Thực tiễn chất lượng cuộc sống dân cư ở Việt Nam

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 40)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ

1.2. Thực tiễn chất lượng cuộc sống dân cư ở Việt Nam

Các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước đã từng bước đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu, khắc phục được hậu quả của chiến tranh và có bước tiến triển góp phần vào phát triển kinh tế toàn cầu. Kéo theo đó là sự cải thiện đời sống của con người ở tất cả các mặt: tăng thu nhập bình quân đầu người, nâng cao mức độ y tế, giáo dục và mức độ đảm bảo về môi trường sống. Điều này được thể hiện rõ nhất qua các báo cáo của Nhà nước và kết quả các cuộc điều tra mức sống của dân cư, các báo cáo phát triển con người của LHQ. Theo các báo cáo này, chỉ số HDI của Việt Nam đã liên tục tăng, năm 1999 Việt Nam đứng thứ 116 trong 177 quốc gia được điều tra, đến năm 2000 lên thứ hạng 106/177 quốc gia, năm 2011 là 128/187 quốc gia đạt chỉ số 0,593, tăng so với năm 2010 là 0,003. Với chỉ số này Việt Nam được xếp vào các quốc gia có HDI trung bình.

Về thu nhập

Theo HDR của LHQ thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể, có xu hướng tăng lên theo từng năm. Nếu năm 1970 GDP/người (PPP) là 609USD, sau đổi mới vào năm 1989, đạt 905 USD, đến năm 2005 con số này đã lên đến 2.161 USD và đến năm 2010 đạt 3.205 USD. Như vậy, sau 25 năm đổi mới thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã có những bước tiến, được xếp 8/10 quốc gia có mức tăng trưởng GDP đầu người cao nhất trong 4 thập kỷ qua. Trong khoảng thời gian (1989 -2010), con số này của Trung Quốc tăng từ 888 USD lên 6.786 USD, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam bằng 80% của Trung Quốc năm 1989 đã giảm xuống còn 43% năm 2010.

Bảng 1.8. Thu nhập bình quân đầu người và chi tiêu phân theo thành thị nông thôn năm 2010

Đơn vị: nghìn đồng

Thành phần Cả nước Chia ra

Thành thị Nông thôn

GDP/người/ tháng 1387 2130 1071

Chi tiêu 1211 1828 950

Nguồn: Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2010-TCTK Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng lên đáng kể, tuy sự thay đổi này không nhiều nhưng cũng thể hiện được sự phát triển về kinh tế của nước nhà, sự đảm bảo về

cuộc sống của người dân. Nếu như năm 2002 thu nhập bình quân đầu người là 357.000/người/tháng thì năm 2010 đã tăng lên 1.387.000 người/người/tháng. Tuy nhiên con số này có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn cũng như có sự chênh lệch giữa các vùng miền trong cả nước. Giữa thành thị và nông thôn, thu nhập bình quân đầu người một tháng có sự chênh lệch rất lớn, thu nhập ở thành thị đạt 2.130.000 đồng, gấp đôi đôi thu nhập ở nông thôn (1.071.000 đồng). Sở dĩ có sự chênh lệch này là do tính chất công việc giữa hai khu vực này hoàn toàn khác nhau, khu vực nông thôn chỉ phụ thuộc vào nông nghiệp và các dịch vụ nông nghiệp nên thu nhập không đáng kể; trong khi đó khu vực thành thị với sự đa dạng về các loại nghề nghiệp từ dịch vụ cho đến công nghiệp đã tạo ra một lượng lớn việc làm, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động. ( bảng 1.8)

Giữa 7 vùng kinh tế của cả nước nổi lên thu nhập bình quân đầu người cao nhất thuộc về Đông Nam Bộ (2.304.000 đồng/người), tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng (1.581.000 đồng/người), thấp nhất là Trung du miền núi phía Bắc (905.000 đồng/người), chênh lệch giữa vùng cao nhất và thấp nhất là 2,5 lần. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng là vùng có thu nhập bình quân cao vì quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, thu hút hàng triệu lao động và giải quyết hàng triệu việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Hơn nữa, hai vùng này có 2 thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa hàng đầu cả nước là đầu tàu phát triển. Trái lại, trung du miền núi phía Bắc, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, khó khăn về địa hình, là nơi cư trú của đồng bào dân tộc ít người với công việc thuần nông là chủ yếu nên thu nhập bình quân thấp (bảng 1.9).

