Đặc điểm dân cư

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 52)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Hồ Chí Minh

2.1.4. Đặc điểm dân cư

2.1.4.1. Quy mô và sự phân bố dân cư

TP. Hồ Chí Minh có quy mô dân số lớn nhất cả nước, đạt 7.521.128 người (2011), chiếm 8,6% dân số cả nước, mật độ dân số 3.590 người/km2, gấp 14 lần mật độ dân số cả

nước (256 người/km2), gấp 1,8 lần mật độ của Hà Nội (2.013 người/km2). Đây là cơ sở lao động dồi dào cho thành phố để phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ.

Dân số phân bố không đều giữa các quận, huyện cũng như giữa hai khu vực thành thị và nông thôn. Dân cư tập trung đông đúc ở các quận nội thành, nhất là quận 11, với mật độ dân số 45.582 người/km2,gấp 13 lần mật độ dân số chung toàn thành phố; quận 4 (43.788 người/km2); quận 5 (41.034 người/km2). Đây là những quận có diện tích khá khiêm tốn nhưng dân cư tập trung khá đông. Ngoài ra, dân cư còn tập trung đông đúc tại quận 3, quận Phú Nhuận. Đây là những quận có những chức năng thuộc về dịch vụ, văn hóa… thu hút nhiều dân cư. Đặc biệt quận 5 trước đây là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa lớn, hiện nay là trung tâm văn hóa với sự tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng. Hai quận ngoại thành có dân số tập trung đông đó là Tân Phú (26.103 người/km2), Bình Tân (11.778 người/km2). Hai quận này, đón một lượng dân nhập cư từ các tỉnh, dân số tăng nhanh trong những năm gần đây. (Bảng 2.1)

Dân cư tập trung không đều giữa nội thành và ngoại thành, dân số thành thị gấp 4,9 lần dân số nông thôn, trong khi diện tích nông thôn gấp 4 lần diện tích thành thị. Như vậy, dân số tập trung đông ở nội thành chiếm 81,77% dân số toàn thành phố, gây sức ép về nhà ở và giải quyết việc làm.

Tốc độ tăng trưởng quy mô dân số của TP. Hồ Chí Minh tương đối nhanh. Trong 10 năm qua (giai đoạn 2001 - 2011), tốc độ tăng trưởng là 1,37%. Hàng năm thành phố đón nhận một lượng lớn dân nhập cư. Đây là nguồn lao động dồi dào, giá rẻ cho các khu công nghiệp, khu chế xuất tại thành phố.

Bảng 2.1. Diện tích, dân số, mật độ dân số của các quận, huyện TP. Hồ Chí Minh Quận , huyện Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/ km2)

Quận 1 7,73 185.715 24.025

Quận 2 4,9,74 136.497 2.744

Quận 3 4,92 188.890 38.394

Quận 4 4,18 183.032 43.788

Quận 5 4,27 175.217 41.034

Quận 6 7,19 251.902 35.035

Quận 7 35,69 265.997 7.453

Quận 8 19,18 421.547 21.978

Quận 9 114,00 269.068 2.360

Quận 10 5,72 234.188 40.941

Quận 11 5,14 234.293 45.582

Quận 12 52,78 451.737 8.559

Quận Tân Bình 22,38 439.350 19.229

Quận Bình Thạnh 20,76 479.733 23.109

Quận Tân Phú 16,06 49.227 26.104

Quận Bình Tân 51,89 611.170 11.778

Quận Thủ Đức 47,76 474.547 9.936

Quận Phú Nhuận 4,88 175.631 35.990

Quận Gò Vấp 19,74 561.068 28.423

Huyện Hóc Môn 109,18 363.171 3.326

Huyện Củ Chi 434,50 362.454 834

Huyện Bình Chánh 252,69 465.248 1.841

Huyện Nhà Bè 100,41 109.949 1.095

Huyện Cần Giờ 704,22 70.449 100

Nguồn: NGTK - Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh 2011 2.1.4.2. Sự gia tăng dân số

