Mức độ cung ứng các nhu cầu sống tối thiểu

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 78)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư TP. Hồ Chí Minh

2.2.5. Mức độ cung ứng các nhu cầu sống tối thiểu

“An cư lạc nghiệp”, câu nói này muôn đời nay vẫn đúng, muốn ổn định việc làm thì trước hết phải ổn định chổ ăn ở. Vấn đề nhà ở, điện, nước sạch sinh hoạt luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi người dân sống trong thành phố gần 10 triệu dân này.

Bảng 2.14. Tỷ lệ nhà ở chia theo loại nhà của các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Đơn vị: % Quận,

huyện

Nhà kiên cố

Nhà bán kiên cố

thiếu Nhà

kiên cố Quận, huyện Nhà kiên cố

Nhà bán kiên cố

thiếu Nhà kiên cố Quận 1 47,47 51,22 1,31 Quận Phú Nhuận 36,26 63,17 0,56 Quận 2 20,53 74,21 5,25 Quận Gò Vấp 14,27 84,87 0,86 Quận 3 37,02 61,96 1,02 Quận Tân Bình 30,56 68,66 0,78 Quận 4 18,92 79,04 2,04 Quận Bình Thạnh 27,51 70,36 2,12 Quận 5 54,17 44,26 1,56 Quận Tân Phú 23,9 75,28 0,82 Quận 6 26,04 71,71 2,24 Quận Bình Tân 11,73 86,31 1,97 Quận 7 13,6 83,12 3,27 Quận Thủ Đức 12,07 85,88 2,06 Quận 8 12,7 83,98 3,32 Huyện Nhà Bè 5,58 80,79 13,63 Quận 9 10,71 86,09 3,2 Huyện Bình Chánh 10,49 80,77 8,74 Quận 10 43,71 55,34 0,95 Huyện Hóc Môn 8,49 88,39 3,11 Quận 11 32,84 66,29 0,87 Huyện Củ Chi 15,66 78,00 6,34 Quận 12 9,27 88,08 2,66 Huyện Cần Giờ 4,41 57,52 38,06

Nguồn: khảo sát mức sống dân cư năm 2010- Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh Quá trình đô thị hóa điễn ra mạnh mẽ tại thành phố, việc quy hoạch đô thị đã đem lại cho người dân một cuộc sống tốt đẹp, ổn định hơn. Kiến trúc nhà cửa đô thị có phần thay đổi so với trước đây với việc thành lập các khu dân cư cao cấp thì hầu như còn lại không có gì khác và số hộ xây dựng nhà mới cũng không nhiều. Theo kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2010 có khoảng 98,9% số hộ có nhà ở trong tổng số hộ của thành phố, trong đó 4,3% là chung cư; 94,4% là nhà riêng lẻ và 1,24% là không xác định. Như vậy, kiến trúc nhà ở tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn ưa chuộng kiểu nhà riêng lẻ hơn là chung cư. Mỗi hộ gia đình có ít nhất từ 4 - 5 thành viên chiếm khoảng 47%. Đại đa số nhà cửa ở thành phố được xây dựng vào khoảng thời gian từ 1975 - 2000, khoảng 70 % số hộ. Phần lớn nhà ở đây là bán kiên cố, năm 2010 tỷ lệ nhà bán kiên cố chiếm 75,3%, cao hơn so với năm 2002 11,9%, tỷ lệ hộ có nhà thiếu kiên cố và nhà tạm có xu hướng giảm mạnh, từ 11,2% xuống còn 1,8%, trong số này tỷ lệ nhà thiếu kiên cố 1,2%. Tỷ lệ nhà kiên

cố tại thành phố còn thấp và có xu hướng giảm từ 25,4% năm 2002 xuống 23% năm 2010.

Số nhà kiên cố có tăng qua hàng năm bởi sự ra đời của các khu dân cư, các chung cư nhưng số nhà bán kiên cố lại tăng mạnh hơn.

Tại các quận, huyện phần lớn nhà cửa ở dạng bán kiên cố, trong đó, quận 12 chiếm cao nhất về tỷ lệ nhà bán kiên cố (88,08%). Tỷ lệ nhà kiên cố ở các quận trung tâm luôn cao hơn các quận ven và huyện ngoại thành. Đa phần các quận ven là nhà bán kiên cố, nhà cấp 4.

Các huyện có tỷ lệ nhà thiếu kiên cố còn cao, đặc biệt là Bình Chánh và Cần Giờ.( bảng 2.14).

Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ nhà ở chia theo loại nhà của các tỉnh, thành năm 2010

Dễ dàng nhận thấy khi so sánh với cả nước và các tỉnh thành khác, tỷ lệ hộ có nhà kiên cố ở TP. Hồ Chí Minh thấp hơn hẳn, cả nước là 47,77% hộ có nhà kiên cố, Hà Nội là 88,25% hộ, Đà Nẵng là 23,3% hộ. Nếu so sánh với các tỉnh trong vùng với nhau thì tỷ lệ hộ có nhà kiên cố ở TP. Hồ Chí Minh cao hơn nhưng không nhiều. Do điều kiện tự nhiên và tính chất công việc ở vùng Đông Nam Bộ nói chung thì việc xây dựng nhà kiên cố là không cần thiết. Các tỉnh thuộc các vùng khác do thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, nên việc xây dựng nhà cửa kiên cố là hết sức cần thiết. Hơn nữa, do tâm lý và tập quán của người dân các vùng miền. (biểu đồ 2.8)

2.2.5.2. Điện, nước sinh hoạt

Điện sinh hoạt là nhu cầu không thể thiếu khi tổ chức đời sống và nâng cao CLCS.

Mạng lưới quốc gia đã đi hầu hết các tỉnh thành. Tại thành phố, khoảng 99,8% hộ có điện sinh hoạt, cao hơn trung bình cả nước (97,2%). Số hộ còn lại chưa có điện vì điều kiện sống còn thấp, chưa có nhà cửa, chỗ ở thiếu ổn định, hoặc số hộ sinh sống trên sông. 100% số hộ

tại các quận trung tâm có điện sinh hoạt, các quận vùng ven là 99,9%, khoảng 99,1% các hộ tại các huyện có điện sinh hoạt.

Bảng 2.15. Mức tiêu thụ điện sinh hoạt bình quân đầu người tại các quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh năm 2011

Đơn vị: kw.h/người/năm Quận,

huyện Mức tiêu thụ điện

sinh hoạt bình quân Quận, huyện Mức tiêu thụ điện sinh hoạt bình quân

Quận 1 1.650 Quận Phú Nhuận 1.443

Quận 2 1.100 Quận Gò Vấp 1.469

Quận 3 1.560 Quận Tân Bình 1.354

Quận 4 1.379 Quận Bình Thạnh 1.390

Quận 5 1.430 Quận Tân Phú 1.067

Quận 6 1.315 Quận Bình Tân 1.121

Quận 7 1.431 Quận Thủ Đức 1.102

Quận 8 1.367 Huyện Nhà Bè 976

Quận 9 1.156 Huyện Bình Chánh 879

Quận 10 1.450 Huyện Hóc Môn 940

Quận 11 1.462 Huyện Củ Chi 780

Quận 12 1.002 Huyện Cần Giờ 690

Nguồn: Báo cáo cung ứng điện thành phố Hồ Chí Minh- Sở điện lực 2011 Mức độ tiêu thụ điện trung bình của thành phố là 1.236kwh/người/năm, cao hơn trung bình cả nước là 963,9 kwh/người/năm. Nhìn chung, về vấn đề thắp sáng của thành phố được đảm bảo khá tốt. Sự phân bố mức độ tiêu thụ điện năng trung bình giữa các quận cũng có sự chênh lệch, điều này phụ thuộc vào vật dụng của mỗi hộ. Vì vậy, tùy thuộc vào mức thu nhập và mức chi tiêu của mỗi hộ mà số điện tiêu thụ cao hay thấp. Như một vết dầu loang, số điện tiêu thụ giảm dần từ các quận trung tâm ra quận vùng ven và các huyện.

Trung bình các quận trung tâm mức tiêu thụ bình quân từ 1.300 - 1.600 kwh/người/năm, các quận vùng ven là 1.000 - 1.260 kwh/người/năm, các huyện tương đối thấp, 600 - 970 kwh/người/năm. ( bảng 2.15)

So với nhu cầu về điện thì nhu cầu về nước cấp thiết hơn nhiều, liên quan chặt chẽ đến sức khỏe của người dân. Hiện nguồn nước hợp vệ sinh được sử dụng tại các hộ gia đình có nguồn gốc từ nước máy, nước giếng khoan, giếng đào được bảo vệ và không được bảo vệ. Khoảng 96,74% hộ được sử dụng nguồn nước trên cho ăn, uống và sinh hoạt hằng ngày, trong đó có 54,7% hộ được dùng nước máy, 0,24% nước giếng được bảo vệ, 42,59% giếng nước khoan, 0,14% nước mưa…

Bảng 2.16. Tỷ lệ hộ sử dụng nước chia theo nguồn gốc nước sinh hoạt của các quận, huyện TP. Hồ Chí Minh

Đơn vị: %

Nguồn: khảo sát mức sống dân cư năm 2010- Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh Như vậy, nước máy và nước giếng khoan được sử dụng nhiều nhất. Tại các quận huyện, nhu cầu sử dụng nguồn nước cũng có sự khác nhau, hầu hết các quận sử dụng nguồn nước chủ yếu là nước máy chiếm khoảng 63,7% hộ, trong khi các huyện thì chiếm khoảng 16%, tại các huyện nguồn nước được sử dụng chủ yếu là nước giếng khoan chiếm 78,6%.