Bảng 1.9. Thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người giữa các vùng trong cả nước năm 2010

Đơn vị: nghìn đồng Vùng Thu nhập /người/

tháng (giá thực tế) Chi tiêu bình quân/người/tháng

Đồng bằng sông Hồng 1.581,0 1.441

Trung du và miền núi phía Bắc 905 866

Bắc Trung Bộ 740,9 934

Duyên hải Nam Trung Bộ 1.162,1 1.090

Tây Nguyên 1.087,9 971

Đông Nam Bộ 2.304,0 1659

Đồng bằng sông Cửu Long 1.247,2 1.058

Nguồn: Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2010 - TCTK

Chi tiêu

Chi tiêu theo đầu người thể hiện mức sống, theo thời gian chi tiêu bình quân đầu người đã có nhiều thay đổi vầ tăng lên từ năm 2002 đến năm 2010 (từ 294.000 đồng lên 1.211.000 đồng). Điều này thể hiện sự tăng trưởng của nền kinh tế trong giai đoạn trên.

Cũng giống như thu nhập, chi tiêu bình quân cũng có sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng trong cả nước. (bảng.1.8; 1.9)

Chênh lệch mức sống

Sự chênh lệch về thu nhập và chi tiêu bình quân là nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về CLCS giữa các khu vực, giữa các vùng, và giữa các tỉnh trong cả nước. Hiện nay tỉnh có thu nhập và chi tiêu bình quân cao nhất thuộc về Bà Rịa- Vũng Tàu và thấp nhất là Lai Châu.

Sự chênh lêch mức sống còn thể hiện qua các nhóm dân cư khác nhau. Thông thường chia làm 5 nhóm dân cư theo thu nhập, mỗi nhóm chiếm 20% dân số, nhóm 5 là dân cư giàu nhất, nhóm 1 là nhóm dân cư nghèo nhất. Tỷ lệ hộ nghèo được tính theo chuẩn riêng phụ thuộc vào trình độ phát triển từng quốc gia và chuẩn nghèo quốc tế. Ngoài ra, còn chia ra nghèo chung và nghèo lương thực.

Bảng 1.10. Tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành thị, nông thôn của nước ta qua các năm Đơn vị: %

Năm 2002 2004 2006 2008 2010 2011

Cả nước 28,9 18,1 15,5 13,4 14,4 12,6

Thành thị 15,3 8,6 7,7 6,7 6,9 5,1

Nông thôn 42,5 21,2 18,0 16,1 17,4 15,9

Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2011- TCTK Theo khảo sát mức sống dân cư từ năm 1999 đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam đã giảm đi đáng kể nhờ chính sách phát triển kinh tế và những thay đổi sau đổi mới. Đặc biệt, trong thời kỳ mở cửa, hội nhập đã tạo cho người dân cơ hội có việc làm, tăng thu nhập và từng bước thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 là 12,6% giảm đi 5,5% so với năm 2004. Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo ở thành thị và nông thôn đều giảm mạnh nhưng tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn vẫn cao gấp 3 lần so với thành thị (2011). 90% dân số nghèo sống ở nông thôn, mức sống của các hộ dân cư tập trung chủ yếu vào nông nghiệp (bảng1.10)

Bảng 1.11. Tỷ lệ hộ nghèo phân theo vùng của nước ta qua các năm

Đơn vị: %

Năm 2002 2004 2006 2008 2010 2011

Đồng bằng sông Hồng 22,4 12,0 10,0 8,6 8,3 7,1

Trung du miền núi phía Bắc 53,2 29,4 27,5 25,1 29,4 26,7 Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam

