CHƯƠNG 3: HỘI KÍN PHAN XÍCH LONG - MỘT ĐIỂN HÌNH CỦA HỘI KÍN
3.3. Các cu ộc khởi nghĩa năm 1916
Sau phiên tòa đại hình thángl 1-1913, chính quyền thực dân quyết định sẽ đày Phan Xích Long đến Guyana. Tuy nhiên, con tàu chở Phan không thể rời cảng vì chiến tranh thế giới bùng nổ.Thực dân đành phải đem anh giam ở khám lớn Sài Gòn. Theo Huê - Tam Ho Tai thì ở trong khám, Phan Xích Long vẫn giữ mối liên hệ những người ủng hộ, đặc biệt là với Nguyễn Văn Trước (biệt hiệu là Tư Mắt), người này vốn là đầu đảng của một nhóm giang hồ ở Sài Gòn và có liên hệ với Thiên Địa hội [26,tr72].
Phan Xích Long liên hệ với những người ủng hộ bằng cách nào? Hoạt động này đưa đến kết quả ra sao? Tác giả Huê - Tam Ho Tai không nói rõ. Song, điều dễ nhận thấy là việc Phan bị giam ở Sài Gòn (chứ không phải là Guyana xa xôi) sẽ có ảnh hưởng tích cực đến phong trào hội kín. Trong thời gian diễn ra thế chiến, các hội kín vẫn hướng về Phan Xích Long để tiến hành các hoạt động yêu nước. Đỉnh cao của các hoạt động ấy là cuộc khởi nghĩa ở Sài Gòn tháng 2-1916. Điều đáng nói là cuộc khởi nghĩa này vẫn do Nguyễn Hữu Trí - một yếu nhân của hội kín Phan Xích Long - ưực tiếp chỉ huy.
Vào những năm 1914-1916, nước Pháp phải dồn mọi nỗ lực cho cuộc chiến tranh đang diễn ra ác liệt ở châu Âu. Để đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến, thực dân Pháp đã tăng cường vơ vét sức người, sức của ở các thuộc địa. Trên vùng đất Nam Kỳ, chính sách bắt lính được tiến hành ráo riết. Thêm vào đó, chúng còn buộc người dân phải gia tăng các khoản đóng góp. Tình trạng nói trên đã khiến cho người dân Nam Kỳ, nhất là nông dân và dân nghèo thành thị, hết sức bất bình, căm phẫn. Vì vậy, họ sẵn sàng tham gia phong trào chống Pháp do các hội kín phát động.
64
Đầu năm 1916, tin quân Pháp đang bị vây hãm ở Verdun lan truyền khắp Nam Kỳ. Do thông tin này mà một ngôi làng ở Gia Định đã từ chối nộp thuế. Họ hi vọng rằng chế độ cai trị của Pháp sắp chấm dứt. Ở một số nơi khác, làn sóng chống đối cũng diễn ra mạnh mẽ. Tình hình đó khiến cho một số người yêu nước nghĩ rằng cơ hội khởi nghĩa đã đến.
Đèn 14 rạng 15 tháng 2 năm 1916, cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ ở Sài Gòn. Vào khoảng 3 giờ sáng ngày 15-2-1916, 300 nghĩa quân do Nguyễn Hữu Trí chỉ huy, từ hàng chục chiếc thuyền đậu dưới rạch cầu Ông Lãnh đã tiến vào nội đô. số nghĩa quân này mặc áo đen quần trắng, cổ quấn khăn trắng, mỗi người có hai lá bùa một đeo ở cổ và một khâu ở ống tay áo. Vũ khí của họ gồm có dao, giáo và kiếm (không có súng). Đặc biệt, nghĩa quân vẫn sử dụng lá cờ của cuộc nổi dậy năm 1913.
