CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.3. Những nhóm giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Hồ Chí
3.3.1. Nhóm giải pháp nâng cao thu nhập
Nâng cao thu nhập trên cơ sở đảm bảo việc làm cho lao động
Có thể thấy rằng TP. Hồ Chí Minh là nơi tạo ra một lượng lớn việc làm cho mọi người bởi sự đa dạng về ngành nghề. Tuy nhiên phần lớn lao động ở đây thiếu việc làm hoặc thất nghiệp. Lượng dân nhập cư vào thành phố ở độ tuổi lao động đã tạo nên sự phong phú về lao động nhưng cũng là sức nặng cho việc giải quyết việc làm. Vì vậy cần có những cách sau đề giải quyết việc làm cho lao động:
Nâng cao trình độ lao động
Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật trong thời kỳ mở cửa hội nhập. Hiện nay, tại thành phố có nhiều trường cũng như cơ sở đào tạo nghề, tuy nhiên số lao động có tay nghề kỹ thuật ở đây còn hạn chế. Chủ yếu là lao động phổ thông và tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” vẫn diễn ra.Vì vậy, điều quan trọng nhất là để cung ứng lao động cho thị trường thành phố cần đào tạo đúng ngành, đúng nghề và nhu cầu của xã hội, lao động cần có tay nghề từ sơ cấp đến trung cấp và cao đẳng. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các trường nghề với tiêu chí “ cần gì đào tạo đó”, không đào tạo tràn lan dẫn đến thất nghệp.
Với lượng lớn dân nhập cư vào TP. Hồ Chí Minh độ tuổi từ 15 - 35 (chiếm 56% dân số lao động của thành phố) thì việc giải quyết việc làm gặp khó khăn khi trước đó những người này có thể làm những nghề như nông nghiệp, buôn bán… Vì vậy, khi vào thành phố, công việc của nhóm người này khá bấp bênh, thường là những công việc phổ thông… Để ổn định được việc làm cho phần lớn dân nhập cư này cần đào tạo nghề một cách cơ bản
nhất, tạo việc làm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm tăng thu nhập và bớt gánh nặng cho xã hội.
Trên cơ sở liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề và cơ sở kinh doanh, tìm hiểu nhu cầu trình độ người lao động ở hiện tại để đào tạo và cung ứng kịp thời. Các doanh nghiệp, công ty cần đăng ký với cơ sở đào tạo nghề ngành nghề theo mong muốn và chất lượng tay nghề để đảm bảo lao động phù hợp với đặc thù, tính chất công việc.
Đẩy mạnh triển khai Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 - 2020 và thực hiện tốt lộ trình của Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Gắn kết chặt chẽ giữa công tác đào tạo nghề và phát triển thị trường lao động theo hướng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường sức lao động, phát triển dạy nghề gắn với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Đẩy mạnh đào tạo nghề chất lượng cao phục vụ nhu cầu hội nhập kinh tế trong khu vực và quốc tế, đầu tư cho 2 trường Cao đẳng nghề thành phố và Trung cấp nghề Kỹ thuật Hùng Vương đạt trình độ tiến tiến khu vực.
Hiện đại hóa, chuyên môn hóa các trường đại học, cao đẳng theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo các cử nhân, kỹ sư ra trường không phải đào tạo lại khi được tuyển dụng. Đào tạo nguồn lực phù với nhu cầu nghề nghiệp trong nước và thế giới, liên kết với các trường đại học quốc tế nổi tiếng, học hỏi kinh nghiệm.
Từng bước nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao của các ngành, lĩnh vực trọng yếu và đào tạo nghề cho nhân dân các vùng đô thị mới.
Mở rộng quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng dạy nghề nhằm tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở thực hiện chiến lược phát triển dạy nghề, đề án dạy nghề cho người lao động nông thôn.
Tổ chức các sàn giao dịch việc làm tạo cơ hội tốt cho người lao động tìm kiếm việc làm.
Phát triển đồng bộ hệ thống giao dịch trên thị trường lao động thông qua công tác phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm mang tính chuyên nghiệp, sử dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác giao dịch, giới thiệu việc làm cho người lao động; đa dạng hóa các kênh giao dịch trên thị trường lao động tạo điều kiện cho các giao dịch giữa người lao động và người sử dụng lao động đạt kết quả cao.