Trung Bộ 43,9 25,3 22,2 19,2 20,4 18,5

Tây Nguyên 51,8 29,2 24,0 21,0 22,2 20,3

Đông Nam Bộ 10,6 4,6 3,1 2,5 2,3 1,7

Đồng bằng sông Cửu Long 23,4 15,3 13,0 11,4 12,6 11,6

Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2011- TCTK Tỷ lệ hộ nghèo ở Đông Nam Bộ là thấp nhất (1,7%) và cao nhất là trung du miền núi phía Bắc 26,7% (bảng 1.11). Nhưng cũng chính trong thời kỳ này, sự chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm dân cư là không thể tránh khỏi. Nếu năm 2002 chênh lệch thu nhập bình quân giữa nhóm cao nhất và thấp nhất là 8,1 lần thì đến năm 2010 là 9,2 lần. Về chi tiêu thì các con số tương ứng là 4,5 lần (2002), 4,6 lần (2010).

Bảng 1.12. Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của nước ta qua các năm

2002 2004 2006 2008 2010

Hệ số GINI 0,418 0,420 0,423 0,434 0,433

Nguồn: Điều tra mức sống dân cư năm 2010- TCTK Để nhận biết sự bất bình đẳng giữa người giàu và nghèo, theo WB và nhiều nước còn dùng hệ số GINI (Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập). Hệ số GINI được nhận giá trị từ 0 đến 1. Hệ số càng gần 1 thì sự phân hóa giàu nghèo càng tăng. Tại Việt Nam năm 2010 hệ số này hiện ở mức 0,433 và có xu hướng tăng nhẹ qua các năm (năm 2002 là 0,418, năm 2004 và 2006 là 0,42 đến năm 2008 là 0,434 và năm 2010 là 0,433). Phản ánh sự bất bình đẳng trong thu nhập của người dân, sự chênh lệch giàu nghèo cao. (bảng 1. 12)

Về y tế và chăm sóc sức khỏe

Các vấn đề về y tế có mối liên hệ chặt chẽ với thu nhập. Thu nhập bình quân đầu người của nước ta qua các năm tăng đã tạo điều kiện cho người dân được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Tuổi thọ trung bình của Việt Nam đã tăng lên nhờ các chính sách về y tế cũng như chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Năm 1990 tuổi thọ trung bình là 67 tuổi và đến năm 2011 đã tăng lên 75 tuổi. Mặc dù thu nhập bình quân của Việt Nam không cao so với các quốc gia trong khu vực và châu lục nhưng luôn quan tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người dân. Hiện, tuổi thọ trung bình của Việt Nam đứng thứ 2 sau Singapo (81 tuổi) dù thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 4.

Các bệnh truyền nhiễm có xu hướng tăng, đặc biệt là HIV/AIDS. Tính đến 30/6/2011, tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng tăng từ 187 lên 224,3/1 vạn dân. Bên cạnh một số bệnh truyền nhiễm quay trở lại, một số bệnh dịch mới phát triển phức tạp và

diễn biến khó lường, xu hướng gia tăng liên tục ở mức cao các bệnh không lây nhiễm đang trở thành một thách thức lớn đối với tình trạng sức khỏe nhân dân và hệ thống y tế nước nhà.

Bảng 1.13. Tuổi thọ trung bình của các quốc gia khu vực Đông Nam Á năm 2011 Quốc gia Thu nhập bình quân đầu

người theo sức mua tương đương (USD/người) (*)

Tuổi thọ trung bình ( tuổi)

Singapo 57.932 81

In - đô - nê - xi - a 4.325 69

Phi - lip - pin 3.969 69

Thái Lan 8.554 74

Việt Nam 3.205 75

Lào 2.551 68

Cam - pu - chia 2.194 63

Đông - ti - mo 928 63

Bru - nây N/A N/A

Mi - an - ma 1.950 65

Ma - lay - xi - a 14.731 74

Nguồn: HDR năm 2011, (*) Niên giám Thống kê 2011-TCTK Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được tăng cường. Bộ Y tế đã tổng kết 10 năm tực hiện Chỉ thị 06-CT/TW về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2001- 2010 đạt trên 80%. Đến hết năm 2011, 78,8% trạm y tế đã thực hiện khám chữa bệnh cho những người có bảo hiểm y tế. [4].

