Các nhân s ố ảnh hưởng đến sự biến động dân số

Một phần của tài liệu biến động dân số tỉnh đắk lắk giai đoạn 2000 2012 (Trang 31 - 38)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DÂN SỐ

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.3. Các nhân s ố ảnh hưởng đến sự biến động dân số

Vị trí địa lí có ảnh hưởng đến phân bố và quy mô của dân số. Dân cư thường tập trung ở những khu vực có vị trí thuận lợi: thuận lợi về giao thông đi lại, thuận lợi để phát triển kinh tế. Thực tế, trên thế giới, ở những nền văn minh cổ đại như: văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà… dân cư tập trung ở ven các con sông lớn như sông Ấn, sông Hằng, sông Hoàng Hà, Trường Giang, Ơphơrat và Tigơrơ…; hiện nay, các thành phố lớn cũng được xây dựng ven các con sông, ven các trục đường giao thông hay các vị trí giao lưu, tiếp giáp với những vùng, lãnh thổ thuận lợi cho phát triển kinh tế.

1.1.3.2. Tự nhiên

Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng nhất định đến biến động dân số, được thể hiện chủ yếu dưới hai góc độ đó là tâm sinh lí con người và các hoạt động sản xuất để phát triển kinh tế.

* Khí hậu:

Đây là nhân tố rõ nét ảnh hưởng đến biến động về phân bố dân cư. Nói chung, khí hậu ấm áp, ôn hòa thường thu hút đông dân cư, còn khí hậu khắc nghiệt (quá nóng, quá lạnh, quá khô hay quá ẩm) ít thu hút con người đến sinh sống.

Dân cư ở khu vực nóng ẩm đông đúc hơn ở khu vực khô hạn. Trong cùng một đới khí hậu, con người ưa thích khí hậu ôn đới hải dương hơn ôn đới lục địa. Ở vùng xích đạo, mưa quá nhiều, rừng rậm phát triển, trồng trọt không thuận lợi, giao thông khó khăn không phải là nơi lí tưởng cho việc cư trú. Trong vùng khí hậu cận cực, mùa đông quá lạnh lại không có mặt trời, vật nuôi chỉ có hươu Bắc cực, những người sinh sống trong khu vực này chủ yếu là người Exkimo.

* Nước:

Nước là nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến biến động dân số. Mọi hoạt động sản xuất và đời sống đều cần có nước. Để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, mọi người trong một năm cần đến khoảng 2.700 m3nước. Muốn sản xuất 1kg thức ăn, phải có 2.500 lít nước, 1kg thịt cần 20.000 lít nước. Hoạt động công nghiệp lại càng tiêu thụ nhiều nước hơn nữa.

Nguồn nước không chỉ cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất mà nó còn là nơi cung cấp nguồn lợi thủy hải sản, thuận lợi cho giao thông buôn bán bằng đường thủy, có lẽ thế mà từ xưa dân gian Việt Nam có câu: “Nhất cận thị, nhị cận giang” để nói lên vai trò của nguồn nước.

Vì vậy, việc sinh sống hay trồng trọt dân cư thường tập trung ở ven sông lớn, trong khi đó, khu vực hoang mạc khô hạn luôn vắng bóng người, hoặc có cũng chỉ xung quanh các ốc đảo, nơi có nguồn nước xuất hiện.

* Địa hình và đất đai:

Địa hình và đất đai cũng là nhân tố ảnh hưởng đến biến động dân số.

Những châu thổ màu mỡ của những con sông lớn như Ấn – Hằng, Trường Giang, Mê Kông… là những vùng có quy mô dân số tập trung đông vào loại nhất thế giới. Những vùng đất khô cằn ở các vùng hoang mạc và thảo nguyên khô hạn như Xahara, Namip, Calahari, Patagôni… rất ít dân cư.

Địa hình và đất đai thường có mối liên hệ với nhau. Các đồng bằng có địa hình thấp, đất đai màu mỡ, quy mô dân số đông và thu hút nhiều người đến sinh sống. Còn những vùng núi non hiểm trở, đất đai khô cằn, thiếu đất canh tác, đi lại khó khăn thì quy mô dân số nhỏ và dân cư có xu hướng rời bỏ nơi này để tìm một nơi khác tốt hơn. Trên bình diện thế giới, phần lớn nhân loại cư trú trên các đồng bằng có độ cao tuyệt đối không quá 200m. Ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất lẫn cư trú.