Theo kế hoạch, nghĩa quân sẽ tấn công dinh Thống đốc cùng Khám lớn Sài Gòn. Mục tiêu chính của họ là bắt viên Thống đốc và giải cứu Phan Xích Long. Nếu việc giải cứu thành công, nghĩa quân sẽ đưa Phan Xích Long sang dinh nắm chính quyền, số tù nhân trong Khám lớn sau khi được thả sẽ chạy xuống cầu Ông Lãnh lấy vũ khí. Tiếp theo, họ có nhiệm vụ phối hợp với một lực lượng chờ sấn sau Sở thú để tiến đánh kho thuốc súng ở bờ rạch Thị Nghè. Thuốc súng cháy là dấu hiệu để các toán quân tụ tập xung quanh Sài Gòn xông vào thành phố giết Tây, giành lại chủ quyền.
Thực hiện kế hoạch trên, nghĩa quân đã chia thành ba toán, lặng lẽ tiến vào trung tâm thành phố. Toán đi vào đường Mác Mahon (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa) tấn công xe ô tô của một số người Pháp, làm một người bị thương nặng. Đến đầu phố Canton và Mác Mahon, đoàn người lại xung đột với một đội cảnh sát tuần tra làm hai tên bị thương. Phía nghĩa quân có hai người bị bắn chết bằng súng lục.
Toán đi theo đường Bonar (nay là Lê Lợi) đã gặp hai toán kia và cùng kéo qua phố Espagne (nay là Lê Thánh Tông) Tại đây, năm mươi nghĩa quân đã đến phá cổng sau dinh Thống đốc. Không phá được, họ quay lại hợp sức với số người đang đánh Khám lớn. Mọi người vừa đánh vừa hô vang "giết Tây", "chúng ta hãy giải thoát Đại ca" (Đại ca là danh xưng của các Thiên Địa hội dành cho Phan Xích Long).
Sau một hồi tấn công, nghĩa quân vẫn không phá được Khám lớn. Trong khi đó, Pháp cũng kịp thời đưa lực lượng đến để đối phó. Trước tình thế bất lợi, nghĩa quân đành phải rút lui
65
về phía cầu Ông Lãnh, để lại 8 xác chết và mấy người bị thương. Lính Pháp đuổi theo bắt được rất nhiều người và thu được cả lá cờ của quân khởi nghĩa. Lực lượng nghĩa quân của các hội kín ở Gia Định, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Chợ Lớn đã tập hợp xung quanh Sài Gòn, không thấy có hiệu lệnh như đã định, đều phải rút lui. Cuộc khởi nghĩa tháng 2-1916 ở Sài Gòn hoàn toàn thất bại.
Phối hợp với cuộc khởi nghĩa ở Sài Gòn, các cuộc nổi dậy khác của hội kín cũng diễn ra trên nhiều tỉnh của Nam Kỳ. Ở Thủ Dầu Một, thầy pháp Nguyễn Văn Mùi (người làng Bình Sơn) ngày 14-2-1916 đã tập hợp 200 người tại một ngôi chùa để phân phát bùa và khí giới. Sau đó, họ tấn công các nhà giàu ở Biên Hòa. ở Bến Tre, hội kín của Lê Văn Khanh đã tổ chức nổi dậy trên toàn tỉnh, Ở Vinh Long, hội kín Nghĩa Hòa cầm đầu một cuộc biểu tình trước trụ sở của Chủ tỉnh người Pháp... Thực dân Pháp đã thống kê, ưong 20 tỉnh của Nam Kỳ, có đến 13 tỉnh nổ ra các cuộc nổi dậy. Nông dân đã chiếm trụ sở làng, đốt giấy tờ, tuần hành thị uy... Tuy nhiên, họ không chiếm được tỉnh lị nào. Sau khi cuộc khởi nghĩa ở Sài Gòn bị đàn áp, phong trào ở các địa phương cũng dần dần lắng xuống.
So với lần nổi dậy vào năm 1913, cuộc khởi nghĩa tháng 2-1916 có quy mô hơn nhiều.
