CHƯƠNG I NH ỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ VÀ S Ự
1.2. Quá trình du nh ập cây cà phê và phát triển cây cà phê ở Đắk Lắk
2.1.1. Chọn đất trồng và các điều kiện khác
Trong kĩ thuật trồng cà phê, ở Đắk Lắk người Pháp rất coi trọng đất trồng, ngay từ khi nhận thấy tiềm năng đất đỏ, người Pháp rất vui mừng vì các nhà nông học Pháp hiểu, để trồng cà phê phải là đất tốt, màu mỡ, có độ sâu vì cà phê là cây lâu năm, có bộ rễ khỏe, phát triển tốt ăn sâu tới hơn 1m. Trên nền đất tốt và được chăm sóc chu đáo không những cây cà phê sẽ sinh trưởng tốt cho năng suất cao mà còn kéo dài được tuổi thọ.
Ngoài độ sâu trên 70 cm, đất còn phải có lý tính tốt, tức là tơi xốp, để bộ rễ và nhất là rễ lông hút phát triển, độ tơi xốp phải đạt từ 50 đến 60% có như vậy mới vừa dễ thoát nước khi mưa to vừa thuận lợi cho bộ rễ phát triển. Rễ cây cà phê rất mẫn cảm với đất bí, nếu đọng nước rễ dễ bị thối và ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng của cây. Trong mùa khô, đất giữ được ẩm tốt là đất đỏ bazan. Kinh nghiệm đó khiến cho các nhà nông học Pháp chọn trồng cà phê trên những vùng đất có tiêu chí trên.
Ngoài đất bazan, cà phê còn được trồng trên đất poosooc-phia, diệp thạch sét, diệp thạch mica, diệp thạch vôi, phù sa cổ, đá vôi, dốc tụ… Tuy các loại này kém đất bazan nhưng nếu được thâm canh tốt ngay từ đầu, cà phê vẫn cho năng suất cao.
Nên ngày nay diện tích cà phê được mở rộng ngay cả trên đất không thuộc nhóm bazan [72, tr. 16]. (người Pháp không canh tác trên những vùng đất này). Vì vậy chất lượng và năng suất cà phê không đạt yêu cầu ở một số vùng trồng cà phê tự phát hoặc hộ nông dân nhỏ lẻ
Do điều kiện địa hình miền núi, nên ngay từ đầu người Pháp chú trọng đến vệc chống xói mòn, bảo vệ đất như trồng theo đường đồng mức, gieo cây ngắn ngày họ đậu chắn dòng chảy, trồng rừng đầu nguồn, và đã tìm cách bồi dưỡng nâng độ phì cho đất trong quá trình chăm sóc, khai thác cà phê.
Khả năng phát triển của bộ rễ cây cà phê rất nhanh thuộc loại háo khí cho nên từ thời Pháp thuộc, ở Đắk Lắk, người Pháp sau khi chọn những vùng đất thích hợp nhất đã tiến hành trồng cà phê, họ tiến hành cày sâu xới tơi trên các diện tích đất này và đào hố trồng sâu đúng 50 cm, rộng 50 – 60 cm. Mục đích của việc này nhằm đảo trộn lớp đất mặt nhiều dinh dưỡng và thúc đẩy rễ cà phê đâm sâu bám chặt vào lòng đất.
Yếu tố kỹ thuật này đã bị bỏ qua trong giai đoạn bùng nổ diện tích cà phê những năm cuối thập niên 70 đầu thập niên 80. Tiêu chuẩn cày xới đất và đào hố trồng theo kỹ thuật của người Pháp không được chú trọng đúng mức vì mục tiêu tăng nhanh diện tích cà phê những năm sau giải phóng, dẫn đến việc hàng loạt các diện tích cà phê phải trồng lại vì không thể phát triển tốt và cho năng suất cao. Thực tế đó cho thấy ngay từ đầu, người Pháp đã sở hữu phương thức canh tác cà phê tốt nhất. Chính vì vậy, độ sâu cày xới đất và kích thước hố trồng vẫn còn nguyên giá trị kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay trong canh tác cà phê.
