CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA CÁC HỘI KÍN Ở NAM KỲ
1.2. Lưu dân người Hoa và sự du nhập hội kín Thiên Địa hội vào Nam Kỳ
1.2.1. Sơ lược về lịch sử hội kín Thiên Địa hội ở Trung Quốc (từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX)
Các bang hội bí mật ở Trung Quốc (các nhà nghiên cứu phương Tây thường gọi là Hội kín - Secret Society) có một lịch sử lâu đời. Đây là tổ chức của những người có xu hướng chống lại sự kiểm soát, ràng buộc của chính quyền phong kiến. Hoạt động của các tổ chức này rất đa dạng, tùy thuộc mục đích, tôn chỉ mà những người thành lập đề ra. Đối với các bang hội mang tính chất chính ưị, việc lật đổ chính quyền hiện tại luôn là mục tiêu hàng đầu. Ở một số bang hội khác, hoạt động của họ chỉ nhằm chống lại tình trạng bất công trong xã hội. Những bang hội này thường làm những việc nghĩa hiệp như trừng trị bọn quan lại, địa chủ tàn ác, giúp đỡ dân nghèo cô thế... Bên cạnh đó, cũng có những bang hội chuyên cướp bóc và tranh giành địa vị cao thấp trong chốn giang hồ.
So với các hội kín khác trên đất Trung Quốc, Thiên Địa hội ra đời muộn hơn rất nhiều.
Phần đông các nhà nghiên cứu đều cho rằng tổ chức này được thành lập vào năm 1674 (năm Khang Hy thứ 13 - nhà Thanh). Những người lập hội là các Tăng binh (militant Buddhist monks) của Thiền viện Thiếu Lâm ở huyện Phổ Thiến, phủ Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến [25, tr 5](1).
Sự kiện này bắt nguồn từ việc triều đình nhà Thanh thẳng tay đàn áp các nhà sư ở Thiền viện Thiếu Lâm. Trước đó, do có công giúp triều đình đánh giặc, các nhà sư đã được vua Khang Hy ban thưởng một số bảo vật và một cái ấn. Với cái ấn này, xem như họ đã được vua trao cho một quyền lực không nhỏ. Trong khi đó, tại triều đình, có hai viên quan đang nuôi âm mưu phản loạn. Chúng tỏ ra ghen tức khi thấy các nhà sư được trao nhiều quyền hành và e ngại trước khả năng chiến đấu của họ. Vì vậy, hai tên rắp tâm lập kế hãm hại. Chúng sàm tấu với
21
nhà vua rằng các nhà sư đang âm mưu tạo phản. Lời tâu của chúng khiến Khang Hy vô cùng lo lắng. Nhà vua phái ngay một đạo quân - do hai tên quan này chỉ huy - đến tấn công Thiền viện Thiếu Lâm.
Nhờ sự giúp đỡ của một nhà sư (người này bị đuổi khỏi chùa vì không giữ giới luật, đã phản bội lại sư môn) quân triều đình đã bí mật tiếp cận ngôi chùa. Lợi dụng lúc trời tối, họ phát động tấn công. Ngôi chùa bị phóng hỏa và chỉ trong một thời gian ngắn, nó chìm trong ngọn lửa ngút trời. Chỉ có mười tám nhà sư thoát khỏi ngọn lửa. Trong số này, có mười ba người chết sau khi chiến đấu ác liệt với quân triều đình, chỉ năm người sống sót.
Năm vị sư sống sót đã bôn tẩu qua các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc để tránh sự truy quét của quân Mãn Thanh. Một thời gian sau, họ tình cờ gặp một người tên là Trần Kim Nam. Đây là một viên quan của triều đình, bị biếm chức vì đã chỉ trích cuộc tấn công lật lọng vào Thiền viện Thiếu Lâm. Sau khi rời khỏi quan trường, ông đã sống như một nhà ẩn dật và dụng tâm nghiên cứu những khía cạnh khó hiểu của đạo giáo. Tuy nhiên, ông vẫn ấp ủ tư tưởng chống lại nhà Thanh và kiên nhẫn chờ đợi thời cơ để nổi lên. Trần Kim Nam đã mời các nhà sư ở lại với ông tại một ngôi miếu nhỏ tên là Hồng Hoa Đường. Từ đây, họ tích cực tập hợp lực lượng để chống lại nhà Thanh. Trong số người đến tham gia, có một thanh niên xưng danh là Chu Hồng Chu, cháu nội của vua Sùng Trinh (vua cuối cùng của nhà Minh). Sự xuất hiện của Hồng Chu làm mọi người thêm hăng hái và muốn khởi sự ngay.
Ngày 25 tháng 7 năm 1674, Trần Kim Nam và năm nhà sư đã tập hợp mọi người để thành lập một hội bí mật với tôn chỉ "Phản Thanh phục Minh". Tất cả các thành viên trong hội thề kết làm anh em, sinh tử có nhau. Tổ chức của họ có tên gọi là Thiên Địa hội. Ngoài ra, nó còn có một số tên gọi khác như: Hồng hội, Tam Hoàng hội, Tam Hợp hội...[25, tr 1](2).