Không những thế, sự phối hợp giữa các địa phương cũng diễn ra đồng bộ hơn. Thực dân Pháp cho rằng phong trào đấu tranh năm 1916 được đặt "dưới sự đôn đốc của một ý chí chắc chắn là hết sức lớn lao, cùng một ngày, cùng một giờ, bằng những phương tiện và thủ đoạn giống nhau, trên nhiều địa điểm và địa phương khác nhau, khắp cả xứ Nam Kỳ..." [Dẫn theo: 3, tr. 547].
Nhận xét trên chứng tỏ cuộc khởi nghĩa năm 1916 có sự chỉ huy thống nhất và được chuẩn bị kĩ càng. Ở đây, có một câu hỏi đặt ra là, vai ưò chỉ huy và chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa có hoàn toàn thuộc về Nguyễn Hữu Trí hay không?
Hiện nay, chúng tôi không có tư liệu về hoạt động của Hai Trí từ sau cuộc nổi dậy 1913 đến tháng 2-1916. Do vậy, chúng tôi không rõ vai trò của ông trong quá trình chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa. Theo tài liệu của Coulet thì sự kiện tháng 2-1916 xuất phát từ một ngôi chùa trên Núi cấm (vùng Thất Sơn - An Giang) và liên quan đến nhà sư Cao Văn Long (còn gọi là Bảy Dỏ) quê ở Bến Tre (7). Chính Bảy Dỏ đã đứng ra lập chùa trên Núi Cấm bằng tiền riêng và tiền quyên góp khắp Nam Kỳ. Ngôi chùa xây suốt trong mười năm mới xong. Coulet mô tả:
66
Đó là một ngôi chùa rộng mênh mông bằng gỗ, trên các cột gạch, có hình vuông, mỗi bề khoang 30 mét, cao lo mét (từ đất lên nóc). Chỉ có một cửa ra vào bằng gỗ (chạm trổ) ở hướng nam, không có cửa sổ. Do đó, bên trong chùa luôn chìm trong bóng tối mờ mờ. Ba mươi hai bàn thờ đặt khắp nơi. Đối diện với cửa ra vào là một tượng Phật bằng xi măng cốt thép cao 4 mét, rộng 2 mét. Sau bàn thờ là một cửa trông ra sân nội bộ, chung quanh sân là các nhà phụ:
nhà bếp, nhà giặt... nhiều phòng chứa đủ loại lương thực thực phẩm, nhiều phòng nhỏ với giường xếp và mùng, đây đó còn có nhiều giường xếp lớn có thể chứa hai hay ba trăm người...
Chùa này theo Bửu Sơn Kỳ Hương... [29, t. 10-11]. Qua mô tả của Coulet, chúng ta thấy đây là một ngôi chùa kiên cố và kín đáo. Chủ nhân của ngôi chùa có vẻ luôn sấn sàng đón nhận rất nhiều người (chùa có nhiều lương thực thực phẩm, nhiều phòng nhỏ với giường xếp...). Điều này cho phép chúng ta nghĩ rằng đây chính là nơi tụ họp của những người yêu nước. Coulet khẳng định: "Núi cấm là nơi tụ hội của một bộ tham mưu các nhà cách mạng" [29, tr. 11]. Tòa án binh của Pháp - khi xét xử vụ nổi dậy tháng 2-1916 - cũng cho rằng "hiệu lệnh (khởi nghĩa) xuất phát từ Núi Cấm" [3, tr. 547].
Nhìn chung, ngôi chùa trên Núi cấm có chức năng giống với ngôi chùa do Hai Trí xây dựng trên núi Voi năm 1913. Điều đáng chú ý là, ngôi chùa này thuộc giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương - một giáo phái đã từng có hoạt động chống Pháp. Chủ nhân của nó (tức sư Bảy Dỏ) là người có nhiều hoạt động trên khắp các tỉnh Nam Kỳ. Chính quyền thực dân nghi ngờ ông tuyến truyền cho một "âm mưu dấy loạn". Không những thế, chúng còn cho rằng ông có liên quan đến cuộc khởi nghĩa tháng 2-1916.