* Tài nguyên khoáng sản:

Tài nguyên khoáng sản cũng có ý nghĩa nhất định trong việc phân bố dân

cư. Những mỏ lớn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với con người, dù điều kiện sinh hoạt có nhiều khó khăn, thiên nhiên có trở nên khắc nghiệt. Ví dụ: các mỏ lưu huỳnh lớn tập trung trong hoang mạc Atacama ở bờ biển Chi lê. Nước ngọt ở khu vực này thiếu nghiêm trọng đến mức người ta phải cất nước cho sinh hoạt từ nước biển, song dân cư vẫn đông đúc. Cũng tương tự vậy, con người phải dẫn nước ngọt trên hoang mạc cách xa 600km tới vùng khai thác mỏ vàng ở Tây Úc, những thành phố cao trên 4.000m mọc lên xung quanh mỏ bạc ở Bôlivia, hoặc con người phải sống trong điều kiện không có ban ngày suốt mùa đông dài hơn 4 tháng để khai thác quặng sắt ở Thụy Điển nằm quá vòng cực, thành phố Yakust – thành phố lạnh nhất thế giới với nhiệt độ mùa đông khoảng -40oC nhưng lại chiếm tới 1/5 sản lượng kim cương khai thác của thế giới và 40% trữ lượng vàng khai thác hàng năm của Nga.

1.1.3.3. Kinh tế - xã hội

Các nhân tố tự nhiên ít nhiều tác động đến biến động dân số. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào điều kiện tự nhiên thì không thể đánh giá đầy đủ sự biến động dân số vì các nhân tố tự nhiên chủ yếu tác động đến phân bố dân cư, còn quy mô và cơ cấu dân số phụ thuộc chủ yếu vào nhân tố kinh tế - xã hội. Và trên thực tế, nhiều vùng có điều kiện địa lí gần tương tự nhau những mức độ cư trú lại rất khác nhau. Cùng là vùng nhiệt đới, dân cư nói chung đông đúc nhưng đồng bằng Amazôn và lòng chảo Công gô chủ yếu vẫn là rừng hoang.

* Tính chất của nền kinh tế

Tính chất của nền kinh tế ảnh hưởng đến phân bố dân cư cũng như cơ cấu của dân số. Nói chung, những khu vực đông đúc thường gắn liền với các hoạt động công nghiệp hơn so với nông nghiệp. Trong khu công nghiệp, mật độ dân số cao thấp khác nhau tùy theo tính chất của từng ngành sản xuất. Trong điều kiện hiện nay, nhờ điện khí hóa, tự động hóa và liên hợp hóa, nhiều khu công nghiệp lớn ra đời với mât độ dân số không quá cao. Kĩ thuật càng tiên tiến, mật độ tập trung dân cư trong các khu công nghiệp có chiều hướng giảm.

Trên thế giới, có nhiều khu vực hoạt động nông nghiệp đông dân.Cũng là hoạt động nông nghiệp nhưng có nơi đông dân, nơi thưa dân. Điều này có thể lí giải do cơ cấu cây trồng. Ví dụ: các vùng trồng lúa nước cần nhiều lao động, trong khi các vùng trồng lúa mì và trồng ngô lại không cần nhiều nhân lực.

Tính chất của nền kinh tế ảnh hưởng đến cơ cấu dân số thể hiện ở chỗ.

Các nước phát triển, dân số hoạt động kinh tế chủ yếu ở khu vực dịch vụ và có xu hướng tăng lên, khu vực công nghiệp – xây dựng và nông nghiệp có xu hướng giảm; các nước đang phát triển thì ngược lại, dân số hoạt động chủ yếu trong khu vực nông nghiệp, các nước công nghiệp mới có dân số hoạt động trong khu vực công nghiệp. Các nước phát triển có cơ cấu dân số già, trong khi nhiều nước đang và kém phát triển có cơ cấu dân số trẻ, quy mô dân số lớn.

