CHƯƠNG 3: HỘI KÍN PHAN XÍCH LONG - MỘT ĐIỂN HÌNH CỦA HỘI KÍN
3.2. Cu ộc khởi nghĩa năm 1913
Tài liệu của thực dân Pháp cho biết: cuối tháng giêng năm 1913, một bà già mang đến cho Phan Phát Sanh một tấm khánh có đề chữ "Phan Xích Long hoàng đế". Sau khi có được tấm khánh, Phan lập tức rời cần Vọt trở về Sài Gòn - Chợ Lớn. về đến Nam Kỳ, Phan đã ngồi ghe đi viếng các tỉnh trọn một tháng. Cùng đi với Phan có hương trưởng Ngọ. Sau đó, hương trưởng Ngọ tách đi riêng để có thể đến đủ các nơi, còn Phan Xích Long thì đi tiếp với hương sư Tài. Mục đích của chuyến đi là nhằm truyền lệnh cho nghĩa quân khắp nơi đợi ngày cùng nhau nổi dậy [23, tr. 13].
Đoạn tư liệu vừa dẫn chứng tỏ phạm vi hoạt động của hội kín Phan Xích Long rất rộng lớn. Nó bao gồm nhiều tỉnh Nam Kỳ. Việc Phan cùng hương trưởng Ngọ, hương sư Tài đi đến các tỉnh này là để chuẩn bị lực lượng và vận động khởi nghĩa. Chi tiết "bà già mang cho Phan tấm khánh" có lẽ do người trong hội tuyên truyền nhằm tăng vẻ thần bí và uy thế cho hoàng đế Phan Xích Long. Nhờ đó, dân chúng ở các nơi càng thêm tin phục và làm theo hiệu lệnh của Phan. Song song với việc chiêu tập lực lượng, các yếu nhân trong hội kín còn tích cực chuẩn bị vũ khí cho nghĩa quân. Việc rèn gươm, làm trái phá... được tiến hành khẩn trương. Phan Xích
56
Long đã cho kiểu cây gươm và sai Hai Trí đưa cho một người thợ là Ngô Văn Đặng rèn. Đặng đã rèn được tám chục cây gươm trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến trung tuần tháng 3-1913.
số gươm rèn xong được giao cho Hai Trí, hương chủ Phước, hương trưởng Ngọ và Tư Phát.
Về việc chế tạo trái phá, Phan Xích Long đã cùng với Tư Màng (Màng vốn là một người thợ ở Ba Son) vẽ kiểu. Sau đó, Tư Màng được hội giao nhiệm vụ mướn người làm 18 cái vỏ để ráp thành 9 trái hỏa lôi (hai vỏ ráp thành một ưái). Cuối tháng 12-1912 Tư Màng đã tìm được người nhận làm công việc này. Đó là Nguyễn Văn Giàu (Tám Giàu), người có một trại thợ ở làng Bình Hòa, tỉnh Gia Định. Giàu đã nhận số tiền công là 330 đồng.
Thuốc súng dùng trong trái phá bao gồm diêm trộn với than, cũng do Phan Xích Long chỉ cách làm. Hai người trong hội kín nhận nhiệm vụ này là Thầy Huế (Nguyễn Văn Tài) và hương chủ Phước. Bảy Thập (em vợ hương chủ Phước) cũng có tham gia.
Khoảng trung tuần tháng 3-1913, vỏ trái phá được làm xong. Tám Giàu bỏ các miếng vỏ ấy vào thùng thiếc (thứ thùng đựng dầu lửa) rồi cùng với Tư Màng chuyển đến nhà anh này.