Tài liệu của Coulet cho biết về hoạt động của Bảy Dỏ như sau:
Ông không bao giờ ở Núi cấm quá một tuần. Ông thường đi nhiều nơi để hành nghề tu sĩ, thầy thuốc hoặc để quyên tiền. Trong năm 1915, cảnh sát thấy ông xuất hiện ở Long Xuyên, Sa Đéc, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Gò Công, Bà Rịa, Sài Gòn, Chợ Lớn, Sóc Trăng. Ông không bao giờ ở nhà ai quá hai hay ba ngày. Bạn bè, tín đồ, thân chủ của ông thuộc mọi tầng lớp xã hội Việt Nam hay Hoa kiều: có nhà ngân hàng, đại kỹ nghệ gia, phú nông, có công chức từ cao nhất đến thấp nhất, có nông dân bình thường, công nhân nghèo, người chèo đò... ở đâu Bảy Dỏ cũng được tiếp đón một cách vui vẻ và trân trọng...
67
Đêm 14 rạng 15-2-1916 xảy ra vụ tấn công Khám lớn Sài Gòn. Như là một sự ngẫu nhiên, Bảy Dỏ đang ở Chợ Lớn - trung tâm của cuộc nổi dậy. Phối hợp với phong trào khởi nghĩa này, nhiều cuộc nổi loạn (từ của Coulet - TG) diễn ra hầu khắp Nam Kỳ. Ở Bến Tre, người cầm đầu nhóm Tư Khanh chỉ khởi sự sau khi hỏi ý kiến Bảy Dỏ. ở Vĩnh Long, sư Sáu Hiên bị bắt khi đang gây rối loạn: đó là một người bạn của Bảy Dỏ điều khiển chùa Bửu Sơn Tự nằm dưới chân Núi cấm... Ở Long Xuyên, một người tên Núi chỉ huy vụ việc (tức việc nổi dậy - TG).
Ông này có quan hệ trực tiếp với Bảy Dỏ, từng giữ Bảy Dỏ ở nhà ông ta và hôm. Ở Mỹ Tho, bọn làm loạn (từ của Coulet) được sự thông đồng của một phó tổng. Ông này thường được Bảy Dỏ khám bệnh. Cuối cùng, ở Châu Đốc, nhà sư chùa Phi Lai (mà Bảy Dỏ biết rất rõ) gây ra vụ lộn xộn ở làng Vĩnh Tế [29, tr. 11]. Qua các mối quan hệ của Bảy Dỏ, có thể nói ông là một người có uy tín rất lớn. Việc ông đi lại khắp Nam Kỳ có lẽ không ngoài mục đích vận động cứu nước. Đối tượng vận động của ông là tất cả mọi người, bất kể họ thuộc tầng lớp xã hội nào.
Chính vì vậy mà thực dân Pháp đã chú tâm theo dõi và quy kết ông là "linh hồn của cuộc khởi nghĩa năm 1916". Sau khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, chính quyền thực dân đã lùng bắt ông khắp nơi.
Ngày 17-3-1917 (hơn một năm sau cuộc nổi dậy ở Nam Kỳ) Bảy Dỏ bị bắt tại Châu Đốc.
Thực dân đưa ông ra xét xử trước Hội đồng chiến tranh số 1 ở Nam Kỳ. Mặc dù không cọ đủ bằng chứng, chúng vẫn phạt ông năm năm khổ sai. Coulet suy đoán: "ông ta (tức Bảy Dỏ - TG) có một thế lực lớn lao đối với đồng bào ông ta đến độ chẳng nhân chứng nào dám nói sự thật...
