Bi ến động cơ cấu dân số

Một phần của tài liệu biến động dân số tỉnh đắk lắk giai đoạn 2000 2012 (Trang 70 - 82)

Chương 2. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ TỈNH ĐẮK LẮK

2.3. Hi ện trạng biến động dân số tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2000 - 2012

2.3.2. Bi ến động cơ cấu dân số

Cơ cấu giới tính:

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu dân số theo giới tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2000 – 2012 [2, 3, 4]

Cơ cấu giới tính toàn tỉnh hiện đang ở mức trung bình và gần như không có sự biến động. Năm 2000, giới nữ chiếm 49,56%, giới nam chiếm 50,44%; năm 2012, mức chênh lệch này không đáng kể, giới nam tăng 0,02% (50,46%), giới nữ là 49,54%.

Cơ cấu dân số theo giới tính phân theo huyện không có sự chênh lệch nhiều giữa nam và nữ, hầu hết các huyện thị đều có tỉ lệ giới nam cao hơn giới nữ, chỉ có Tp Buôn Ma Thuột và huyện Lắk tỉ lệ giới nữ cao hơn giới nam, nhưng lại có xu hướng giảm xuống. Sở dĩ, các huyện tỉ lệ nam giới luôn cao hơn vì đặc thù của tỉnh là sản xuất nông nghiệp, tính chất công việc cần có sức khỏe tốt để lao động hiệu quả hơn, quan niệm có con trai để nối dõi tông đường vẫn còn tồn tại trong nhiều hộ gia đình.

Bảng 2.7. Cơ cấu dân số theo giới tính tỉnh Đắk Lắk phân theo huyện năm 2000 và 2012 [2, 4]

Đơn vị: %

Đơn vị hành chính 2000 2012

Nam Nữ Nam Nữ

TP.Buôn Ma Thuột 49,68 50,32 49,48 50,52

Ea H’Leo 50,99 49,01 50,99 49,01

Ea Súp 51,89 48,11 51,87 48,13

Krông Năng 50,92 49,08 51,04 48,96

Krông Búk 51,02 48,98 51,01 48,99

Buôn Đôn 50,88 49,12 50,81 49,19

Cư M’gar 50,44 49,56 50,45 49,55

Ea Kar 50,43 49,57 50,54 49,46

M’Đrắk 51,14 48,86 50,82 49,18

Krông Pắk 50,53 49,47 50,69 49,31

Krông Bông 50,69 49,31 50,69 49,31

Krông Ana 50,78 49,22 50,66 49,34

Lắk 49,73 50,27 49,37 50,63

Cư Kuin 50,42 49,58 50,42 49,58

TX.Buôn Hồ 50,37 49,63 50,54 49,46

Cơ cấu giới tính có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Ở thành thị, sau năm 2000, cơ cấu giới tính có xu hướng tăng dân số nữ, giảm dân số nam.Ở nông thôn, dân số nam luôn cao hơn dân số nữ. Vì ở nông thôn, hoạt động nông nghiệp là chủ yếu, cần nhiều lao động nam hơn thành thị, các quan niệm về giới ở thành thị không còn gay gắt như nông thôn do trình độ dân trí, nhận thức của dân cư cao hơn.

Bảng 2.8. Cơ cấu giới tính thành thị và nông thôn tỉnh Đắk Lắk [2, 3, 4]

Đơn vị: %

Năm Thành thị Nông thôn

Nam Nữ Nam Nữ

2000 50,76 49,23 50,10 49,90

2006 47,09 52,91 51,41 48,59

2012 49,08 50,92 50,91 49,09

Tỉ số giới tính khi sinh toàn tỉnh vẫn ở trong giới hạn cân bằng tự nhiên (108 bé trai/100 bé gái), nhưng so với giai đoạn trước thì đã có sự thay đổi đáng kể theo chiều hướng tăng và đặc biệt là sự chênh lệch khá rõ nét giữa khu vực thành thị và nông thôn. Nếu xu hướng này tiếp diễn trong những năm tới thì không ngoại trừ khả năng mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ xảy ra ở khu vực nông thôn.