Tại đây, Đặng Tấn Sao (Xã Sao) đã nhận lấy và cùng Hai Trí dùng xe bò đem đến Rạch Cát, nơi ghe chở thuốc súng của Sao đã đợi sẵn. Công việc nạp thuốc súng và gắn chốt hột nổ vào trái phá được tiến hành ngay trên ghe của Xã Sao. Ghe của hương trưởng Ngọ cũng có ở bên cạnh để lo việc canh phòng và nấu ăn cho mọi người. Những người tham gia việc này gồm Hai Trí, Phan Xích Long, Tư Màng cùng hai người chèo ghe là Đặng Văn Mão (Mười Mão) và Nguyễn Văn cầu (gọi là Bảy - em ruột Hai Trí). Theo lời khai của Phan Xích Long với tòa án thực dân thì chính anh "đã gắn chốt hột nổ vào trái phá trước hết để mọi người bắt chước làm theo". Hai Trí, Tư Màng, Bảy và một người làm thợ ở Ba Son lo ráp trái phá. về sau, khi thu được những trái phá của nghĩa quân, chính quyền thực dân đã cho người xem xét cẩn thận.
Viên quan ba Madec và kỹ sư Bussy - hai người phụ trách việc này -đã phúc bẩm với cấp trên rằng: "mỗi một trái phá cân nổi từ 14-16 cân tây mà trong đó đã có 6 cân (Kilogrammes) thuốc súng và một cân đạn miễn, các trái phá ấy là đồ hiểm nghèo, việc đặt trái phá ấy là một việc mong lòng phạm tội trọng lắm". Viên quan ba Madec đánh giá: "người làm những trái (phá) ấy còn non nớt tay nghề..." nhưng "nổ ra tại chỗ đông người ta thì sinh điều tai hại to".
57
Việc làm trái phá hoàn tất, ghe của Đặng Tấn Sao chở đi năm trái, còn ghe của hương trưởng Ngọ chở đi bốn trái. "Từ nay, chư tướng ấm ức chờ tới lúc mà phát hành công sự, là đêm 23 rạng 24 tháng 3 tây (nhằm đêm 16 rạng 17 tháng 2 An Nam)" [23, tr. 7-23].
Ngoài việc chế tạo vũ khí, người trong hội cũng rất chú ý đến vấn đề tuyên truyền nhằm phát động nhân dân nổi dậy. Để kêu gọi nhân dân ứng nghĩa, hội kín đã in và dán yết thị ở nhiều nơi (Chính quyền thực dân gọi là "vụ in và dán yết thị giục dân dậy ngụy"). Bản yết thị ở Sài Gòn - Chợ Lớn viết: "Sẽ có người là Chánh vị vương tên là Phan Xích Long... ra đánh cùng người Lang Sa và thắng trận, khuyên những người buôn bán ngoại quốc cùng dân ở chợ phải lo trốn giặc, đem bạc giấy mà đổi lấy bạc đồng". Cuối mỗi bản yết thị đều có câu "ta hãy dậy mà phục quốc" và in một bó cờ, đóng ấn hoàng đế [23, tr. 7-17].
Nội dung bản yết thị nêu trên do chính Phan Xích Long đặt ra và đưa cho Hai Trí hiệu chỉnh. Hương chủ Phước thì lo làm khung gỗ để in chữ, hình cờ và ấn. Việc làm khuôn và in yết thị được tiến hành ngay tại nhà của ông, với sự giúp đỡ của những người trong gia đình là là Bảy Thập, Bảy Bót (em ruột hương chủ Phước), Chi và Sự (con trai).
Cuối cùng là việc làm bùa, vật không thể thiếu của những hội kín mang đậm màu sắc tôn giáo, thần bí. Khi xét nhà Tư Phát ở Chợ Lớn, thực dân phát hiện có khuôn bằng cây để in bùa phát cho nghĩa quân. Tại nhà của Đặng Tấn Sao thì có những lá bùa đề chữ "Ngọc hoàng".