Mức sống của dân cư càng được cải thiện và nâng cao, thể lực con người càng được tăng cường, con người càng có khả năng chống đỡ được các loại bệnh tật, tuổi thọ tăng và mức chết giảm. Ngược lại, ở các nước đang phát triển, mức sống thấp, thiếu ăn, suy dinh dưỡng, bệnh tật là những nguyên nhân chính làm tuổi thọ thấp và mức chết cao.

* Trình độ công nghiệp hóa, đô thị hóa

Môi trường công nghiệp hóa và đô thị hóa luôn đòi hỏi lao động có chất lượng và trình độ kĩ thuật cao, việc nuôi dưỡng và đầu tư cho con cái tương đối tốn kém, các bậc cha mẹ không muốn có nhiều con. Vì thế công nghiệp hóa và đô thị hóa càng lớn thì ý thức hiểu biết về sinh đẻ và kế hoạch hóa gia đình càng cao, mức sinh càng giảm.

* Sự phát triển của y tế, văn hóa, giáo dục

Sự phát triển của y tế, văn hóa, giáo dục góp phần làm thay đổi quy mô dân số và cơ cấu dân số.

Mạng lưới y tế, vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường, tăng cường dịch vụ y tế, giáo dục sức khỏe cộng đồng… đều góp phần làm giảm dịch bệnh, giảm mức chết. Nhìn chung, y học càng phát triển thì mức chết càng giảm.

Trình độ văn hóa, giáo dục cũng ảnh hưởng đến mức chết, con người có trình độ văn hóa cao, được tiếp nhận các thông tin về y học, biết áp dụng kiến thức vào cuộc sống, biết nuôi dưỡng, chăm sóc con cái một cách khoa học thì mức sinh và mức chết càng giảm.

* Phong tục tập quán, tâm lí xã hội

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có các phong tục tập quán và tâm lí xã hội khác nhau. Chúng xuất hiện và tồn tại trên cơ sở của trình độ phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật, đời sống vật chất và tinh thần, quan hệ xã hội… Những cơ sở khách quan này thay đổi cũng dần dần làm cho tập quán và tâm lí xã hội cũng thay đổi theo.

Phong tục tập quán có ảnh hưởng đến mức sinh. Phong tục tập quán kết hôn sớm, muốn có nhiều con, thích có con trai nối dõi tông đường, có nếp có tẻ, trọng nam khinh nữ… là phong tục tập quán của xã hội cũ, trình độ kinh tế và văn hóa thấp kém, góp phần khuyến khích sinh nhiều con. Những phong tục tập quán mới xuất hiện khi cơ sở kinh tế, xã hội và khoa học kĩ thuật phát triển, trình độ văn hóa nâng cao như kết hôn muộn, quy mô gia đình nhỏ, nam nữ bình đẳng… dẫn đến mức sinh giảm.

Sinh đẻ còn bị ảnh hưởng bởi trạng thái tâm lí nhất định – “tâm lí sinh đẻ”. Đó là những biểu hiện của tâm lí tác động đến quyết định sinh con, số con mong muốn, mô hình gia đình lí tưởng, lựa chọn các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, xem lại giá trị của con trai trong gia đình… Đây là những yếu tố tâm lí ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ, hành vi sinh đẻ của con người.

* Môi trường sống:

Môi trường tự nhiên và xã hội là một trong những nguyên nhân quan trọng tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người và ảnh hưởng đến mức chết.

Nhìn chung, môi trường sống trong sạch, bền vững, tuổi thọ người dân được nâng cao. Môi trường ô nhiễm, suy thoái sẽ gây ra nhiều bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, làm tăng mức chết.

* Các nhân tố khác:

Hiện nay, ở một số khu vực trên thế giới, ngoài yếu tố tự nhiên mức chết của con người còn phụ thuộc chủ yếu vào các nhân tố khác như chiến tranh, tai nạn (tai nạn giao thông, tai nạn lao động…), thiên tai (núi lửa, động đất, bão lụt…).

Ví dụ: Ngày 26/12/2004, ở Indonesia trận động đất mạnh 9,1 độ richter xảy ra ở ngoài khơi tỉnh Aceh trên đảo Sumatra, đồng thời gây ra một trận sóng thần mạnh khiến hơn 226.000 người chết ở Sri Lanka, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ và 9 nước khác.

