CHƯƠNG 2: HỘI KÍN Ở NAM KỲ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
2.1. S ự hình thành các hội kín của người Việt
Từ những năm 80 của thế kỷ XIX, phong trào dân tộc ở Nam Kỳ lâm vào tình trạng khó khăn, bế tắc. Trước đó, các cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân... đều lần lượt thất bại. Kế đến phong trào chống Pháp của các giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa cũng tan rã trước sự đàn áp của chính quyền thực dân. Giữa thập kỷ 80, những người theo Đạo Phật Đường có phát động một cuộc nổi dậy (đầu năm 1885).
Song, cuộc nổi dậy của họ (đốt khám lớn Sài Gòn và giết gia đình Đốc Phủ Ca ở Hóc Môn) chỉ là sự biểu hiện tinh thần bất khuất của người dân mất nước ưước kẻ thù xâm lược. Nó không phải là dấu hiệu cho thấy phong trào dân tộc đang phục hồi và phát triển.
Trong bối cảnh đó, các hội kín Thiên Địa hội của Hoa kiều đã xuất hiện và hoạt động ngày càng mạnh ở Nam Kỳ. Nếu như ở Trung Quốc, Thiến Địa hội chống lại quyền thống trị của triều đình Mãn Thanh thì ở Nam Kỳ, họ cũng chống lại sự kiểm soát của thực dân Pháp.
Đây chính là đặc điểm nổi bật của các hội kín Trung Hoa: họ luôn hoạt động ngoài vòng pháp luật và đối lập với nhà cầm quyền. Tất nhiên, không thể xem hành động chống chính quyền thực dân của Thiên Địa hội là do ý thức dân tộc. Người Hoa ở Việt Nam (trừ số người đã Việt hóa) phần đông vẫn hướng về cố quốc của họ. Đối với nơi đang sống, họ chủ yếu gắn bó về mặt kinh tế và rất ít dính líu đến lĩnh vực chính trị. Do vậy, hành động phản kháng của các Thiên Địa hội trước chính quyền thực dân nếu có, là nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi thiết thân của cộng đồng người Hoa. Ở đây, chúng ta không loại trừ khả năng một số Thiên Địa hội của Hoa kiều tham gia vào phong trào kháng Pháp của người Việt. Tuy nhiên, số này có lẽ không nhiều. Ngoài ra, có không ít hội kín đi vào con đường hoạt động phi pháp (cướp bóc, tống tiền, đe dọa cuộc sống của người dân lương thiện...). Ngay cả các bang hội người Hoa cũng không có thiện cảm với các hội kín loại này. Nhiều khi, các bang trưởng đã lên tiếng tố giác với chính quyền về hoạt động của các thành viên Thiên Địa hội. Chính vì vậy, thực dân Pháp có lí do để xem các hội kín là nơi tập hợp những kẻ bất hảo và thẳng tay trấn áp.
28
Mặc dù các Thiên Địa hội của Hoa kiều hoạt động khá phức tạp, nhưng thái độ chống đối chính quyền thực dân của họ đã khiến cho người Việt chú ý. Lúc này (cuối thế kỷ XIX) phong trào kháng Pháp do các sĩ phu hoặc các giáo phái khởi xướng đã lần hồi tan rã. Người dân Nam Kỳ lại chưa thể tìm ra một hình thức đấu tranh mới. Sang đầu thế kỷ XX, phong trào Minh tân ở Nam Kỳ diễn ra sôi nổi. Song, nó chỉ ảnh hưởng đến các tầng lớp dân cư ở thành thị. Đối với đại đa số cư dân ở nông thôn, nó hầu như không có mấy tác động. Trước tình hình đó, người dân Nam Kỳ đã hướng đến các tổ chức Thiên Địa hội. "Họ đã tìm thấy ở các hội kín do Hoa kiều du nhập một hình thức hoạt động phù hợp với hoàn cảnh của mình và chừng mực nào có thể giải quyết được tình cảm yêu nước thiết tha, niềm căm hờn sâu sắc kẻ cướp nước. Hình thức hoạt động thần bí của các hội kín lại rất phù hợp với đức tính can trường, ưa mạo hiểm, thích thuật số của người Nam Kỳ lúc ấy." [22, tr 334]. Hơn nữa, "kỷ luật khắt khe về nội bộ của hội vẫn không xa lạ với kỷ luật giang hồ của đám dân khẩn hoang nơi đồng cỏ" [14, tr 126]. Vì vậy, người dân Nam Kỳ, nhất là dân lưu tán và dân nghèo thành thị, đã xin vào hội kín rất đông.