Ngoài ra, chính quyền thực dân còn tìm thấy ở nhà Tư Phát có các đồ vật định dùng vào việc khởi nghĩa như: mười lăm cây gươm mới rèn, một cây đao, một cây cờ lớn sắc xanh có hình rồng đỏ, một cây cờ hai sắc (trắng và đỏ) ở giữa có hình ngôi sao trắng, một cờ vàng có bảy ngôi sao và ba chữ Hán "Đại Minh quốc", nhiều áo lễ và sổ sách, bằng cấp. Trong đó có một cuốn sổ ghi rằng mỗi tỉnh phải sắm cờ riêng dùng khi nổi dậy.
Giữa lúc cuộc nổi dậy đang được chuẩn bị gấp rút thì có hai sự biến bất lợi xảy ra. Đó là việc Nguyễn Văn Hiệp và Phan Xích Long lần lượt sa vào tay Pháp. Trước tiên là vụ Nguyễn Văn Hiệp. Ông bị Công sứ Pháp ở Cần Vọt bắt vào ngày 19-3-1913. Nguyên do của vụ này như sau:
Tại châu thành cần Vọt, hội kín Phan Xích Long có mở một tiệm (bán hàng?) giao cho Minh Ký (Nguyễn Văn Ký) quản lý. Đây là nơi dùng để "tiếp rước các vị hữu tâm đến tạm nghỉ đặng lên cúng chùa" (tức chùa do Hai Trí và Phan Xích Long dựng trên núi Voi - TG). Vì Minh
58
Ký làm việc này không tốt nên hội đã giao cho Tám Tâm bốn trăm đồng để mở tiệm khác.
Minh Ký bất mãn, đem nội vụ của hội kín tố cáo với Công sứ Cần Vọt. Viên công sứ lập tức cho lính nã tróc và bắt được Nguyễn Văn Hiệp khi ông đang ngồi xe hơi đi Nam Vang (PnongPenh).
Ba ngày sau sự kiện trên, chiều ngày 22-3-1913, đến lượt Phan Xích Long bị Pháp bắt ngay tại chợ Phan Thiết (Bình Thuận). Trước đó, vào ngày 19-3, Phan có mặt ở Chợ Lớn và được "chư quân cúng tế ba ngày đêm". Rạng sáng 22, Phan đi xe lửa ra Phan Thiết. Tại đây bọn cảnh sát thực dân đã nghi ngờ khi thấy Phan có giấy chứng nhận là dân làm mướn nhưng lại xài nhiều tiền, mình đeo nhiều bộ đồ vàng. Vì vậy chúng đã bắt anh. Xét chỗ ở của Phan tại khách sạn, cảnh sát còn phát hiện "nhiều món đồ sắc phục quý báu, lại có sách vở biên những câu kinh tụng niệm đặng mà xuất trận, trong những câu kinh ấy có nói về An Nam quốc... và hoàng đế Phan Xích Long. Còn trong nệm gối có nhiều món đồ vàng đặc khối: một cái khánh, một cây gươm, một cái ấn hoàng đế" [23, tr. 6].
Hai sự kiện trên xảy ra liền nhau rõ ràng là dấu hiệu chẳng lành trước ngày khởi sự của hội kín. Thậm chí kế hoạch của hội đã phân nào bị phá vỡ. Nên lưu ý, trong lúc Phan Xích Long, Hai Trí... có mặt tại Sài Gòn -Chợ Lớn để chuẩn bị vũ khí, in yết thị, bùa... thì Hiệp vẫn ở cần Vọt. Chúng ta có cơ sở để nghĩ rằng Nguyễn Văn Hiệp ở lại cần Vọt cũng nhằm mục đích chuẩn bị cho cuộc nổi dậy. Ngôi chùa của hội kín trên núi Voi - Cần Vọt đã là nơi chứa lương thực, quần áo cho nghĩa quân. Hơn nữa, theo tài liệu của Coulet thì "ủy ban Phan Xích Long đã nói với các nhà cách mạng, các hội kín rằng phải dự trữ lương thực, vũ khí trong các vùng lân cận chùa để sửa soạn cho cuộc nổi dậy" [29, tr. 12].