Khoảng 10 triệu công nhân mỏ ở Ấn Độ, Colombia và Brazil đang bị nhiễm độc silic, một dạng ung thư phổi do trong môi trường làm việc có quá nhiều bụi bẩn. Liên đoàn lao động Quốc tế (ILO) còn cho biết thêm hằng năm có khoảng 22.000 trẻ em chết vì tai nạn lao động trong thời gian mà đáng ra chúng phải đang cắp sách tới trường.

1.1.4. Vai trò của dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 1.1.4.1. Vấn đề phát triển kinh tế

Dân số với vấn đề tăng trưởng kinh tế:

Dân số và phát triển kinh tế - xã hội có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Nếu dân số phát triển hợp lí về số lượng, cao về chất lượng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, ngược lại khi dân số phát triển không hợp lí sẽ hạn chế tăng trưởng kinh tế trong hiện tại mà cả trong tương lai.

Tỉ lệ gia tăng GDP, tỉ suất gia tăng dân số và tỉ lệ gia tăng GDP/người có mối quan hệ chặt chẽ: muốn tăng GDP/người thì tốc độ tăng trưởng GDP phải cao hơn tỉ suất gia tăng dân số và việc hạ thấp tỉ suất gia tăng dân số cũng sẽ làm tăng GDP/ người.

Nếu gia tăng dân số quá nhanh so với mức tăng trưởng của nền kinh tế sẽ là giảm sút mức sống của người dân. Số dân đông, sản xuất tăng chậm sẽ dẫn đến thu nhập bình quân theo đầu người thấp và mức sống đôi khi cũng bị giảm, giảm

tích lũy nên không có điều kiện để tái sản xuất mở rộng, kéo theo là nạn thiếu việc làm.

Dân số với vấn đề lao động và việc làm:

Dân số, nguồn lao động và việc làm có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau.

Quy mô dân số lớn, dân số tăng nhanh sẽ gây áp lực lớn đến vấn đề việc làm, sẽ kìm hãm thậm chí phá vỡ các tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác nguồn lao động trong dân số lại là nguồn nhân lực để phát triển kinh tế.

Thông thường quy mô dân số, cơ cấu dân số và tốc độ gia tăng dân số sẽ quyết định đến quy mô, cơ cấu và tốc độ nguồn lao động. Nếu dân số dưới tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao thì sức ép của dân số đối với việc làm trong các năm tiếp theo sẽ lớn, và ngược lại nếu tỉ lệ dân số dưới tuổi lao động thấp thì nguồn lao động bổ sung hằng năm sẽ giảm, thậm chí thiếu nguồn lao động đáp ứng cho các ngành kinh tế.

1.4.4.2. Vấn đề xã hội Giáo dục:

Dân số tác động đến giáo dục trực tiếp và gián tiếp. Trước hết, dân số đông và tăng nhanh thì dân số đi học cũng đông và đòi hỏi phải mở thêm nhiều trường lớp, phải đầu tư nhiều và nhanh, cung cấp sách giáo khoa, đồ dùng dạy học, giấy bút và các học phẩm khác nhiều hơn, nhanh hơn, đào tạo giáo viên và bồi dưỡng cán bộ giáo dục cũng phải nhiều hơn và nhanh hơn… Sau đó, dân số đông và tăng nhanh sẽ tác động đến quy mô và chất lượng giáo dục thông qua chất lượng cuộc sống. Tỉ lệ tăng dân số quá cao (trên 1% hàng năm), nhưng sản xuất lương thực chỉ dưới 2,5% và tổng thu nhập quốc nội chỉ tăng dưới 4% hàng năm, thì mức sống vật chất sẽ thấp, đời sống sẽ khó khăn, nhiều trẻ em không được tới trường, chất lượng dạy và học sẽ giảm sút, tỉ lệ trẻ em bỏ học cao, nạn mù chữ tăng lên, trường sở không được tu bổ kịp thời.

Sự thay đổi về quy mô và cơ cấu của dân số và cơ cấu của dân số sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về số lượng và chất lượng của hệ thống giáo dục. Khi

Một phần của tài liệu biến động dân số tỉnh đắk lắk giai đoạn 2000 2012 (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)