Tăng cường tổ chức tốt các hoạt động ngày hội nghề nghiệp, ngày hội việc làm và các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm của hệ thống Trung tâm giới thiệu việc làm, thu
thập cơ sở dữ liệu về thị trường lao động, dự báo thị trường sức lao động nhằm tạo cơ sở dữ liệu về thị trường lao động phục vụ cho hoạch định các chính sách thị trường lao động.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cho vay vốn việc làm với lãi suất thấp thông qua Quỹ quốc gia về việc làm, đồng thời phải đảm bảo cho vay đúng mục đích, đúng đối tượng;
đẩy nhanh tiến độ giải ngân cho vay giải quyết việc làm. Tiếp tục đưa lao động sang các thị trường hiện có và các thị trường mới, nhất là các thị trường có thu nhập cao và an toàn góp phần giải quyết việc làm cho người lao động; phát huy tay nghề, kiến thức và công nghệ tiên tiến của người lao động tiếp thu ở nước ngoài để phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố.
Tăng cường quản lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng của lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với các đối tượng lao động là người nước ngoài trên địa bàn thành phố.
Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan trong việc theo dõi cập nhật tình hình biến động lao động tại các doanh nghiệp, nhất là đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất; kịp thời giải quyết xử lý những vấn đề phát sinh. Nâng cao ý thức của người sử dụng lao động và người lao động trên địa bàn thành phố thông qua hoạt động tuyên truyền các quy định mới về Bộ Luật sửa đổi; tăng cường công tác phổ biến và thực thi pháp luật lao động.
Chú trọng tạo việc làm ổn định, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất, cho người lao động có thu nhập thấp, giải quyết kịp thời các chế độ an sinh xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đối với lao động mất việc làm thông qua việc phát triển thêm chi nhánh tiếp nhận đăng ký bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố; tăng cường phòng chống tai nạn lao động, cải thiện môi trường và điều kiện làm việc nhằm giảm thiểu tai nạn lao động và đảm bảo vệ sinh an toàn trong lao động. Tăng cường năng lực quản lý nguồn lao động tại các quận - huyện, phường - xã, giải quyết kịp thời các vụ tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành theo định hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ để tạo việc làm và tăng thu nhập. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế kéo theo sự chuyển dịch lao động theo ngành phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của thành phố trong tương lai. Trong mỗi ngành có những định hướng phát triển riêng biệt như sau:
Trong dịch vụ
Tập trung phát triển 9 nhóm ngành dịch vụ chủ yếu có tiềm năng và là thế mạnh của thành phố; tiếp tục tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ theo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố nhằm thu hút lao động vào lĩnh vực này.
Hiện đại hóa ngành bưu chính, viễn thông đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.
Trong công nghiệp
Thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ, các ngành công nghiệp chế tạo và công nghiệp hóa dầu để tận dụng nguồn lực, công nghệ, vật tư, thiết bị máy móc sản xuất trong nước đủ tiêu chuẩn. Tạo việc làm và giảm tình trạng chạy máu chất xám.
Phát triển các ngành công nghiệp nhẹ cần nhiều lao động phổ thông để giải quyết việc làm và tăng thu nhập.
Áp dụng công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu và năng lượng trong sản xuất công nghiệp, khuyến khích phát triển các ngành tiết kiệm năng lượng, ít gây ô nhiễm môi trường.
Trong nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản, chương trình phát triển rau an toàn, bò sữa, thủy sản, hoa - trái cây - cá kiểng- cá sấu… Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến và hệ thống phân phối, tiêu thụ;
ứng dụng công nghệ sinh học để tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất có chất lượng và giá trị cao… Đẩy mạnh chương trình khuyến nông, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cho các hộ sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp và trang trại để tăng giá trị làm ra và tăng năng suất lao động; bảo vệ và phát triển các loại rừng, cây xanh bảo đảm tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh.
Tăng cường đào tạo nghề cho nông dân; tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, kỹ năng thực hành cho lao động nông nghiệp; đầu tư, đổi mới hoạt động tư vấn hỗ trợ, chuyển giao khoa học - công nghệ để nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân, kết hợp với việc phát triển các dự án nhỏ giải quyết việc làm (dự án phát triển ngành nghề nông nghiệp, cá cảnh, cá sấu…).
Liên kết với các tỉnh trong vùng để xây dựng các vùng nguyên liệu nhằm cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến của thành phố. Điều chỉnh quy hoạch và mục đích sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế đất, góp phần tăng năng suất lao động và thu nhập lao động nông nghiệp.