Sau khi thành lập, Thiên Địa hội đã có một vài trận đụng độ với quân lính của triều đình nhưng không thành công. Trước tình hình đó, Trần Kim Nam đã triệu tập một cuộc họp bí mật của hội để bàn định kế hoạch hoạt động trong thời gian kế tiếp. Ông khuyên mọi người hãy kiên nhẫn và chỉ ra rằng thời cơ lật đổ nhà Thanh chưa chín muồi. Công việc trước mắt là phải mở rộng cơ sở của hội ra khắp Trung Quốc. Qua đó, hội sẽ thu nạp thêm những người có tư tưởng "Phản Thanh phục Minh". Trước khi phân tán lực lượng đi khắp nơi, năm phân đàn của
22
Thiên Địa hội được thành lập. Mỗi phân đàn do một trong năm vị sư chùa Thiếu Lâm phụ trách [25, tr 8] (3).
Mặc dù ra đời từ thời Khang Hy, nhưng phải đến nửa sau thế kỷ XVIII, Thiên Địa hội mới có những hoạt động gây được ảnh hưởng lớn. Vào năm 1787, người cầm đầu tổ chức Thiên Địa hội ở Đài Loan là Lâm Sương Văn đã phát động một cuộc nổi dậy chống lại nhà Thanh. Cuộc nổi dậy đã bị nhà Thanh đàn áp. Lâm Sương Văn bị bắt đem về Bắc Kinh và bị xử tử. Tuy không thành công nhưng hoạt động của Lâm Sương Văn có tiếng vang khá xa.
Sang thế kỷ XIX, Thiên Địa hội vẫn tiếp tục là một tổ chức chống đối mạnh mẽ chính quyền Mãn Thanh. Đáng chú ý là, vào năm 1900, tổ chức Thiên Địa hội do Cheng Pi Ch'en (?) lãnh đạo đã tham gia Hưng Trung hội của Tôn Trung Sơn. Trong cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 do Tôn Trung Sơn lãnh đạo, Thiên Địa hội đã có đóng góp tích cực. Ngoài ra, tổ chức này cũng hưởng ứng cuộc đấu tranh của quần chúng chống các nước đế quốc can thiệp vào nội tình Trung Hoa.
Có thể nói, sự ra đời và phát triển của các hội kín Thiên Địa hội là một hiện tượng nổi bật của xã hội Trung Quốc trong các thế kỷ XVII - XIX. Với khẩu hiệu "Phản Thanh phục Minh", nó đã thu hút được sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là dân nghèo. Tổ chức của hội rất chặt chẽ. Các hội viên phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc bí mật và kỷ luật mà người chỉ huy đặt ra. Theo tài liệu do Schlelgel sưu tầm về hội kín Thiên Địa hội ở Indonesia thì tổ chức này có 72 điều luật và 36 lời thề (4). Nội dung chủ yếu 72 điều luật và 36 lời thề bao gồm: các hội viên phải trung thành với lý tưởng của hội; phải bảo vệ bí mật và không làm phương hại đến hội; các thành viên phải bảo vệ và giúp đỡ lẫn nhau, không được lấn hiếp, hãm hại nhau;
không để cho quan quân xen vào chuyện của hội...
Ngoài các điều luật ra, hội kín Thiên Địa hội còn quy định một loạt các mật hiệu, tiếng lóng mà các hội viên phải học thuộc. Mục đích của các quy định này là giúp cho các thành viên nhận biết nhau và bảo vê bí mật của hội (5).
Về các nghi lễ thờ cúng, hội kín Thiên Địa hội chịu ảnh hưởng đậm nét từ Phật giáo, Đạo giáo và các loại hình tín ngưỡng dân gian khác. Hội thường sử dụng bùa chú, phương thuật và các lễ nghi mang tính thần bí trong quá trình hoạt động.
23
Bên cạnh các yếu tố Phật, Đạo, hội kín Thiên Địa hội còn mang ít nhiều tư tưởng Nho giáo. Tư tưởng trung quân (trung thành với nhà Minh), hiếu nghĩa với cha mẹ, giữ chữ tín với anh em... luôn được đề cao. về sau, khi biến tướng thành các tổ chức chuyên hoạt động phi pháp, các hội kín đã từ bỏ hầu hết những lý tưởng tốt đẹp buổi ban đầu.
Trong quá trình phát triển, Thiên Địa hội đã dân mở rộng phạm vi hoạt động ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc. Vào các thế kỷ XVIII, XIX, tổ chức này đã theo chân lưu dân người Hoa du nhập vào các quốc gia như Việt Nam, Indonesia, Philippin, Mã Lai... Trên vùng đất mới, khẩu hiệu "Phản Thanh phục Minh" vẫn được Thiến Địa hội sử dụng nhưng bị mai một dần. Phần lớn các hội chỉ hoạt động với mục đích tương tế. Thậm chí, có hội còn biến tướng thành các tổ chức tội phạm và gây cho chính quyền sở tại mối lo ngại thường xuyên.