Đến trung tuần tháng 3-1913, Tám Tâm (Nguyễn Văn Tâm) cầm một phong thư từ Chợ Lớn sang cần Vọt để báo cho Hiệp biết rằng "thời cơ cử động đã tới, phải phục binh trực chỉ Sài Gòn - Chợ Lớn" [23, tr. 12]. Chi tiết "phải phục binh trực chỉ Sài Gòn - Chợ Lớn" cho phép chúng ta nghĩ tới khả năng hội kín Phan Xích Long đã "ém" sấn một lực lượng ngay tại Cần Vọt. Tài liệu của thực dân cũng ghi nhận ngôi chùa ở cần Vọt "là nơi để cho nghĩa sĩ nương náu mà đợi thời biến" [23, tr. 12].
Tuy nhiên, kế hoạch đem binh về Sài Gòn - Chợ Lớn không thể thực hiện do Hiệp sớm rơi vào tay Pháp. Đây là một tổn thất không nhỏ của hội kín trước giờ hành động.
59
Về phần Phan Xích Long, chúng tôi không đủ tài liệu để khẳng định chuyến đi Phan Thiết của anh nhằm mục đích gì. Cũng không rõ Phan Thiết là nơi Phan định đến hay chỉ là nơi dừng chân trước khi đi xa hơn? Phải chăng chuyến đi của Phan là nhằm tiếp tục tuyến truyền, kêu gọi mọi người "hãy dậy mà phục quốc", ở Phan Thiết dường như hội kín của Phan Xích Long không có cơ quan liên lạc nào. Bằng chứng là khi ra đến đây, Phan phải ở khách sạn.
Cũng như Nguyễn Văn Hiệp, sự kiện Phan Xích Long bị bắt đã ảnh hưởng tiêu cực đến kế hoạch của hội kín. Bọn thực dân nhận định sở dĩ kế hoạch nổi dậy của hội thất bại là do "tên Hiệp và tên Phan Phát Sanh bị bắt trước ngày chúng nó (chỉ nghĩa quân - TG) khởi sự" [23, tr.
32]. Mặc dù tình hình không còn thuận lợi nữa, nhưng những người chủ chốt khác trong hội vẫn tiến hành khởi nghĩa. Đêm 23 rạng 24-3-1913, theo lệnh của Hai Trí, Đặng Tấn Sao cho người chở năm trái hỏa lôi đến đậu tại cầu Ông Lãnh. Bản thân Sao thì ồ tại nhà Tư Phát nghe Hai Trí chỉ vẽ cách đặt hỏa lôi rồi đến sau. Khoảng 11 giờ khuya, có năm người là Trương Văn Chi, Nguyễn Văn Tài (còn gọi là Thầy Huế), Huỳnh Văn Tinh (Tư Tinh), Nguyễn Văn Thạnh (Tám Thạnh) và Tư Màng đến lấy hỏa lôi. Mỗi người đều dùng một chiếc khăn bà lai rộng gói trái hỏa lôi và đem đi đặt ở Sài Gòn. Trương Văn Chi đặt ở đường Kinh Lấp (nay là Nguyễn Huệ). Thầy Huế đặt tại Chợ Đũi, phía dinh quan chánh lãnh binh (cách trại lính tập khoảng 30 mét), Huỳnh Văn Tình đặt ở vườn Ông Thượng, ngay tường rào dinh quan Chánh soái. Tám Thạnh đặt tại ngã tư Tam Tòa nơi đường Mác Mahon (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa) và đường Lagrandière (nay là Lí Tự Trọng) giao nhau. Riêng trái hỏa lôi của Tư Màng không rõ đặt ở đâu. Ở Chợ Lớn, việc đặt hỏa lôi cũng được tiến hành trong đêm 23 rạng 24-3. Người phụ trách phần việc ở đây là hương trưởng Ngọ. Theo sự sắp đặt của ông, bốn người là Nguyễn Văn Thiệu, Phạm Văn Huân (Mười Huân), Nguyễn Đăng Hộ (Bộ Hộ) và Nguyễn Văn cân (phái viên cần) đã dùng khăn bà lai gói hỏa lôi và đem vào Chợ Lớn. Nguyễn Văn Thiệu đặt hỏa lôi gần Chợ Gạo, Mười Huân đặt tại chợ Bình Tây, Bộ Hộ đặt tại chợ giữa thành phố Chợ Lớn và phái viên cần đặt ngay trước Tòa Bố.