Ngày nay, đất được chọn trồng cà phê phải đáp ứng một số chỉ tiêu như chọn đất tốt, có độ dốc thấp từ 8 độ trở xuống, độ sâu trên 70 cm. Tốt nhất là đất bazan, sau đó là các loại sa phiến thạch. Địa thế của vườn cà phê không bị ngập úng khi mưa to, nhất là nơi hợp thủy thường có nước lũ tràn qua.Về chất lượng đất, ngoài
độ sâu, cần chọn đất có độ phì cao, hàm lượng mùn phải có trên 2,5% và hàm lượng NPK tổng số và dễ tiêu, tối thiểu phải đáp ứng được yêu cầu cây cà phê chè. Độ PH, tức là độ chua, phải từ 5,5-6,5. [42, tr.291]
Ngày nay, thông thường hố trồng cà phê phải được hoàn thành trước khi trồng cà phê ít nhất 1-2 tháng. Hố được đào bằng tay kích thước dài (50-60 cm), rộng 50 cm, sâu 50 cm, lớp đất mặt để riêng. Cùng với việc cơ giới hóa nông nghiệp, việc đào hố bằng tay được thay thế bằng máy khoan hố, tuy vậy kích thước hố vẫn phải đảm bảo là đường kính hố phải đạt 40-50 cm, sâu 50 cm.
b. Các điều kiện khác
Đối với cây cà phê sau khi chọn đất để trồng còn phải tính đến một vài điều kiện khác vì không phải vùng nào có đất thích hợp cũng trồng được cây cà phê.
Chính điều này mà điều kiện thổ nhưỡng, tự nhiên ở Đắk Lắk trở thành nơi trồng cà phê lý tưởng. Ngoài yếu tố đất đai cây cà phê còn đòi hỏi một số yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng, gió.
- Về nhiệt độ, cây cà phê robusta trồng ở Đắk Lắk thích hợp nhất vì nhiệt độdao động từ 24- 260C. Cho nên vùng hay xuất hiện sương muối, gió rét và gió nóng đều bất lợi đối với sinh trưởng của cây cà phê. Ngược lại, cà phê chè ưa nơi mát và hơi lạnh. Phạm vi thích hợp từ 180C - 250C, thích hợp nhất từ 200C - 220C.
Do yêu cầu về nhiệt độ như vậy nên cà phê chè thường được trồng ở miền núi có độ cao từ 600 - 2.500 m vì vậy không thích hợp trồng cà phê chè ở Đắk Lắk. Cà phê chè được trồng nhiều nhất trên Tây Nguyên là Lâm Đồng. Do đó khi chọn đất trồng cho cà phê vối ở Đắk Lắk không chọn những vùng có gió nóng, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp [42, tr. 88]
- Về nguồn nước tưới, đối với cà phê vối cần lượng mưa từ 1.300 - 2.500 mm. Ở Đắk Lắk, trong quá trình canh tác cây cà phê người Pháp đã chọn những vùng đất gần rừng để đảm bảo độ ẩm, không cần nước tưới. Còn hiện nay, hầu hết các vùng trồng cà phê đều được đầu tư các công trình thủy lợi phục vụ cho việc tưới tiêu [42,tr. 88]
- Về gió, đối với cây cà phê; gió lạnh, gió nóng, gió khô đều có hại đến quá trình sinh trưởng. Gió quá mạnh làm cho lá bị rách, rụng lá, các lá non bị thui đen, gió nóng làm cho lá bị khô héo. Gió làm tăng nhanh quá trình bốc thoát hơi nước của cây và đất, đặc biệt là trong mùa khô. Vì vậy cần phải có hệ đai rừng chắn gió chính và phụ, cây che bóng để hạn chế tác hại của gió. Đai rừng chắn gió và cây che bóng còn có tác dụng hạn chế việc hình thành và tác hại của sương muối. Ở những vùng có gió nóng, đai rừng còn có tác dụng điều hòa nhiệt độ trong lô trồng [42, tr. 92]
Nhìn chung ở khâu chọn đất và chọn vị trí phù hợp hoạt động trồng cà phê ở Đắk Lắk đã tích lũy được kinh nghiệm từ thời Pháp thuộc cho đến nay vì vậy đã hình thành một cách ổn định các vùng, các khu vực trồng cà phê chuyên canh truyền thống.