Sự gia tăng dân số sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất, đây được gọi là quá trình “tái sản xuất con người” và ảnh hưởng đến CLCS. Hiện nay sự gia tăng dân số của thành phố chủ yếu là gia tăng cơ học. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình đô thị hóa đã ảnh hưởng đến lối sống của người dân đô thị, độ tuổi kết hôn muộn và không muốn sinh con, thêm vào đó, lượng lao động từ các tỉnh khác vào khá đông. Gia tăng cơ học có xu hướng tăng, giảm theo thời gian và biến động mạnh, giai đoạn 2001- 2005 giảm đáng kể (0,73%), giai đoạn 2005 - 2010 lại tăng nhẹ (0,09%). (bảng 2.2). Trong khi đó gia tăng tự nhiên giảm. So với cả nước thì tỷ lệ gia tăng của thành phố đã giảm và thấp hơn nhiều. Tỷ suất sinh thô có xu hướng giảm mạnh qua các năm nhưng vẫn cao, đạt 13,58%0 ( 2011), tỷ suất tử thô giảm nhẹ, đạt 3,80%0. Sự phát triển của y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cũng như sự hiểu biết của người dân mà tỷ suất chết thô đã giảm và thấp.(Bảng 2.3)

Bảng 2.2. Tỷ lệ gia tăng dân số TP. Hồ Chí Minh 2002 2004 2006 2008 2010 2011 Tỷ lệ sinh thô (%0) 16,7 15,80 15,61 14,23 13,98 13,58 Tỷ lệ tử thô (%0) 4,00 4,00 4,38 3,69 4,48 3,80 Tỷ lệ gia tăng tự

nhiên (%)

1,27 1,18 1,14 1,03 1,04 0,98 Tỷ lệ gia tăng cơ

học (%) 2,72 2,08 1,99 2,08 2,08 1,99

Nguồn: NGTK 2005, 2011- cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh.

Tỷ lệ tử thô không có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn. Điều này chứng minh rằng, vấn đề chăm sóc sức khỏe đã được nâng cao ở những bộ phân dân cư nghèo và vùng sâu, vùng xa của thành phố.

2.1.4.3. Cơ cấu dân số

Về cơ cấu sinh học

Cơ cấu dân số theo giới tính

Nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao CLCS dân cư.

Sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trong xã hội không chỉ có ở Việt Nam. Tỷ số giới tính ở thành phố không cao bằng các tỉnh khác trong cả nước và thấp hơn mức trung bình cả nước.

Năm 2011, tỷ số giới tính của thành phố là 92,7%, cả nước là 97,8%. Điều này thể hiện rõ sự chênh lệch lớn giới tính của thành phố.Cũng là nhân tố ảnh hưởng đến CLCS khi số dân nữ chiếm một lượng quá lớn.( bảng 2.3).

Bảng 2.3. Tỷ số giới tính của một số thành phố lớn và cả nước năm 2011 Cả nước Hà

Nội Tp. Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Đà

Nẵng Cần Thơ Tỷ số giới tính (%) 97,8 97,9 92,7 98,5 97,3 99,9

Nguồn: Niên giám thống kê- TCTK 2011 Theo biểu đồ 2.1, tỷ số giới tính của TP. Hồ Chí Minh có sự biến động, nhưng so với năm 2002 thì tỷ số giới tính có xu hướng giảm nhẹ, từ 93,16% xuống còn 92,73%. Sự biến động dân số này phù hợp với sự biến động của gia tăng cơ học.

Biểu đồ 2.1. Tỷ số giới tính của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2001-2011

Theo bảng 2.3 và biểu đồ 2.1 thì tỷ số giới tính của thành phố khá thấp, biến động, nghĩa là dân số nam ít hơn dân số nữ. Nguyên nhân: sự phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nhẹ, dịch vụ đã thu hút lao động nữ về đây khá đông vì phù hợp với tính chất công việc. Ảnh hưởng lớn đến hôn nhân gia đình và CLCS của một bộ phận lớn lao động nữ.