Về thời điểm người Việt gia nhập các Thiên Địa hội, không có tài liệu nào xác định một cách cụ thể. Sở dĩ có tình trạng này là do cách thức hoạt động bí mật của các hội kín. Theo tài liệu của Sơn Nam, vào năm 1882, khi tình hình Bắc Kỳ sôi động thì thực dân ở Nam Kỳ phát giác nhiều người Việt gia nhập Thiên Địa hội. Ông dẫn ra một vài trường hợp như: ở Sa Đéc, một người tên là Phạm Văn Ngoạn (còn có tên là Chí) bị bắt vì đã hoạt động cho hội kín. ở rạch Cái Đôi (Vĩnh Long) một thầy thuốc tên Tòng theo Thiên Địa hội dưới quyền chỉ huy của một Hoa kiều tên là Trần Ngãi. Khi Nguyễn Văn Nở - một người đến từ Mỹ Tho - xin gia nhập, ông Tòng đã phong cho Nở chức đốc binh! Tháng tư năm này, Pháp đã bắt 22 người tham gia hội kín và đày ra Côn Đảo. Trong số đó, chỉ có hai người Minh Hương, còn lại là người Việt [15, tr 101].
Ở Sóc Trăng, theo báo cáo của viên Cai tổng Định Chí (tháng 5-1882) thì tất cả 18 làng trong tổng gồm Hoa kiều, người Minh Hương và người Việt đều theo Thiên Địa hội. Ở cần Thơ, Chủ tỉnh Nicolai trong một báo cáo (gởi Thống đốc Nam Kỳ?) cho biết Thiên Địa hội đã được thành lập ở tất cả các làng trong tỉnh. Viên Chủ tỉnh còn nói thêm: "Ngay trong lễ gia nhập, hội viên thề nguyền sẽ khởi loạn. Đầu mối của phong trào là từ trên Chợ Lớn phát triển xuống chớ không phải từ dưới Sóc Trăng. Và nếu không đề phòng thì trong hai năm tới ở Nam
29
Kỳ sẽ có một chính phủ bí mật, có thể gây nhiều rắc rối nghiêm trọng cho nhà nước" [Dẫn theo: 15, tr 102].
Cũng trong năm 1882, Thống đốc Nam Kỳ đã báo cáo với Bộ Hải quân và Thuộc địa:
"Trước kia (ở Nam Kỳ) đã có Thiên Địa hội nhưng giờ đây lan tràn, kết nạp người Việt lẫn người Cao Miên. Họ dùng thủ đoạn mua chuộc bằng tiền bạc, tương trợ người nghèo, ai không gia nhập thì bị hăm dọa. Luật lệ quá dễ dãi với họ..." [Dẫn theo: 15, tr 103].
Viên Thống đốc đề nghị "Tốt hơn hết là chú trọng tới khu vực xa xôi khó kiểm soát mà Thiên Địa hội dựa vào để hoạt động, đó là vùng Sóc trăng, Cà Mau rộng cỡ 12.000 cây số vuông tức là 1/5 của Nam Kỳ, nên lập một tỉnh mới gọi là tỉnh Bạc Liêu" [15, tr 103].
