Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu biến động dân số tỉnh đắk lắk giai đoạn 2000 2012 (Trang 49 - 54)

Chương 2. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. Khái quát t ỉnh Đắk Lắk

2.2.2. Điều kiện tự nhiên

Đại bộ phận diện tích của tỉnh nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. Địa hình đa dạng đồi núi xen kẽ bình nguyên và thung lũng, khái quát có thể chia thành các dạng địa hình như sau:

Địa hình vùng núi:

- Vùng núi cao Chư Yang Sin: Nằm ở phía Đông Nam của tỉnh với diện tích xấp xỉ bằng 1/4 diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đây là vùng sinh thuỷ lớn nhất, đầu nguồn của các con sông lớn như Krông Ana, Krông Knô và là vùng có thảm thực vật rừng thường xanh quanh năm.

- Vùng núi thấp, trung bình Chư Dơ Jiu: Nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, chiếm 10% diện tích toàn tỉnh. Địa hình bào mòn, xâm thực, thực vật gồm các loại cây tái sinh, rừng thưa và đất canh tác nông nghiệp.

Địa hình vùng núi có dân cư thưa thớt, chủ yếu là thảm thực vật rừng, phần lớn diện tích đất sử dụng cho việc bảo tồn đa dạng sinh học.

Địa hình cao nguyên:

Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, địa hình bằng phẳng. Toàn tỉnh có 2 cao nguyên lớn:

- Cao nguyên Buôn Ma Thuột: Là cao nguyên rộng lớn nằm ở trung tâm tỉnh, chiếm 28,4% diện tích toàn tỉnh, độ cao trung bình 450 – 500 m, đây là vùng có địa hình khá bằng phẳng, độ dốc trung bình từ 3 – 80. Phần lớn diện tích cao nguyên này là đất đỏ bazan màu mỡ, đã được khai thác và sử dụng trong nhiều năm nay.

- Cao nguyên M’Đrắk (cao nguyên Khánh Dương): Nằm ở phía Đông tỉnh, độ cao trung bình 400 – 500 m, địa hình cao nguyên này gồ ghề, cao ở chung quanh và thấp dần vào trung tâm. Đất granit chiếm phần lớn diện tích với các thảm thực vật rừng thường xanh ở núi cao, trảng cỏ ở núi thấp và đồi thoải.

Cao nguyên Buôn Ma Thuột,có địa hình thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, đây là khu vực tập trung đông dân cư của tỉnh. Cao nguyên M’Đrắk có địa hình gồ gề, đất canh tác chủ yếu nằm ở các đồi thoải, còn lại chủ yếu là diện tích rừng, dân cư ở khu vực này khá thưa thớt.

Địa hình bán bình nguyên Ea Súp:

Là vùng đất rộng lớn nằm ở phía Tây của tỉnh, bề mặt ở đây bị bóc mòn, địa hình khá bằng phẳng, đồi lượn sóng nhẹ, độ cao trung bình 180 m, có một

vài dãy núi nhô lên như: Yok Đôn, Chư M’Lanh…, đặc trưng thực vật là rừng khộp rụng lá vào mùa khô.

Địa hình vùng bằng trũng Krông Pắk – Lắk:

Nằm ở phía đông nam của tỉnh, độ cao trung bình 400 – 500m. Đây là vùng trũng bị lũ lụt vào các tháng 9 – 10 hàng năm.

Đặc điểm của địa hình phức tạp và đa dạng cùng với sự khác biệt về khí hậu nên ở Đắk Lắk có nhiều vùng sinh thái khác nhau, điều này dẫn đến sự phân bố dân cư khác nhau giữa các khu vực. Dân cư tập trung chủ yếu ở những khu vực có điều kiện canh tác thuận lợi cao nguyên Buôn Ma Thuột, bán bình nguyên Ea Súp. Ngược lại, thưa thớt ở vùng núi cao Chư Yang Sin, cao nguyên M’Đrắk.

2.2.2.2. Khí hậu

Khí hậu là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư.

Nhìn chung thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt:

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, lượng mưa trên 100 mm/tháng. Mùa mưa với chế độ gió mùa mùa hạ, đặc trưng là nóng, lượng mưa trong mùa mưa chiếm 80 – 90% lượng mưa năm. Mưa cực đại vào tháng 7 – 8 – 9. Do vậy, trong mùa này thường xảy ra lũ lụt, đặc biệt là lũ quét ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, hàng năm cần có kế hoạch hạn chế thiên tai.

- Mùa khô từ tháng 11 (năm trước) đến tháng 4 (năm sau), lượng mưa xấp xỉ 10% lượng mưa cả năm, mùa này gió Đông Bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng. Đây là mùa rất khan hiếm nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Các đặc trưng khí hậu:

- Nhiệt độ: Đặc điểm nổi bật của chế độ nhiệt ở Tây Nguyên là hạ thấp nhiệt độ theo sự tăng lên của độ cao. Nhiệt độ trung bình ở độ cao 500 – 800 m dao động từ 22 – 230C, những vùng có độ cao thấp như Buôn Ma Thuột nhiệt độ

trung bình là 23,70C, M’Đrắk nhiệt độ 240C.

