê theo quy mô lớn.

Thực tế đã cho thấy những thành công trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó có sản xuất cà phê, chủ yếu là dựa vào sự phát huy được động lực của kinh tế hộ gia đình.

Với đặc điểm của việc sản xuất cây cà phê trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi việc phát triển sản xuất cây cà phê nói riêng và nông nghiệp, nông thôn nói chung phải sản xuất tập trung trên quy mô lớn hiện đại. Trước yêu cầu đó, bản thân kinh tế hộ gia đình dù có trở thành kinh tế trang trại đi nữa thì vẫn có sự hạn chế của nó là phân tán, không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất tập trung canh đòi hỏi phải quy mô tập trung, như kinh nghiệm trong nước cũng như quốc tế đã chỉ ra. Hơn nữa quá trình hội nhập ngày càng mạnh mẽ, với quy mô nhỏ lẻ của các hộ gia đình. Vậy việc phát triển sản xuất cây cà phê của tỉnh dựa trên sự phát triển của kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại, trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện nay tất yếu sẽ phải theo hướng tập trung quy mô lớn và hiện đại. Các hộ gia đình và các trang trại liên kết hợp tác với nhau để xây dựng hợp tác xã theo mô hình đổi mới [64, tr.26]

Như vậy, vai trò của cây cà phê là rất quan trọng trong việc chuyển dịch kinh tế nông nghiệp khi chúng ta đang là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất nhì thế giới sau gạo. Cây cà phê góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng và cơ cấu kinh tế của tỉnh Đắk Lắk. Do đó cần phải phát triển sản xuất cà phê tập trung theo

hướng thâm canh và công nghiệp hóa từ sản xuất đến thu mua, chế biến ở các địa bàn có điều kiện thuận lợi để phát huy tiềm năng lao động, đất đai, khí hậu.

Hoạt động thương mại và dịch vụ

Tác động đầu tiên có thể kể đến của cà phê đối với thương mại và dịch vụ có thể kể đến là việc đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu nông sản cũng như các mặt hàng kinh doanh phục vụ cho cuộc sống hiện đại.

Bên cạnh đó việc tham gia của thành phần kinh tế tư nhân trong hoạt động sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản phẩm từ cà phê. Nếu như thời kỳ pháp thuộc, việc kinh doanh cà phê chỉ thuộc về các công ty của chính quốc. Trong giai đoạn 1975 – 1986 chỉ là các công ty quốc doanh thì hiện nay có thêm sự tham gia mạnh mẽ của khối tư nhân.

Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện có khoảng 71 doanh nghiệp sản xuất – thu mua – chế biến – xuất khẩu cà phê, trong đó có 20 đơn vị xuất khẩu trực tiếp, 51 đơn vị thu mua cà phê bán trên thị trường nội địa và ủy thác xuất khẩu hoặc có xuất khẩu nhưng với số lượng không đáng kể. Trong số này có 24 doang nghiệp thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam (VINACAFE: gồm 23 đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh và 1 dơn vị thu mua xuất khẩu), 40 doanh nghiệp địa phương thuộc tỉnh, 5 chi nhánh tỉnh ngoài, 1 công ty liên doanh (Đak Man).

Doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh cà phê: hầu hết các đơn vị sản xuất cà phê có hoạt động kinh doanh thu mua, sơ chế cà phê, các đơn vị này chiếm 15,8% diện tích cà phê toàn tỉnh (khoảng 40.000 ha) nhưng sản lượng cà phê chiếm 20,5%.

Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê: hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 14 doanh nghiệp vừa kinh doanh vừa xuất khẩu cà phê; đặc biệt có 3 doanh nghiệp nhà nước xuất khẩu cà phê hàng đầu là công ty xuất nhập khẩu Tây Nguyên, công ty xuất nhập khẩu 2/9 và công ty cổ phần Đầu Tư –xuất nhập khẩu tỉnh, mỗi công ty xuất trung bình 50.000 tấn /năm và có 40 doanh nghiệp kinh doanh cà phê theo hình thức ủy thác và tiêu thu trên thị trường nội địa. Bênh cạnh đó các tỉnh, thành phố như Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Gia Lai, Lâm

Một phần của tài liệu nghề trồng và chế biến cà phê ở đắk lắk từ đầu thế kỷ xx đến nay (Trang 99 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)