Tuy nhiên, việc sắp đặt kể trên không đúng với hiệu lệnh của Phan Xích Long. Tài liệu Pháp cho biết: kế hoạch của Phan là sai nghĩa quân, trong đêm 23 rạng 24-3, phải đem năm trái hỏa lôi vào Sài Gòn và bốn trái vào Chợ Lớn ném cho nổ. Cũng nội trong đêm đó, nghĩa quân phải hãm thành Chợ Lớn. Thế nhưng, như lời khai của Phan với tòa án thực dân, nghĩa quân đã không tuân theo đúng mệnh lệnh. Họ chỉ đem trái phá đặt ở dưới đất chứ không dám ném. Việc
60
hãm thành Chợ Lớn cũng không diễn ra theo ý định của Phan [23, tr. 21-24]. Thông tin này cho thấy phương án sử dụng trái phá của Phan táo bạo hơn so với những người khác. Hơn nữa, nếu được thực hiện, nó dễ gây bất ngờ cho kẻ địch.
Cùng với việc đặt trái phá là việc dán yết thị kêu gọi mọi người nổi dậy. Người chủ trì công việc này là hương chủ Phước. Khắp châu thành Sài Gòn - Chợ Lớn trái phá đặt ở đâu là yết thị dán ở đó. Ngoài ra, yết thị còn được dán ở nhiều nơi khác. Hứa Song dán tại chùa Quảng Đông và chùa Bảy Bang. Tiền và Của (con của hương sư Tài) dán tại chợ Quan Tập (Tân Trụ - Tân An). Trần Văn An (người của Tư Phát) dán tại đường quan lộ trong châu thành Chợ Lớn... Hầu như khắp các tỉnh Nam Kỳ ở đâu cũng có yết thị. Riêng các tỉnh Tân An, Gò Công, Sóc Trăng, Mỹ Tho số yết thị nhiều hơn các nơi khác. Thậm chí hội còn mướn một người Miên đem yết thị dán tại Nam Vang (PnôngPênh - Campuchia). số yết thị được dán khắp nơi như vậy chứng tỏ hội kín muốn phát động một cuộc nổi dậy trên khắp Nam Kỳ. Tập thơ
"Phan Xích Long hoàng đế bị bắt"(Sài Gòn 1914) đã mô tả:
Tháng hai mười bảy bình minh, Trái phá, văn hịch châu thành bỏ rơi.
Nghe ra rơi bỏ nhiều nơi,
Nhịp nhàng kỳ hẹn thiệt thời cũng hay.
Đều y một buổi một ngày,
Sài Gòn, Chợ Lớn, Bình Tây cũng là, Nhiều nơi tờ hịch dán ra... [4, tr. 269]
Như vậy, hai ngày sau khi Phan Xích Long bị bắt, việc đặt trái phá và dán yết thị đã được thực hiện. Theo kế hoạch, khi trái phá nổ "thì đó là hiệu lệnh để thừa lúc người Pháp kinh hoàng, quân khởi nghĩa sẽ từ ngoại ô chạy vào nội thành cùng với một số người khác đã ém sẵn bên trong, lãnh vũ khí đã chuẩn bị, xông lên giết giặc" [4, tr. 270].