Những tài liệu bên trên đều được Sơn Nam lấy từ Nha Văn khố Sài Gòn (cũ). Do đó, chúng có độ tin cậy nhất định. Căn cứ vào các tài liệu này, có thể khẳng định rằng từ đầu thập niên 80 của thế kỷ XIX (thậm chí sớm hơn) người Việt đã gia nhập vào các Thiên Địa hội của Hoa kiều. Từ trung tâm ở Chợ Lớn (nơi có số người Hoa đông nhất Nam Kỳ), phong trào lan ra nhiều tỉnh, cả miền Đông và miền Tây. Ở các địa phương này, người Việt gia nhập hội kín rất đông. Sự tham gia của người Việt đã làm cho các hội kín Thiên Địa hội không còn là tổ chức của riêng cộng đồng Hoa kiều nữa. Tình hình đó đã khiến bọn thực dân, từ Chủ tỉnh cho đến Thống đốc, hết sức lo ngại. Vì vậy, chúng đã gia tăng các biện pháp đề phòng và cấm đoán. Ở đây, có một câu hỏi đặt ra là: tại sao Thiên Địa hội của Hoa kiều lại thu nạp hội viên người Việt (và cả người Cao Miên)? Như chúng ta đã biết, các bang hội người Hoa thường hoạt động khép kín. Họ không dễ gì thu nhận những người vốn không phải là đồng bào của họ. Do vậy, trường hợp người Việt tham gia vào hội kín người Hoa là một điều khá đặc biệt. Rõ ràng, với số dân hết sức đông đảo và định cư gần khắp Nam Kỳ, cộng đồng người Hoa đã có mối liến hệ gần gũi với người Việt. Cho dù lợi ích không hoàn toàn giống nhau, song cả Hoa lẫn Việt đều đang nằm dưới ách thống trị của thực dân. Trong số người Hoa di cư sang Việt Nam, không ít người đã chứng kiến cảnh các nước đế quốc phương Tây dùng vũ lực xâm phạm chủ quyền Trung Quốc. Cho nên, giống như người Việt, họ cũng có lòng căm thù đối với "bọn Tây dương". Mối đồng cảm giữa hai cộng đồng Hoa - Việt bắt nguồn từ đây. Đó là một trong những điều kiện để người Hoa và người Việt có thể đứng chung trong một tổ chức. Mặt khác, việc thu nạp người Việt vào Thiên Địa hội sẽ giúp tổ chức này mở rộng cơ sở xã hội ra ngoài cộng đồng người
30
Hoa. Lực lượng của hội vì thế sẽ được tăng cường và có mặt ở khắp nơi. Điều đó sẽ làm cho quá trình hoạt động của hội gặp nhiều thuận lợi.
Tuy nhiên, cần phải nói thêm rằng, không phải lúc nào người Việt cũng tự nguyện gia nhập hội kín. Như đã đề cập ở trên, trong số các Thiên Địa hội của Hoa kiều, có không ít hội đã đi vào con đường phạm pháp. Chúng trở thành mối đe dọa thường xuyên đối với người dân lương thiện. Để mở rộng thế lực và tạo thêm vây cánh, các hội kín phạm pháp hay ép buộc người dân, cả Việt lẫn Hoa, phải theo chúng. Có như vậy, chúng mới gây được ảnh hưởng và đủ sức tranh chấp địa bàn hoạt động với các tổ chức khác. Khẩu hiệu chống Pháp của hội - nếu có - chỉ nhằm che mắt mọi người. Từ đầu thập niên 80 của thế kỷ XIX, các Thiên Địa hội loại này đã hoành hành nhiều nơi ở Nam Kỳ.Ví dụ như ở Sóc Trăng và các tỉnh lân cận, các tay
"anh chị" của Thiên Địa hội "xuất hiện từng toán ba bốn chục người để đốt nhà, cướp giựt, ăn cắp lúa bó vừa gặt xong. Đây là việc làm nhất cử lưỡng tiện của họ: vừa có tiền xài, vừa hăm doa được những người chưa chịu theo hội" [15, tr 100]. ở Bạc Liêu, "có hai Thiên Địa hội hoạt động mạnh và gây rối hơn hết là hội Nghĩa Hưng kèo (cờ) xanh và hội Nghĩa Hòa, kèo vàng.
Hai hội tranh đua giành giựt ảnh hưởng quyền lợi với nhau, thường gây ra những trận ẩu đả chém lộn đổ máu làm mất an ninh cho dân chúng... "[Dẫn theo: 14, tr 132]
Ở Gò Công, các Thiên Địa hội "dùng bạo lực và bè đảng, ép buộc dân chúng phải theo làm vây cánh cho đổng, để dễ bề hành động... Chúng rêu rao rằng hễ ai đi báo với Tây thì sẽ bị điều tra và xử tử liền. Bởi thế, dân chúng phải vào đảng và nộp tiền cho yên thân" [2, tr 148- 149]. Do tình hình này mà trong một phúc trình về an ninh năm 1882, viên Giám đốc nội vụ đã báo động với Thống đốc Nam Kỳ rằng Hoa kiều đang tuyển mộ, ép buộc người Việt vào Thiên Địa hội [15, ư 102].