Nếu ông ta không phải là linh hồn của âm mưu nổi loạn năm 1916 thì ông ta cũng là một nhân viên liên lạc và tổ chức rất thông minh, năng động" [29, tr. 11].
Nhìn vào mối quan hệ của Bảy Dỏ với những người tổ chức các cuộc nổi dậy, có thể thấy sự suy đoán của Coulet hoàn toàn có cơ sở. Chúng tôi cho rằng Bảy Dỏ thực sự đã tham gia vào hoạt động yêu nước và nắm giữ một vai trò khá quan trọng. Có thể ông là người vận động khởi nghĩa và cùng giữ vai trò chỉ huy với một người nào khác. Nhiều khả năng người đó là Hai Trí.
Về phần Hai trí, ông chính là người đã trực tiếp chỉ huy vụ tấn công vào trung tâm Sài Gòn. Đây là hoạt động quan trọng nhất trong toàn bộ kế hoạch khởi nghĩa của các hội kín. Điều đó chứng tỏ ông có một vai trò không nhỏ đối với phong trào chống Pháp đầu năm 1916 ở Nam
68
Kỳ. Vào đêm nổ ra vụ tấn công Khám lớn, Bảy Dỏ đang ở Chợ Lớn. Cũng tại đây, toán quân mạnh nhất do Hai Trí chỉ huy đã xuất phát [28, tr. 190].
Theo thiển ý, đó không phải là trùng hợp ngẫu nhiên. Nhiều khả năng Hai Trí và Bảy Dỏ đã phối hợp hoạt động và cùng lên kế hoạch khởi nghĩa. Có thể cả hai đều giữ vai trò chủ chốt trong phong trào nổi dậy năm 1916. Nếu như vậy thì Hai Trí đã có lên hệ với giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương (mà Bảy Dỏ là người đại diện). Nói cách khác, Bửu Sơn Kỳ Hương và các hội kín Thiên Địa hội đã kết hợp với nhau trong các hoạt động cứu nước.
Tài liệu của Pháp cho biết, lá bùa mà nghĩa quân đeo trong đêm 14 rạng 15-2-1916 trên khắp Nam Kỳ có mang dòng chữ "Bửu Sơn Kỳ Hương", (đây cũng là một trong nhiều tên gọi của ngôi chùa do Bảy Dỏ xây dựng trên Núi cấm). Trên lá bùa còn có chữ kí "Mã Văn" (Coulet cho rằng Mã Văn chính là Bảy Dỏ) [28, tr. 191].
Trong khi đó, các nghĩa sĩ khi tấn công Khám lớn cứu Phan Xích Long đều hô vang hai chữ "Đại ca". Đây là danh xứng chỉ có trong các hội kín Thiên Địa hội. Đó là chưa kể các hội kín Thiên Địa hội ở Gia Định, Bến Tre, Thủ Dầu Một... cũng đồng loạt nổi dậy phối hợp với cuộc tấn công ở Sài Gòn.
Như vậy, có bằng chứng cho thấy Bửu Sơn Kỳ Hương và hội kín Thiên Địa hội đã phối hợp hành động trong cuộc khởi nghĩa năm 1916. Huê - Tam Ho Tai cũng cho rằng "các cuộc nổi dậy năm 1916 đã chứng tỏ phạm vi lan tỏa của tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương, chủ yếu ở trong bộ phận chỉ huy của Thiên Địa hội. Điều này được xác nhận qua việc những người nổi dậy đã sử dụng phổ biến bùa của Bửu Sơn Kỳ Hương" [26, tr. 74].