Tuy nhiên, kế hoạch nổi dậy của hội kín đã sớm bại lộ. Ngay sáng 24-3, Pháp đã phát hiện được các nơi đặt hỏa lôi và cho người tháo gỡ. Đồng thời, chúng cho quân bố phòng các nơi. Bốn ngày sau, ngày 28-3-1913, gần sáu trăm nông dân thuộc hai tỉnh Chợ Lớn và Tân An
61
đã kéo vào thành phố Chợ Lớn. số nghĩa sĩ này đều mặc áo đen, quần trắng, bịt khăn xéo trắng rút mối ở giữa trán để làm dấu hiệu riêng. Lúc trời rạng đông, họ đi từng tốp một, tay không mang vũ khí, đi thẳng vào thành và có ý "trông đợi việc biến phi thường". Thực dân Pháp đã cho lính đón bắt được hàng trăm người. Trong số này, có hai mươi lăm người đứng trước Tòa Bố Chợ Lớn bị bắt trước tiên và đem cho Đốc phủ Nguyễn Tấn sử tra vấn. Số còn lại bị lính bắt nộp cho quan tuân thành. Sau khi ưa hỏi, bọn thực dân biết rằng số nghĩa sĩ này được lệnh phải đến Chợ Lớn đúng ngày 28-3 để "đánh Tây". Người ra lệnh cho họ là một thầy thuốc kiêm thầy pháp ở làng Tân Trạch tỉnh Chợ Lớn. Trước khi đi họ được hương trưởng Ngọ đốt bùa cho uống để "có phép biến hình" và "phép chuyển gồng" chống được súng đạn. Một số khác khai rằng: họ vâng lời hương trưởng Ngọ đến Chợ Lớn để xem oai nhan hoàng đế Phan Xích Long và đánh người Pháp...
Những lời khai của số người bị bắt đã cho thấy rõ mục đích họ kéo đến Chợ Lớn là để làm gì.
Ngoài số nghĩa sĩ kể trên, thực dân Pháp còn bắt được một số nhân vật quan trọng trong hội kín Phan Xích Long như: hương trưởng Ngọ, hương sư Tài, Tư Phát, Tám Tâm, Xã Sao...
Những yếu nhân khác của hội như Hai Trí, hương chủ Phước, Tư Màng may mắn trốn thoát.
Kế hoạch nổi dậy của hội kín thất bại nhanh chóng. Điều đó chứng tỏ lực lượng của hội chưa đủ mạnh. Đồng thời, nó cũng cho thấy các yếu nhân của hội còn rất ấu trĩ về vấn đề khởi nghĩa giành chính quyền, về phương pháp đấu tranh, về cách phát động quần chúng nổi dậy...
Chính vì thế họ chưa thực hiện được ý định lật đổ người Pháp ngay tại Sài Gòn -Chợ Lớn.
Tuy dễ dàng dập tắt cuộc nổi dậy, nhưng chính quyền thực dân vẫn xem đây là một âm mứu lật đổ hết sức nghiêm trọng. Chúng cẩn thận lấy khẩu cung của tất cả những người bị bắt để kết án. Ngày 05-11-1913, thực dân Pháp đưa Phan Xích Long, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Văn Ngọ, cùng các nghĩa sĩ khác ra xét xử tại Tòa Đại hình Sài Gòn. Tổng cộng có 104 người bị chúng đưa ra tòa (số người bị thực dân kết tội "nổi loạn" là 111, nhưng chúng chỉ bắt được 104 người, bảy người còn lại trốn thoát). Chính quyền thực dân gọi đây là vụ án xử "một trăm mười một người An Nam mưu mô làm nghịch cùng nhà nước Đại Pháp đang cai trị tại Nam Kỳ, đặt trái phá tại Sài Gòn - Chợ Lớn, dán yết thị giục dân dậy ngụy khắp cả Nam Kỳ và Nam