Thành ph ần tham gia

Một phần của tài liệu hội kín ở nam kỳ cuối thế kỷ xix đầu thế kỷ xx (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 2: HỘI KÍN Ở NAM KỲ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX

2.2. Thành ph ần tham gia, nguyên tắc tổ chức và lề lối hoạt động

2.2.1. Thành ph ần tham gia

Các phong trào đấu tranh hoặc nổi dậy chỉ có thể diễn ra khi thu hút được sự ủng hộ của quần chúng. Phong trào nào càng có đống quần chúng tham gia, phong trào đó càng có điều kiện phát triển sâu rộng và gây được ảnh hưởng lớn. số quần chúng ấy thường tập hợp xung quanh một tổ chức lãnh đạo (đây có thể là một đảng cách mạng, một giáo phái hoặc một hội bí mật...) để tranh đấu cho một mục tiếu nhất định. Tất nhiên, mục tiêu đó phải phù hợp với nguyện vọng của số đông.

Ở Nam Kỳ, vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phong trào hội kín đã thu hút được sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân. Theo thống kê của sở Mật thám Đông Dương, vào thời gian diễn ra chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Nam Kỳ có từ 70 đến 80 hội kín. về số lượng hội viên, mỗi hội kín ít nhất có vài chục người. Thậm chí, hội của Nguyễn Văn Tiền đông tới 300 người [22, tr 335]. Như vậy, với mục tiếu dân tộc (Phản Pháp phục Nam), phong trào hội kín đã có một sức hút mạnh mẽ đối với người dân miền Nam nước ta. Ở đây, có một vấn đề đặt ra là, số quần chúng đông đảo ấy thuộc những thành phần nào trong xã hội? Việc tìm hiểu vấn đề này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn tính chất của phong trào và phạm vi ảnh hưởng của nó.

Theo Coulet, trong số in người của hội kín bị Pháp bắt vào năm 1913 thì có 68 người là nông dân, 23 người làm công nhật, 13 người vô nghề nghiệp và 7 người đi buôn. ở hội kín Thơi Sơn (Mỹ Tho) của Trần Văn Phong, trong số 35 người bị bắt thì có 24 nông dân, 3 người đi buôn và 8 người làm công nhật [Dẫn lại: 14, tr 153].

34

PGS Nguyễn Văn Kiệm - dựa vào số liệu của Coulet - khẳng định nông dân là thành phần tham gia đông nhất vào các hội kín ở Nam Kỳ. Ông cũng lưu ý thêm rằng, những người vô nghề nghiệp trong hội thực ra cũng là nông dân. Họ bị chính sách bóc lột của thực dân và phong kiến tay sai đẩy vào cảnh bần cùng, phải bỏ nông thôn đi lưu tán [22, tr 335- 336].

Sở dĩ hội kín lôi cuốn được đông đảo nông dân, trước hết là vì nó phù hợp với hoàn cảnh của họ lúc bấy giờ. Những năm cuối thế kỷ XIX, các phong trào dân tộc ở Nam Kỳ đều thất bại. Do vậy, người nông dân nơi đây đã lâm vào cảnh bế tắc trong đường lối cứu nước. Sang đầu thế kỷ XX, cuộc vận động duy tân của sĩ phu cấp tiến lại không đến được với họ. Trong khi đó, dưới ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp, người nông dân đã rơi vào tình trạng hết sức khốn khổ. Khi chiến tranh thế giới nổ ra, đời sống của họ "lại càng bi đát hơn bởi chính sách động viên (về nhân lực và tài lực - TG ) của Pháp." [22, tr 333]. Trong hoàn cảnh như vậy, nông dân đã gia nhập vào các hội kín. Họ đã tìm thấy ở các tổ chức này một hình thức đấu tranh mới, có thể giúp họ chống chọi với những khó khăn trước mắt. Song, điều quan trọng hơn là mục tiêu cứu nước (phản Pháp phục Nam) mà các hội kín đề ra đã giúp người nông giải tỏa được sự bức xúc trước thời cuộc. Sau thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống Pháp hồi cuối thế kỷ XIX, nhiệt tâm cứu nước của người nông dân vẫn không suy giảm. Họ vẫn nung nấu ý chí vùng lên đánh đổ ách thống trị của chúng. Tuy nhiên, họ chưa tìm được một lối đi mới cho phong trào dân tộc. Vì vậy, khi các hội kín xuất hiện, họ đã tích cực tham gia với niềm hy vọng đây là một giải pháp cứu nước khả thi. Bên cạnh đó, tư tưởng và lề lối hoạt động của hội kín rất gần gũi với nhận thức và tính cách của người dân Nam Bộ. vốn là những lưu dân đi khẩn hoang, họ luôn phải đối mặt với những mối hiểm nguy trên vùng đất mới. Do vậy, họ luôn có ý thức coi trọng và đề cao tinh thần tương thân tương ái. Họ cũng rất ưa thích những hành động nghĩa hiệp theo kiểu "anh hùng hảo hán" (bênh vực người cô thế, giúp dân nghèo chống lại bọn cường hào ác bá...). Vì thế, các hội kín, vốn hoạt động theo các nguyên tắc như "hoạn nạn tương cứu", "sinh tử bất ly" có sức hấp dẫn rất lớn đối với người nông dân. Họ đã vào hội kín để có điều kiện đánh Tây và giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Ngoài ra, đông đảo nông dân tham gia hội kín một phần là do yếu tố tôn giáo pha lẫn ma thuật trong tổ chức này. Người nông dân (và cả các tầng lớp xã hội khác) vốn có niềm tin tôn giáo rất sâu sắc. Trong lúc đường lối cứu nước đang khủng hoảng, cuộc sống thực tại thì đầy rẫy khó khăn, thử thách, niềm tin ấy càng trở nên mạnh mẽ. Người dân đến với tôn giáo (và cả