3.3.2. Nhóm giải pháp về chăm sóc sức khỏe và y tế
Phát triển nguồn nhân lực y tế theo hướng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực chuyên khoa, tăng cường năng lực khám chữa bệnh, kiện toàn hệ thống tổ chức cán bộ.
Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đầu tư, hỗ trợ kinh phí, chuyển giao khoa học - công nghệ và kinh nghiệm quản lý của các nước, các tổ chức quốc tế để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Mời các chuyên gia giỏi, giảng dạy có trình độ và kinh nghiệm ở các nước về tham gia giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học. Có chính sách thu hút, đãi ngộ đối với cán bộ y tế có trình độ cao đến công tác tại vùng sâu, vùng xa như huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè, bệnh viện Nhân Ái, các đơn vị y tế cơ sở phường - xã, thị trấn.
Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong công tác điều trị nhất là ứng dụng kỹ thuật mới trong công tác điều trị. Thực hiện có hiệu quả đề án 1816 (Luân chuyển cán bộ từ tuyến trên xuống tuyến dưới nhằm giảm tải các bệnh viện tuyến trên) và các chương trình chuyển giao kỹ thuật khác nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện quận - huyện và các bệnh chuyên khoa ở tuyến dưới, góp phần giảm bớt gánh nặng quá tải cho các bệnh viện chuyên khoa ở thành phố.
Triển khai mạng lưới y tế dự phòng, củng cố và hoàn thiện hệ thống cảnh báo dịch bệnh. Xây dựng và cơ cấu lại hệ thống y tế công cộng, đảm bảo tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống dịch bệnh và thực hiện tốt các chương trình giám sát, kiểm soát dịch bệnh. Tổ chức giám sát chặt chẽ 26 dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế;
ngăn ngừa, can thiệp không để dịch bệnh bùng phát thành dịch. Triển khai có hiệu quả các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền dịch qua thực phẩm; xây dựng các mô hình cung cấp thực phẩm an toàn; hạn chế tối đa tình trạng ngộ độc thực phẩm tập thể.
Nâng cao thị phần thuốc trong nước, tăng cường quản lý nhà nước về sản xuất, nhập khẩu, cung ứng thuốc chữa bệnh; đảm bảo nguồn thuốc dự trữ khi xảy ra các tình huống thiên tai, thảm họa, dịch bệnh. Tổ chức sắp xếp lại hệ thống mạng lưới các doanh nghiệp bán thuốc trên địa bàn thành phố theo đúng quy định hiện hành và lộ trình triển khai, thực hiện tốt phân phối thuốc của Bộ Y tế. Phối hợp với Cục Quản lý Dược Việt Nam phát triển công nghiệp sản xuất thuốc, chú trọng sản xuất thuốc từ dược liệu, vắc xin, sinh phẩm y tế, có kế hoạch bảo tồn nguồn cây thuốc, quy hoạch và phát triển các vùng dược liệu.
Tăng cường đầu tư cho hệ thống y tế và cải cách tài chính y tế. Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu để nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của các cơ sở y tế đã được đầu tư.
Đẩy mạnh xã hội hóa và đa dạng văn hóa nguồn lực đối với các lĩnh vực y tế, ưu tiên vốn đầu tư nước ngoài; tập trung triển khai các dự án trọng điểm của ngành, các trung tâm y tế chuyên sâu và bệnh viện cửa ngõ thành phố theo quy hoạch. Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải, chất thải y tế, bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn trong các bệnh viện, cơ sở y tế.
3.3.3. Giải pháp về giáo dục và đào tạo
Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục ở các cấp học.
Tuyển dụng giáo viên phổ thông ở các cấp trên địa bàn thành phố để số học sinh/1 giáo viên bằng hoặc thấp hơn trung bình chung cả nước. Nâng cao trình độ giáo viên, khuyến khích và hỗ trợ các lớp học sau đại học cho giáo viên tại thành phố, tăng tỷ lệ thạc sỹ ở các trường phổ thông để nâng cao chất lượng dạy và học.
Bổ sung các thiết bị dạy hoc, áp dụng khoa học công nghệ vào trong giảng dạy.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo ngành nghề kỹ thuật cao. Bổ sung cơ chế chính sách để các trường huy động vốn đầu tư, phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu dạy và học hiện đại, đón đầu sự nghiệp phát triển của xã hội, xu hướng hội nhập thế giới; đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực đầu tư phát triển trên lĩnh vực này.