Mạng lưới y tế từng bước được củng cố nhưng tình trạng quá tải bệnh viện đang diễn ra trầm trọng ở tất cả các tuyến bệnh viện. Trên tòan quốc, mặc dù công suất sử dụng giường bệnh có xu hướng giảm từ 122,3% (năm 2007) xuống 111,6% (2011), nhưng công suất sử dụng giường bệnh chung ở tuyến trung ương lại có xu hướng tăng: 116% năm 2009 lên 118% năm 2011. [6]

Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh gia tăng nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với an sinh xã hội trong 10-20 năm tới (111,2 bé trai/100 bé gái).

Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho y tế có xu hướng tăng qua các năm: năm 2010 là 8,7%, đến năm 2011 là 9,1%. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn thấp hơn so với chi cho giáo dục (18,7%) và thấp hơn so với các nước trong khu vực.

Thu nhập bình quân đầu người có mối tương quan với sức khỏe. Nhóm người nghèo dễ bị tác động với tình trạng sức khỏe yếu kém và suy duy dưỡng. Mặc dù tiền chi cho

khám bệnh năm 2010 đã tăng lên so với năm 2002, nhưng sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn vẫn còn cao, gấp 1,3 lần; giữa nhóm cao nhất và thấp nhất gấp gần 3 lần.

Về giáo dục

Trong hơn hai thập kỷ qua, song song với tăng trưởng kinh tế cao, Việt Nam cũng đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc phổ cập giáo dục. Đã thành lập được một mạng lưới toàn diện các cơ sở giáo dục trong cả nước và đã phổ cập giáo dục bậc Tiểu học, Trung học cơ sở (THCS) trong cả nước bằng việc mở trường Tiểu học, THCS ở tất cả các địa phương. Theo Bộ Giáo dục – Đào tạo cho biết, tổng dự toán chi ngân sách cho giáo dục – đào tạo năm 2011 là 5.081,6 tỷ đồng, tăng 2,9% so với năm 2010 (4.937,5 tỷ đồng) [11]. Đến ngày 30/11/2010, vốn trong nước giải ngân đạt 403.247 triệu đồng/639.000 triệu đồng. Do vậy, Việt Nam đã có tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học cao so với GDP bình quân đầu người.

Với tỷ lệ rất thấp về trình độ học vấn cao của dân số Việt Nam cũng đặt ra những thách thức cho tương lai phát triển kinh tế. Theo Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2011, trong số dân số từ 15 tuổi trở lên, chỉ có 6,4% có bằng cử nhân cao đẳng/đại học và 0,2% có bằng sau đại học.

Quy mô dân số nước ta lớn và ngày càng tăng đang và sẽ là cản trở lớn đối với việc phát triển của đất nước, trong đó có giáo dục. Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật và tay nghề còn thấp, cơ cấu giáo dục và đào tạo mất cân đối cùng với sự chênh lệch giữa nam và nữ, giữa thành thị và nông thôn, giữa các nhóm thu nhập dẫn tới chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo ở các cấp học, bậc học còn nhiều hạn chế.

Tỷ lệ biết chữ của dân số quốc gia là rất cao, song tỷ lệ này vẫn còn khá thấp trong các nhóm dân tộc thiểu số (Thái, Khơ me, Mường và H’ Mông) so với phần lớn người Kinh và người Hoa. Người Kinh có mức độ đạt được giáo dục cao hơn nhiều so với các dân tộc thiểu số, 22,7% người Kinh hoàn thành phổ cập giáo dục cấp trung học phổ thông, trong đó có trình độ học vấn cao hơn; so với mức trung bình chỉ có 9% giữa các nhóm dân tộc khác nhau; tỷ lệ bỏ học cao nhất cũng thuộc về các nhóm dân tộc thiểu số.

