Cơ cấu dân số

Một phần của tài liệu biến động dân số tỉnh đắk lắk giai đoạn 2000 2012 (Trang 96 - 100)

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DÂN SỐ

3.2. Định hướng phát triển dân số đến năm 2020

3.2.2. Cơ cấu dân số

Theo dự báo, tỉ lệ nam là 51,7% và nữ 48,3%. Với cơ cấu dân số đó tỉ lệ giới nam nhiều hơn nữ. Chính vì vậy, cần phải điều chỉnh sao cho hợp lí với cơ cấu ngành kinh tế. Đặc biệt chú trọng đến tỉ số giới tính khi sinh nhằm cân bằng

giới tính sau này. Để đạt được mục đích đó, tỉnh đã đề ra các đề án, chương trình hành động, giảm tình trạng phân biệt giới, “trọng nam khinh nữ”, tiến tới bình đẳng giới trong tương lai.

Cơ cấu theo tuổi:

Dân số từ 0 – 14 tuổi chiếm 24,7%, từ 15 – 59 tuổi là 66,9% và trên 60 tuổi chiếm 8,3%. Cơ cấu dân số từ 0 – 14 tuổi giảm nhanh, từ nhóm tuổi từ 15 – 59 tuổi và trên 60 tuổi tăng nhanh. Cơ cấu dân số của tỉnh đang có xu hướng già đi.

Đây là xu hướng của Việt Nam nói chung và của hầu hết các tỉnh, có thể

nói đó là thời kì “dân số vàng” để phát triển kinh tế. Trong tương lai, tỉnh sẽ chú trọng, thúc đẩy kinh tế, nhằm tạo việc làm cho người dân trong độ tuổi lao động, đồng thời, tăng cường các chính sách phúc lợi cho người cao tuổi, đặc biệt là hoạt động kinh tế, văn hóa – văn nghệ đang được hình thành và phát triển ở các thôn, buôn, vừa giúp người già làm kinh tế, vừa vui hưởng tuổi già.

Cơ cấu xã hội:

* Cơ cấu dân số theo lao động

Theo dự báo, số người trong độ tuổi lao động toàn tỉnh đến năm 2020 có khoảng 1.265,5 nghìn người. Nếu không kể số học sinh trong độ tuổi lao động đang đi học và số người nội trợ không tham gia lao động xã hội thì số lao động có nhu cầu việc làm năm 2015 là 1.114 nghìn người và năm 2020 là 1.214 nghìn người. Với khả năng phát triển các ngành, dự kiến năm 2015 khoảng 1,0 - 1,1 triệu người; năm 2020 là 1,2 - 1,3 triệu lao động vào làm việc trong các ngành công nghiệp - xây dựng, nông lâm nghiệp và khu vực dịch vụ.

- Đối với công nghiệp: Khuyến khích đầu tư phát triển mạnh các ngành công nghiệp, làng nghề và tiểu thủ công nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm ở khu vực nông thôn để đến năm 2015 khoảng 156,7 nghìn người, năm 2020 khoảng 223,7 nghìn người tham gia trong ngành công nghiệp - xây dựng. Tỷ trọng lao động công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế quốc dân tăng lên 19% năm 2020.

Bảng 3.2. Lao động tham gia trong các ngành kinh tế quốc dân đến năm 2020 [16]

Đơn vị: nghìn người

Chỉ tiêu Năm

2015

Năm 2020

Nhịp độ tăng trưởng (%)

2011- 2015

2016- 2020 Lao động tham gia các ngành KT 1.080,6 1.177,6 2,44 1,73 Trong đó, lao động:

1. Công nghiệp - Xây dựng 156,7 223,7 10,13 7,39 % so tổng số 14,5 19,0

2. Nông, lâm nghiệp 702,4 647,7 -0,21 -1,61 % so tổng số 65,0 55,0

3. Khu vực dịch vụ 221,5 306,2 7,92 6,69

% so tổng số 20,5 26,0

- Đối với nông nghiệp: Chuyển đổi cơ cấu sử dụng lao động ngay trong khu vực nông, lâm nghiệp thông qua việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ trong khu vực nông thôn. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong cơ cấu chung sẽ giảm, năm 2020 còn khoảng 55%.

- Đối với dịch vụ: Thu hút tỉ lệ đáng kể vào khu vực dịch vụ thông qua việc mở mang ngành nghề dịch vụ du lịch, dịch vụ tiêu dùng và các dịch vụ cơ bản khác. Dự kiến tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ và thương mại tăng lên 26%

vào năm 2020.

So với năm 2020, cơ cấu lao động theo ngành kinh tế có sự chuyển dịch, lao động ngành nông – lâm – ngư nghiệp giảm xuống, lao động ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng lên.

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu lao động tham gia các ngành kinh tế năm 2012, dự kiến năm 2020 [16]

* Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa

Tăng số lượng trẻ trong độ tuổi đến các lớp giáo dục mầm non; 100% trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo để chuẩn bị vào lớp 1, 100% học sinh đi học tiểu học đúng độ tuổi vào năm 2020. Năm 2020, tăng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp lên PTTH đạt trong độ tuổi đạt từ 90% trở lên. Đảm bảo số người từ 15-18 tuổi đạt trình độ THCS từ 75% trở lên, đối với vùng đặc biệt khó khăn từ 70%

trở lên. Có khoảng 35% số học sinh tốt nghiệp PTTH được học tiếp lên cao đẳng và đại học.

Trình độ văn hóa của dân số từ 15 tuổi trở lên được nâng cao, trình độ sơ cấp đạt 63,1%, số cán bộ có trình độ đại học, thạc sĩ tăng cao chiếm tỉ lệ khá lớn so với năm 2010 chỉ tiêu này là: trình độ đại học: 4,07 %, thạc sĩ: 0,1 %. Cung cấp đội ngũ lao động có chất lượng cao cho tỉnh.

Bảng 3.3. Dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn kĩ thuật năm 2020 [16]

Người %

Tổng số 419.432 100

Sơ cấp 265.008 63,1

Trung Cấp nghề 32.253 7,6

Cao đẳng nghề 12.758 3,0

Trung cấp chuyên nghiệp 42.612 10,1

Cao đẳng chuyên nghiệp 21.305 5,0

Đại học 42.926 10,2

Thạc sĩ 1.940 0,46

Một phần của tài liệu biến động dân số tỉnh đắk lắk giai đoạn 2000 2012 (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)