Những hoạt động phi pháp của một số hội kín đã làm cho không ít người nhìn tổ chức này với ánh mắt đầy ác cảm. Chính quyền thực dân thì "có lý do để đàn áp, không phân biệt những người thủ lợi riêng tư và những người chống Pháp. Những phong trào Thiên Địa hội chống Pháp thường bị những phần tử lưng chừng, cầu an nghi ngờ vì thực dân Pháp nhồi sọ, gây dư luận rằng Thiên Địa hội là bọn du côn, vô nghề nghiệp. Thực dân đồng hoa chính trị phạm với thường phạm" [14, tr 133].
31
Mặc dù có sự tồn tại của các Thiên Địa hội biến chất như vậy, nhưng không vì thế mà phong trào hội kín mất đi ý nghĩa tích cực. Phần đông các hội kín, nhất là những hội có người Việt tham gia, đều hướng đến mục tiêu tốt đẹp.
Cho đến những năm đầu thế kỷ XX, các hội kín có sự tham gia của người Hoa lẫn người Việt vẫn tiếp tục xuất hiện. Trong bức thư đầu thú và cáo giác gởi Thống đốc Nam Kỳ (19-11- 1901), một thành viên của Thiên Địa hội ở Gia Định đã viết: "Từ hai năm nay, người An Nam và một số người Hoa đã lập một hội kín với hai chi bộ: một chi bộ ở đại lộ Charner và ở Chợ Lớn, chi bộ thứ hai thuộc địa bàn từ Thủ Thiêm và Giồng Ông Tố đến Trương Lộc. Hội kín mang tên Thiên - Địa - Hội - Sơn... Dân ở các tổng An Bình, An Thành và Bình Trị Trung tham gia hội kín rất đông... nhiều người Hoa (cả cha lẫn con) đã tham gia hội kín này " [17, tri 15-116]. Thông tin đó chứng tỏ các hội kín Hoa - Việt tồn tại khá lâu. Tuy nhiên, các tổ chức này dường như không có hoạt động nào gây được tiếng vang. Có lẽ, họ chỉ dừng lại ở việc tương trợ hoặc chống lại sự ức hiếp của bọn cường hào ác bá. Họ chưa khuấy động được một phong trào chống Pháp sâu rộng.
Trong quá trình tham gia các Thiên Địa hội, người dân Nam Kỳ đã học được cách tổ chức và lề lối hoạt động. Trên cơ sở đó, họ bắt đẩu thành lập các hội kín riêng. Tuy nhiên, người Việt vẫn duy trì phần lớn lễ nghi và tục lệ trong hội kín của Hoa kiều. Ví dụ: người Việt cũng trích máu ăn thề và đốt bùa chú trong lễ kết nạp thành viên mới, các hội viên cũng nhận biết nhau bằng một loạt các ám hiệu và mật khẩu... Song, ở các hội kín của người Việt, khẩu hiệu
"Phản Thanh phục Minh" được thay bằng khẩu hiệu "Phản Pháp phục Nam". Đây là tiếu chí rõ ràng nhất để phân biệt hội kín của Hoa kiều và hội kín của người Việt Nam. Đồng thời, khẩu hiệu này còn cho thấy tính chất dân tộc của các hội kín ở Nam Kỳ. Nó chứng tỏ người dân nơi đây lập hội kín là nhằm tập hợp lực lượng để đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Phan Thứ Lang nhận xét: "Với tôn chỉ hoạt động không giống như của người Hoa, nghĩa là không có tinh thần phản Thanh phục Minh... mục tiếu chính trị của chi hội Thiến Địa hội người Việt nhằm vào một đối tượng khác: người Pháp, và hội này thực chất là hội kín chống Pháp giành độc lập cho dân tộc..." [10, tr 188]. Nhà văn Sơn Nam cũng có nhận định tương tự "Người Việt Nam... đã mô phỏng theo tổ chức Thiên Địa hội, nhằm mục đích đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp, tái lập chế độ quân chủ, như là hơi thở sau cùng của phong trào cần vương" [14, tr 100].