Nếu xét về giới tính nam nữ, trong những năm qua khoảng cách biết chữ từ 15 tuổi trở lên giữa nam giới và phụ nữ đã được thu hẹp, giảm từ 10% trong năm 1989 đến 4,4% trong năm 2009. Thành tựu có ý nghĩa giáo dục cho phụ nữ, nhưng khu vực nông thôn vẫn còn tụt hậu, vẫn còn có một sự chênh lệch giữa nam và nữ.

Chế độ dinh dưỡng

Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu về dinh dưỡng của người dân cũng đang được đảm bảo từng ngày không chỉ về số lượng mà cả chất lượng.

So với trước đây, chất đạm và béo trong khẩu phần ăn hàng ngày đã được bổ sung khá nhiều và đã đến mức dư thừa dẫn đến béo phì ở một lượng lớn dân cư, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, bên cạnh đó Việt Nam đang đối mặt với một thực tế đó là tình trạng suy dinh dưỡng ở các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo. Nhờ kiên trì các giải pháp đề ra, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm liên tục từ 51,5% (năm 1985) xuống dưới 18,9% (năm 2009), vượt mức đề ra trước hai năm so với chỉ tiêu Nghị quyết Ðại hội X của Ðảng đề ra cho năm 2010 là dưới 20%. Như vậy, mỗi năm có hơn 110 nghìn trẻ em dưới năm tuổi thoát khỏi suy dinh dưỡng; góp phần cải thiện thể lực, trí lực, nâng cao tầm vóc trẻ em Việt Nam.

Tại Việt Nam, theo điều tra gần đây của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi là khoảng 29%, ở phụ nữ tuổi sinh đẻ gần 29%. Trẻ 3 - 24 tháng tuổi có đến 58% số cháu bị thiếu máu.[4]

Về nhà ở, nước sạch và điện sinh hoạt

Nhu cầu về nhà ở, nước sạch và điện sinh hoạt là nhu cầu bức bách với mỗi người, đặc biệt là nhu cầu về nước sạch. Với sự tăng lên về thu nhập và sự phát triển kinh tế nhưng nhu cầu trên ở Việt Nam đã dần được cải thiện và nâng cao.

So với năm 2002 tỷ lệ có nhà ở kiên cố đã tăng lên 2,8 lần. Nếu như năm 2002 tỷ lệ nhà thiếu kiên cố chiếm tỷ lệ cao nhất 58,3% và nhà tạm 24,6% thì năm 2010 nhà kiên cố đã tăng lên chiếm 49,2%, nhà tạm giảm xuống chỉ còn 5,6%. Vùng có tỷ lệ nhà kiên cố cao nhất là Đồng bằng sông Hồng đạt 93%, trong khi Đông Nam Bộ chỉ 18,5%, thấp nhất là Đồng bằng sông Cửu Long 11%.

Theo VLHSS 2010 tỷ lệ hộ có nguồn thắp sáng là 97,2%, có sự chênh lệch giữa khu vực thành thị và nông thôn (thành thị chiếm 99,6%, nông thôn 96,2%). Hiện nay, ở một số vùng sâu vùng xa và vùng hải đảo vẫn chưa có điện thắp sáng. Tỷ lệ có nguồn thắp sáng cao nhất thuộc về Đồng bằng sông Hồng 99,8%, thấp nhất là Tây Bắc 83,8%. Mặc dù, Tây Bắc nói riêng và trung du miền núi phía Bắc nói chung là nơi sản xuất điện và cung cấp điện lớn nhất cả nước nhưng là vùng có tỷ lệ hộ có nguồn thắp sáng thấp nhất.

Theo Tổng cục Thống kê, đến cuối năm 2011, dân số trung bình cả nước ước tính 87,840 triệu người, tăng 1,04% so với năm 2010, bao gồm dân số nam 43,44 triệu người, chiếm 49,5% tổng dân số cả nước, tăng 1,07%; dân số nữ 44,40 triệu người, chiếm

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)