Cơ cấu dân số theo độ tuổi

Tuổi thọ trung bình của TP. Hồ Chí Minh cao, dân số TP. Hồ Chí Minh cũng đang có khuynh hướng già hóa với tỷ lệ dân số trẻ càng lúc càng giảm và tỷ lệ người già tăng. Tuy nhiên với lượng lớn dân nhập cư vào thành phố ở độ tuổi lao động nên cơ cấu dân số có xu hướng già hóa chậm lại. Nhóm tuổi từ 0-14 tuổi chiếm 15,81%, nhóm tuổi 15- 60 tuổi 73,99%, nhóm tuổi 60 tuổi trở lên chiếm 10,2%. Dân số trong độ tuổi lao động có xu hướng tăng. Đây chính là nguồn nhân lực dồi dào thuận lợi cho việc cung ứng lao động trong phát triển - kinh tế xã hội cho thành phố trong hiện tại và tương lai.

Cơ cấu xã hội

Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa

Tỷ lệ người lớn biết chữ của thành phố hiện nay là 98,2%. Trình độ học vấn đang được nâng cao, số học sinh tốt nghiệp các cấp ngày càng cao, các chương trình phổ cập giáo dục được thực hiện có hiệu quả. Năm 2011, tỷ lệ đậu tốt nghiệp toàn thành phố là 96,7%, cao hơn cả nước là 95,7%. Đây sẽ là tiền đề để tạo ra nguồn lao động có tay nghề, có chất lượng cao trong tương lai.

Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật ngày một tăng đạt 29,3% (2011), trong đó tỷ lệ lao động trình độ đại học chiếm 17,1%. Con số này vẫn còn thấp so với thế giới, nhưng cao hơn mức trung bình cả nước. Đây là cơ sở để họ tiếp thu tốt các thành tựu khoa học kỹ thuật và nâng cao năng suất, giúp tiến hành công nghiệp hóa một cách nhanh chóng, tạo động lực tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Cơ cấu dân số theo lao động

Dân số trong độ tuổi lao động là lực lượng tạo ra của cải vật chất, tạo ra thu nhập, cơ cấu dân số theo lao động gồm: số lao động, số dân hoạt động, số lao động có việc làm, thất nghiệp…

Bảng 2.4. Tỷ lệ lao động so với tổng số dân TP. Hồ Chí Minh qua các năm

Chỉ tiêu 2000 2005 2011 Tốc độ tăng bình

quân năm

2001-2005 2006-2010 Nguồn lao động

(người) 3.465.138 4.188.000 4.000.900 3,85 3,09 Tỷ lệ lao động (%) 66,1 66,6 65,6

Nguồn: NGTK 2005, 2011- cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh.

Lao động của TP.Hồ Chí Minh khá dồi dào và tăng qua các năm, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nguồn lao động đông và tăng nhanh qua các năm chủ yếu do các

dân nhập cư ngoại tỉnh. Năm 2011, tỷ lệ lao động của thành phố là 65,6%, tỷ lệ lao động nam là 74,7% và nữ là 57,6%. Đây là cơ sở lao động để tạo ra của cải vật chất, góp phần phát triển kinh tế của TP. Hồ Chí Minh.

Cơ cấu lao động có sự thay đổi phù hợp với cơ cấu ngành kinh tế, đó là giảm tỷ trọng của lao động ở khu vực 1 và 2, tăng tỷ trọng của lao động khu vực 3. (biểu đồ 2.2).

2005 2011

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc

So với các tỉnh khác TP. Hồ Chí Minh có sự đa dạng về thành phần dân tộc, chiếm đa số là dân tộc kinh 93,5%, đứng thứ hai là người Hoa 5,8%, và một số dân tộc ít người khác như Tày, Thái, Mường, Khơ me, Nùng, Hmong, Dao, Gia Rai, Ê đê, Ba Na, Sán Chay, Chăm, Cơ Ho, Xơ Đang, Sán Dìu, Hrê, Ra Giai, Mnông, Thổ, XTiêng, Khơ Mú,… thành phố có khoảng trên 50 dân tộc của khắp mọi nơi cư trú ở đây, tạo nên sự đa dạng về văn hóa, phong tục sản xuất nhưng điều này cũng gây khó khăn cho việc hòa nhập cộng đồng cũng như đảm bảo CLCS cho các dân tộc ít người.

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)