35

các hình thức ma thuật) nhằm gởi gắm vào đó những ưu tư, ước muốn của mình. Họ hy vọng sẽ được thần thánh tiếp thêm sức mạnh trong cuộc đấu tranh chống thực dân. Với tâm trạng như vậy, họ dễ tin vào bùa chú và phép thuật của thầy chùa, thầy pháp. Họ "tin rằng thầy chùa, thầy pháp có khả năng vẽ bùa bằng hương, bằng tay, bằng chân, đọc thần chú... thì trị được bệnh, diệt được tà ma, tăng được sức mạnh... hộ mệnh khỏi bị dao chém đứt hay súng bắn chết, làm cho kẻ địch không thấy mình tuy mình đứng trước mặt..." [3, tr 562]. Trong các hội kín, tư tưởng tôn giáo, ma thuật rất đậm nét. Việc dùng bùa chú và thực hiện các nghi lễ thần bí diễn ra thường xuyên thông qua vai trò của thầy chùa hoặc thầy phù thủy. Do đó, hội kín có sức hút rất lớn đối với nông dân là điều hiển nhiên.

về phía những người lãnh đạo, họ đã dùng tư tưởng tôn giáo thần bí để tập hợp lực lượng.

Phan Xích Long từng tuyên bố với người dân rằng đánh Tây không cần vũ khí; khi ra trận, nghĩa quân chỉ cần mặc quần áo trắng, đeo bùa thì sẽ không bị trúng đạn. cần nói thêm rằng, đây cũng là cách tập hợp lực lượng của tất cả các phong trào dân tộc ở nước ta thời bấy giờ (trừ phong trào duy tân). Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua phong trào của Kỳ Đồng - Mạc Đỉnh Phúc và Vương Quốc Chính ở miền Bắc, của Võ Trứ - Trần Cao Vân ở miền Trung...). GS Trần Văn Giàu đã đánh giá về tác dụng của yếu tố tôn giáo, ma thuật trong cuộc vận động cứu nước như sau:

"Cái yếu tố cơ bản nhất đã động viên đông đảo đồng bào đứng lên khởi nghĩa là lòng yêu nước chân thành, "tận trung báo quốc", nhưng không thể không kể đến tác dụng tinh thần của ma thuật, bùa chú đối với đa số nhân dân còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của Đạo giáo, Phật giáo và nhiều tín ngưỡng khác... Tư tưởng thần bí đến thời kỳ lịch sử sau chiến tranh thế giới thứ nhất sẽ trở thành một trở lực cho cách mạng, nhưng từ chiến tranh thế giới thứ nhất trở về trước... nó còn là một đề nghị đáng kể về cách giành độc lập tự do." [3, tr 564-565].

Như vậy, trong phong ưào dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tư tưởng tôn giáo và ma thuật đã có một vai trò nhất định. Giữa lúc đường lối cứu nước đang bế tắc, chính tư tưởng này đã góp phần động viên người dân vùng dậy chống pháp, giành lại độc lập. Việc các hội kín ở Nam Kỳ dùng tôn giáo, ma thuật để tập hợp quần chúng cũng không nằm ngoài bối cảnh lịch sử đó.