32
Theo PGS Nguyễn Văn Kiệm, những hội kín mang nội dung dân tộc của người Việt xuất hiện nhiều ở Nam Kỳ vào đầu thế kỷ XX. Năm 1911, Nguyễn Hữu Trí, Nguyễn Văn Hiệp và Phan Phát Sanh lập hội kín ở Chợ Lớn; Võ Văn Quới lập hội kín ở Tháp Mười (Nhóm này là chi nhánh của hội kín Năm Cường đã hình thành trước đó). Tháng 8 năm 1914, Nguyễn Văn Trước tức Tư Mắt lập hội kín có chi nhánh ở Sa Đéc, Long Xuyên, Rạch Giá, Bạc Liêu. Tháng 12 năm 1915, Huỳnh Văn Sanh lập hội kín Phục Hưng (còn có tên là hội Lương Hữu) ở Mỹ Tho rồi "truyền phép" cho Huỳnh Phát Đạt lập hội kín Duy Tân. Ngày 14-2-1916, Phan Văn Châu tức Chánh Châu lập hội kín ở Chánh Hưng, Chợ Lớn. Cũng từ tháng 2-1916 trở đi xuất hiện các nhóm hội kín của Lê Văn Khanh tức Tư Khanh ở Bến Tre, của Phan Thanh Lợi ở Tân Phước (Gia Định), hội kín Nghĩa Hóa của Trần Văn Phong và Huỳnh Công Ý ở Thơi Sơn (Mỹ Tho), hội Thiên Địa của Nguyễn Văn Hay tức Bếp Hay ở Suối Trà và Phú Lộ, hội Ái Chưởng của Trần Văn Học ở Sa Đéc, hội Nhị Bình của Nguyễn Văn Chánh ở Mỹ Tho, hội Phục Hưng ở Long Hương, Nghĩa Hòa ở Mỹ Lợi, hội Lương Hữu của Lê Văn Nghi ở Ấn Hòa (Long Xuyên)... Mỗi hội kín có ít nhất vài chục người, có hội đông tới 300 người [22, tr 334-335].
Ở tỉnh Biên Hòa, hội kín của người Việt cũng phát triển mạnh. Ông Lương Văn Lựu (tác giả của Biên Hòa sử lược) cho biết: một số đông các anh tay chị, hảo hớn ở nông thôn võ nghệ tinh thong, đầy lòng hào hiệp, không nặng tình cảm gia đình, kết hợp nhau thành một đảng, lấy hiệu danh riêng là "Lâm Trung Trại". Đứng ra sáng lập có các ông Năm Hi, Tư Hổ, Ba Hầu, Bảy Đen, Hai Lựu, Sáu Huyền... Trại Lâm Trung đặt căn cứ tại núi Gò Mọi, thuộc xã Thiện Tân... Đảng (này) nuôi dưỡng tinh thần quật khởi của nhân dân để đợi thời cơ [13, tr 192].
Ở Tân Châu (An Giang), các ông Nguyễn Tấn Cư, Nguyễn Văn Cảnh, Nguyễn Văn Hớn... thầm tuyên truyền để thâu nhận hội viên lập ra "Kèo Vàng" (Kèo Vàng ở đây là tên gọi của hội kín Thiên Địa hội - TG). Họ lấy Miều hội (ở ấp Long Châu, xã Long Phú) làm trụ sở trá hình hầu mật nghị chống Pháp [7, tr 112]. ở vùng Rạch Gói (Cần Thơ) hội kín cũng phát triển khá mạnh. Tháng 5-1909, chính quyền thực dân phát hiện có từ 300 đến 400 người gia nhập hội [16, tr 314].
Theo thống kê của sở Mật thám Đông Dương, trong thời gian diễn ra chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Nam Kỳ có từ 70 đến 80 hội kín [22, tr 335]. Có thể nói, trong những năm đầu thế kỷ XX, ngoài phong trào Minh Tân, hoạt động của các hội kín là hiện tượng nổi bật nhất ở