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm đạt từ 1.600 – 1.800mm - Độ ẩm không khí: Trung bình năm khoảng 82%

- Chế độ nắng: Tổng số giờ nắng bình quân hàng năm khá cao khoảng 2.139 giờ.

Khí hậu Đắk Lắk có nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ mặt trời và tổng nhiệt độ cao phù hợp với việc tập trung dân cư cho sản xuất nông nghiệp đa dạng.

2.2.2.3. Thuỷ văn

Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú, phân bố tương đối đồng đều, mật độ sông suối 0,8km/km2nhưng do địa hình dốc nên khả năng giữ nước kém, những khe suối nhỏ hầu như không có nước trong mùa khô nên mực nước các sông suối lớn thường xuống rất thấp.

Trên địa bàn có hai hệ thống sông chính chảy qua là hệ thống sông Sêrêpốk và hệ thống sông Ba.Bên cạnh đó, còn có sông suối nhỏ khá phong phú.

Ngoài hệ thống sông chảy qua lãnh thổ của Đắk Lắk, do đặc điểm địa hình, sự ưu đãi của thiên nhiên và bàn tay của con người Tây Nguyên đã hình thành 441 hồ tự nhiên và nhân tạo, độ sâu từ vài mét tới 25 m. Tổng diện tích mặt thoáng hồ là 8.930 ha, dung tích các hồ chứa khoảng 450 triệu m3 nước.

Đây có thể coi là các kho chứa nước trên cao nguyên Đắk Lắk phục vụ cho các nhu cầu dân sinh kinh tế: tưới tiêu, du lịch tham quan, nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ môi trường.

2.2.2.4. Thổ nhưỡng

Một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho Đắk Lắk, đó là tài nguyên đất. Năm 1999, Viện QH&TKNN phối hợp với trường đại học Leuven (vương quốc Bỉ) đã phân loại theo phương pháp phân loại World Reference (WRB), Đắk Lắk được chia thành 11 nhóm và 84 đơn vị đất đai.

Trong đó, có 2 nhóm đất chính là:

- Nhóm đất xám: diện tích 579.309 ha, chiếm 44,14% diện tích tự nhiên

(DTTN), phân bố ở hầu hết các huyện, là nhóm đất lớn nhất tỉnh Đắk Lắk, phân bố ở nhiều dạng địa hình nhưng chủ yếu trên đất dốc.

- Nhóm đất đỏ: Có diện tích 311.340 ha, chiếm 23,72% DTTN của Đắk Lắk, lớn sau nhóm đất xám. Phân bố tập trung tại các khối bazan Buôn Ma Thuột. Nhóm đất này rất thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị hàng hóa cao như cà phê, cao su, hồ tiêu và những cây ăn quả khác …

Đất đai ở Đắk Lắk khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (dễ khai thác, đầu tư cải tạo thấp, độ an toàn sinh thái cao). Nhóm đất đỏ có diện tích 311.340 ha, chiếm 23,72% DTTN của tỉnh, phần lớn nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng rất phù hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su v.v… Ở những huyện có đất đai thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp thì tập trung dân cư đông đúc.

2.2.2.5. Sinh vật

Sau khi chia tách tỉnh, diện tích đất có rừng của Đắk Lắk là 599.908 ha, trong đó rừng tự nhiên là 568.142 ha, rừng trồng là 31.766 ha. Độ che phủ rừng đạt 45,71% (số liệu tính đến năm 2010).

Tổng trữ lượng gỗ khoảng 59 – 60 triệu m3 (rừng giàu và trung bình 24,4 triệu m3, rừng nghèo 8,9 triệu m3, rừng non 2,9 triệu m3/gỗ).

Rừng Đắk Lắk được phân bố đều khắp ở các huyện trong tỉnh, đặc biệt là hành lang biên giới của tỉnh giáp với Campuchia. Rừng Đắk Lắk phong phú và đa dạng, với các kiểu rừng như rừng kín lá rộng, rừng thường xanh quanh năm, rừng lá á kim nhiệt đới, rừng kín nửa rụng lá mưa mùa nhiệt đới, rừng thưa, rừng hỗn giao tre nứa, trảng cây bụi, thảm cỏ tự nhiên và các nông nghiệp quần hợp như cà phê, cao su, tiêu, mía, bông cùng các loại cây ăn quả và cây lương thực.

Những khu vực tập trung rừng, diện tích đất lâm nghiệp lớn, thường có ít hoặc không có dân cư sinh sống như huyện Ea Súp diện tích đất lâm nghiệp chiếm 67,88%, Buôn Đôn (77,32%), Lắk (67,61%), Krông Bông (64,17%).

Một phần của tài liệu biến động dân số tỉnh đắk lắk giai đoạn 2000 2012 (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)