Trong bối cảnh Nam Kỳ lúc bấy giờ, việc Bửu Sơn Kỳ Hương và hội kín Thiên Địa hội có liên hệ với nhau là điều dễ hiểu. Tư tưởng của Bửu Sơn Kỳ Hương có đủ các yếu tố Nho, Phật, Lão. Nó rất gần gũi với tư tưởng của các hội kín. Hơn nữa, cả hai đều là những tổ chức yêu nước và cùng hoạt động trên một địa bàn. Vì vậy, họ có điều kiện thuận lợi để kết hợp với nhau trong hoạt động chống Pháp. Chính nhờ sự kết hợp này mà phong trào yêu nước mới diễn ra đồng loạt trên khắp các tỉnh Nam Kỳ vào đầu năm 1916.
Có thể nói, cuộc khởi nghĩa năm 1916 là hoạt động chống Pháp tiêu biểu của nhân dân Nam Kỳ trong chiến tranh thế giới thứ I. Tận dụng thời cơ Pháp đang tham chiến ở châu Âu,
69
các hội kín đã phát động nhân dân vùng dậy giành lại độc lập chủ quyền. Phong trào diễn ra trên khắp các tỉnh và gây cho bọn thực dân không ít khó khăn. Tuy nhiên, do cách tổ chức còn mang nhiều nhược điểm, thời cơ khởi nghĩa chưa chín muồi... cuộc khởi nghĩa đã thất bại. Để dập tắt ngọn lửa đấu tranh của người dân yêu nước, bọn thực dân đã thẳng tay đàn áp phong trào. Những cuộc lùng sục bắt bớ diễn ra khắp nơi. Hàng ưăm người bị chúng bắt và đưa ra xét xử tại Tòa án binh. Kết quả là, ngày 22-2-1916, 38 nghĩa sĩ, trong đó có Phan Xích Long và Nguyễn Hữu Trí, bị thực dân xử tử ở Đồng Tập Trận. Ngày 16-3 chúng xử tử thêm 13 người nữa. Tất cả 51 người đều bị đem chôn chung một huyệt tại "Đất Thánh Chà - (giữa đường Võ Thị Sáu và chợ Tân Định hiện nay).
Sau đợt trấn áp này, phong trào hội kín Nam Kỳ bắt đầu lắng xuồng và dần dần tan rã.
Nhìn chung, sự ra đời của hội kín Phan Xích Long năm 1911 là sự kiện quan trọng trong phong trào hội kín Nam Kỳ. Đây là một hội chống Pháp bí mật, được tổ chức chặt chẽ và quy mô nhất trong số các hội kín.
Bản thân những người sáng lập có những biện pháp tuyên truyền rộng rãi và hữu hiệu. Vì vậy, hội đã nhanh chóng phát huy ảnh hưởng và lôi cuốn được đông đảo quần chúng tham gia.
Chỉ trong một thời gian ngắn, hội kín Phan Xích Long đã hai lần phát động nhân dân nổi dậy nhằm đánh đổ thực dân, giành lại chủ quyền. Đây là hai cuộc nổi dậy có tiếng vang nhất ở Nam Kỳ lúc bấy giờ. Với hai sự kiện này, có thể nói hội kín Phan Xích Long là một điển hình trong phong trào hội kín chống Pháp những năm đầu thế kỷ XX.
Khi nói về hoạt động của hội kín Phan Xích Long, không thể không nhắc đến vai trò của những người sáng lập và lãnh đạo. Đó là Phan Xích Long, Nguyễn Hữu Trí, Nguyễn Văn Hiệp.
Đây là những người đầu tiên gieo hạt giống gây dựng phong trào. Họ có công rất lớn trong quá trình chuẩn bị về lực lượng, vũ khí... cho hoạt động nổi dậy của hội kín. Ngoài ra, còn phải kể đến sự đóng góp tích cực của các hào lý như hương trưởng Ngọ, hương chủ Phước, hương sư Tài, Xã Sao...
Giống như phần lớn các phong ưào yêu nước đầu thế kỷ XX, hội kín Phan Xích Long cũng mang lớp vỏ thần bí ma thuật. Chưa kể, trong tổ chức này, tư tưởng phong kiến cũng còn