Huyện Nhà Bè và Cần Giờ do tính chất nguồn nước bị nhiễm mặn nên tỷ lệ hộ sử dụng nước máy cao hơn. Các quận tại trung tâm tỷ lệ hộ dùng nước máy cao, hơn 93%, các quận vùng ven thì ít hơn, khoảng 71 - 82% tổng số hộ. ( bảng 2.16)

Việc cung cấp nước máy đến tất cả các huyện và quận trong toàn thành phố là không thể. Vì vậy, các huyện ngoại thành chỉ có thể sử dụng nguồn nước ngầm tại chỗ, thêm vào đó 1m3 nước máy là 18 ngàn đồng, nhu cầu sử dụng cho một người trong vòng 1 tháng khoảng 3 - 4 m3, trung bình một hộ tiêu tốn khoảng 15 - 20 m3. Với các hộ có thu nhập cao thì có thể chi tiêu cho giá nước máy cao như vậy, còn những hộ có thu nhập thấp thì mức giá này vượt quá chi tiêu hàng tháng. Thế nên, nguồn nước giếng khoan được ưu tiên sử dụng nhiều hơn. Trong tất cả các quận, huyện thì tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày thấp nhất thuộc huyện Nhà Bè, 71,71% hộ.

Quận,

huyện Nước máy

Nước giếng khoan

Nước giếng đào được

bảo vệ Quận, huyện Nước máy

Nước giếng khoan

Nước giếng đào được bảo vệ Quận 1 98,01 0,29 0 Quận Phú Nhuận 91,58 7,16 0,03 Quận 2 83,94 14,8 0,58 Quận Gò Vấp 39,43 59,6 0,02 Quận 3 98,75 1,22 0,00 Quận Tân Bình 72,13 24,41 0,06 Quận 4 96,98 0,01 0 Quận Bình Thạnh 90,67 6,7 0,12 Quận 5 96,29 0,17 0,01 Quận Tân Phú 44,5 53,14 0,05 Quận 6 97,62 0,87 0,15 Quận Bình Tân 17,61 78,69 0,13 Quận 7 98,55 0,23 0,00 Quận Thủ Đức 45,72 52,53 0,27 Quận 8 83,26 13,39 0,60 Huyện Nhà Bè 49,59 19,23 2,89 Quận 9 64,08 32,72 0,87 Huyện Bình Chánh 20,09 75,64 0,62 Quận 10 95,79 1,91 0,01 Huyện Hóc Môn 4 95,72 0,15 Quận 11 95,86 2,8 0,02 Huyện Củ Chi 1,11 96,18 0,57 Quận 12 4,53 94,97 0,02 Huyện Cần Giờ 91,6 0,42 0,15

2.2.5.3. Các chỉ tiêu khác

Khả năng tiếp cận với truyền thông khá cao, khoảng 99,82% hộ có ti vi, 100% hộ có điện thoại…Ngoài ra các đồ dùng điện tử cũng sử dụng khá nhiều như máy lạnh, tủ lạnh, máy điều hòa… Sự tiện lợi hóa trong đời sống đã giúp đời sống nhân dân được nâng cao, phát triển văn minh hơn.

Hầu hết các hộ gia đình đều có nhà vệ sinh tự hoại hoặc bán tự hoại, phù hợp với cảnh quan đô thị.

2.2.6. Mức độ hưởng thụ văn hóa

Với một thành phố hiện đại, khả năng tiếp cận những dịch vụ và văn hóa có giá trị thời đại của người dân rất dễ dàng thông qua báo chí và internet. Hơn thế, cả thành phố có 23 rạp phim, 8 rạp hát là nơi giúp người dân thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.

Bên cạnh đó, có 26 thư viện, mỗi quận, huyện đều có 1 thư viện với tổng đầu sách và tạp chí khoảng 2.426 nghìn bản là nền tảng để nâng cấp tri thức cho người dân.

Các trung tâm thể dục thể thao với tất cả các môn, giúp người dân rèn luyện thân thể.

Có khoảng 121 sân bóng, 81 bể bơi và 270 nhà tập với số người tập thể dục thường xuyên là 1.905 người.

Ngoài ra tại thành phố còn có các khu du lịch như Đầm Sen, Suối Tiên phục vụ nhu cầu thăm quan và vui chơi của người dân.

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)