36

Ngoài đa số nông dân, các tầng lớp dân nghèo thành thị (tiểu thương, thợ thủ công, công nhân, những người làm nghề tự do...) cũng là một bộ phận đáng kể trong các hội kín. Bên cạnh đó, không thể không nói đến sự góp mặt của sư sãi và những người làm nghề phương thuật như thầy phù thủy, thầy ngãi, thầy bói. Những người này giữ vai trò thực hành lễ nghi, phương thuật trong các hội kín. Thậm chí, một số thầy phù thủy, thầy pháp cũng là những người đứng ra lập hội.

Có thể nói, trong phong trào hội kín Nam Kỳ, thầy phù thủy có một vai ưò khá nổi bật.

Coulet nhận định "không có hội kín nào lại không có thầy phù thủy. Thông thường, người sáng lập hay người cầm đầu hội kín kiêm luôn pháp sư. Nếu không có thầy pháp thực sự thì người nào đó trong hội kín phải thay thế để thực hiện các nghi lễ ma thuật" [28, tr 32].

Ngoài các tầng lớp nêu trên, ở một số hội kín còn có sự tham gia của các hào lý. Trong bức thư đầu thú và tố giác gởi Thống đốc Nam Kỳ, một hội viên của hội kín Thiên - Địa - Hội - Sơn ở Gia Định cho biết:

- Ở tổng An Bình, có chánh tổng, phó tổng, và năm thuộc viên tham gia hội kín.

- Ở tổng An Thành:

+ Làng Trương Lộc có chánh tổng, 2 thuộc viên, 1 hương cả, 1 hương thân (...) + Làng Tuy Thành có 1 hương cả, 1 hương thân.

+ Làng Long Tân có 1 hương chức.

+ Làng Phước Trương có một hương hội.

+ Làng Tân Điền có 1 hương cả, 1 hương sư [17, tr 116].

Trên địa bàn tổng Long Hưng Thượng (Chợ Lớn) hội kín có sự góp mặt của một số hội tề làng Tân Nhựt như phó Cai tổng Lê Văn Giao, Hương tuần Trần Văn Khéo, Trần Văn Huê, Lê Văn Chấn, Nguyễn Văn Lựu... Trong hội kín Phan Xích Long cũng có các hào lý như hương chủ Trương văn Phước, hương sư Nguyễn Văn Tài, hương trưởng Nguyễn Văn Ngọ, xã trưởng Đặng Tấn Sao... Tài liệu của Sơn Nam cho biết một Thiên Địa hội ở vùng Cần Thơ (thuộc về Nghĩa Hòa Đoàn) "Chỉ trừ một số Huê kiều làm chánh chủ soái còn bao nhiêu đều là hương chức (người Việt -TG)"[16, tr314].

37

Tuy tầng lớp hào lý có mặt trong các hội kín không nhiều, nhưng họ có vai trò khá lớn.

Chính họ là những người tích cực tham gia việc tổ chức, lãnh đạo và đóng góp nhiều tiền bạc cho hội. Đồng thời, với cương vị đứng đầu các làng xã, họ đã tập hợp, lôi kéo được đông đảo quần chúng tham gia vào hoạt động cứu nước.

Như vậy, thành phần tham gia hội kín ở Nam Kỳ không hoàn toàn thuần nhất. Song nhìn chung, nông dân vẫn là lực lượng đông đảo nhất và là động lực chính trong các hoạt động của hội. Có lẽ vì vậy mà một số nhà nghiên cứu lịch sử đã đánh giá "phong trào hội kín Nam Kỳ là một trong những phong trào nông dân rộng lớn nhất ở Việt Nam đầu thế kỷ XX" [24, tr 176].

Thực ra, đây không đơn thuần là một phong trào nông dân với đầy đủ các đặc điểm của nó như: chống vua quan phong kiến, đòi được chia ruộng đất... Với khẩu hiệu đấu tranh "Phản Pháp phục Nam", chúng ta thấy các hội kín hướng đến mục tiêu giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của người Pháp. Cho nên, xét về bản chất, phong trào hội kín là một phong trào dân tộc đúng nghĩa.

Tóm lại, phong trào hội kín Nam Kỳ đã thu hút được sự tham gia của nông dân, dân nghèo thành thị, các hào lý, sư sãi, thầy pháp... Trong đó, nông dân chiếm số lượng đông nhất.

Thành phần xã hội như vậy chứng tỏ phạm vi ảnh hưởng của phong trào khá rộng. Với đa số hội viên là nông dân, các hội kín đã có một lực lượng chiến đấu ngoan cường và bền bỉ. Nếu được tổ chức tốt, lực lượng này sẽ gây cho Pháp không ít khó khăn.

Một phần của tài liệu hội kín ở nam kỳ cuối thế kỷ xix đầu thế kỷ xx (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)