Nâng cao tay nghề của giáo viên, nâng tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn quốc gia cao hơn mức trung bình các năm.
Huy động, hỗ trợ cho học sinh nghèo và số học sinh con em đồng bào dân tộc, dân nhập cư có thể đi học nhằm phổ cập giáo dục ở bậc trung học phổ thông.
Điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, mạng lưới cơ sở đạo tạo nghề phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực thành phố giai đoạn 2011 - 2020.
Tiếp tục đề án di dời các trường đại học, cao đẳng trong khu vực nội thành ra các khu quy hoạch phía Tây Bắc, Đông Bắc và phía Nam thành phố, gắn với các Khu đô thị mới, khu công nghiệp và Khu công nghệ cao. Hoàn thành cơ bản công tác quy hoạch chi tiết mạng lưới trường học trên địa bàn 24 quận - huyện, đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh trong những năm học tới.
Miễn, giảm học phí cho học sinh nghèo và học sinh trong gia đình thuộc diện chính sách. Phát huy tiềm năng đầu tư của xã hội và các nhà đầu tư nước ngoài; cân đối giữa
trường công lập và trường tư; tăng cường quản lý nhà nước hệ thống các trường tư thục, dân lập theo quy định của pháp luật.
Tiếp tục triển khai và hỗ trợ kinh phí cho chương trình đào tạo nguồn nhân lực công nghệ sinh học ở nước ngoài và chương trìn đào tạo 500 tiến sỹ, thạc sỹ cho cán bộ, công chức trẻ, có triển vọng và năng lực thực tiễn theo các chuyên ngành khoa học, kỹ thuật. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức; thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đối với ngành, lĩnh vực trọng yếu đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ phát triển bền vững. Tập trung đào tạo các ngành khoa học công nghệ cao, các ngành quản lý, quản trị kinh doanh theo nhu cầu của thị trường lao động để đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế thành phố.
Quy hoạch tổng thể công tác đào tạo cán bộ, công chức, xác định cụ thể chương trình đào tạo theo công việc người học, không đào tạo dàn trải. Xây dựng nội dung chương trình kỹ năng xã hội, tác nghiệp, tăng thực hành, giảm lý thuyết. Thực hiện chế độ tu nghiệp hàng năm đối với cán bộ, công chức; đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ đào tạo từ xa, đáp ứng nhu cầu học tập của cán bộ, công chức.
3.3.4. Nhóm giải pháp giảm nghèo, bảo trợ xã hội
Thực hiện đồng bộ và hiệu quả các chương trình, dự án về giảm nghèo, các biện pháp giảm nghèo mới từ việc tiếp cận các chính sách trợ giúp về hạ tầng, đất đai, nghề nghiệp, khuyến nông, hỗ trợ phát triển sản xuất và đời sống, tạo việc làm, tiếp cận thị trường; nâng cao khả năng tự vươn lên thoát nghèo bền vững của người dân nhằm bảo đảm giảm nghèo nhanh và bền vững, đặc biệt đối với các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn đảm bảo cho người nghèo tích cực, chủ động tham gia vào công cuộc giảm nghèo.
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về giảm nghèo; cập nhật đầy đủ và kịp thời danh sách các hộ nghèo để đảm bảo việc hỗ trợ người nghèo đúng đối tượng và trong khả năng ngân sách nhà nước. Đánh giá, xác định hộ nghèo theo từng nhóm nguyên nhân để có giải pháp hỗ trợ thoát nghèo cho từng nhóm đối tượng đảm bảo hỗ trợ đúng mục tiêu và có hiệu quả; lập sổ theo dõi hộ nghèo đến từng huyện, xã làm căn cứ cho hoạch định chính sách, kế hoạch theo dõi giám sát và đánh giá hộ thoát nghèo. Nâng thu nhập cho 20.000 - 25.000 hộ dưới 10 triệu/người/năm lên trên 10 triệu/người/năm; nâng thu nhập cho 10.000 - 12.000 hộ cận nghèo thành phố (thu nhập từ trên 12 - 16 triệu đồng/người/năm) lên trên 16 triệu đồng/người/năm, không để tái nghèo theo chuẩn cận nghèo thành phố; có từ 3 - 4 quận đạt