Xu hướng thay đổi về cơ cấu giới tính khi sinh đặt ra yêu cầu định hướng công tác DS – KHHGĐ trong thời gian tới cần chú trọng đến nội dung tuyên truyền bình đẳng giới, tránh xu hướng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Cơ cấu tuổi:

* Cơ cấu theo khoảng cách không đều nhau

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2000 – 2012 [2, 3, 4]

Tỉ trọng nhóm từ 0 – 14 tuổi liên tục giảm, năm 2000, nhóm này chiếm 40,4% dân số, nhưng đến năm 2012, giảm xuống còn 28,6%, giảm nhanh nhất trong giai đoạn từ 2006 – 2012 (giảm 6,8%). Dân số trong nhóm tuổi từ 0 – 14 giảm đồng nghĩa với số con trong mỗi gia đình giảm, hướng tới quy mô gia đình nhỏ. Điều này cho thấy, các cặp vợ chồng đang mong muốn nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dạy con cái.

Dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh, năm 2000 là 56,2%, tăng lên 59,2% (năm 2004), 62,5% (năm 2008) và 67% (năm 2012), trong vòng 12 năm tăng 10,8% dân số toàn tỉnh. Dân số trong độ tuổi lao động tăng, tạo điều kiện cho tỉnh có nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên, vấn đề đào tạo và sử dụng nguồn lao động đang là một thách thức lớn đối với tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, nhất là lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ vẫn chậm phát triển. Chính vì vậy, một bộ phận lớn người lao động đã di cư đến các tỉnh của vùng Đông Nam Bộ để làm việc và định cư.

Nhìn chung, dân số trên 65 tuổi tăngvà có nhiều biến động, từ năm 2000 đến 2012, dân số trong độ tuổi này tăng từ 3,4% lên 3,6%. Năm 2003, giảm thấp nhất xuống còn 3,3%, sau đó tiếp tục tăng, đến năm 2008 tăng cao nhất là 4,6%, năm 2010 – 2012, tăng từ 3,9 đến 4,4%. Điều này cho thấy, chất lượng cuộc sống ngày càng cao đã làm cho tuổi thọ trung bình tăng, nhưng cũng đòi hỏi cần tăng nhu cầu phúc lợi cho người cao tuổi.

* Cơ cấu dân số theo nhóm 5 tuổi

Qua 12 năm, dân số và cơ cấu dân số tất cả các nhóm tuổi đều thay đổi theo hướng giảm nhanh số lượng dân số ở các độ tuổi dưới 15, tăng ở các độ tuổi từ 15 tuổi trở lên. Đặc biệt nhóm tuổi 20 – 24, 24 – 29 tăng nhanh và là 2 nhóm có số dân đông nhất, năm 2012, nhóm 20 – 24 có 150.990 người, nhóm 24 – 29 có 147.376 người, lần lượt chiếm 8,4% và 8,2% dân số toàn tỉnh.

Biểu đồ 2.7. Tháp dân số Đắk Lắk năm 2000 và năm 2012 [2, 4]

Đáng chú ý là do mức sinh trong quá khứ cao, nên số người trong tuổi sinh đẻ tiếp tục tăng, trong 12 năm số phụ nữ từ 15 – 49 tuổi tăng từ 462.271 người lên đến 488.261 người. Đây là thách thức trong việc tư vấn và đảm bảo nhu cầu về chăm sóc SKSS/KHHGĐ, bao gồm cả SKSS vị thành niên.

Kết quả giảm sinh đã làm thay đổi rõ rệt cơ cấu dân số theo tuổi. Đắk Lắk bước vào giai đoạn cơ cấu dân số vàng, với số người trong tuổi lao động gấp đôi số người phụ thuộc, tạo lợi thế về nguồn nhân lực, một điều kiện quan trọng để

nền kinh tế có bước tăng trưởng bứt phá trong tương lai.Đắk Lắk cũng đang trong giai đoạn chuyển mình, chuẩn bị kết thúc thời kì dân số trẻ và bắt đầu bước vào thời kì dân số già. Chỉ số già hóa của tỉnh không ngừng tăng lên qua các năm (năm 2000: 12,5%, năm 2004: 14,8%, năm 2008: 18,,6%, năm 2012:

22,7%).

Biểu đồ 2.8. Tỉ lệ phụ thuộc của Đắk Lắk giai đoạn 2000 – 2012 [2, 3, 4]

Dựa vào biểu đồ và số liệu bảng cho thấy, tỉ số phụ thuộc chung của tỉnh Đắk Lắk có xu hướng giảm nhanh qua các năm, giảm từ 78% (năm 2000) xuống 65,6% (năm 2006) và 49,3% vào năm 2012. Sự giảm này chủ yếu là do hiệu quả của công tác DS – KHHGĐ đã làm giảm tỉ lệ sinh dẫn đến tỉ số phụ thuộc trẻ em giảm mạnh. Tuổi thọ tăng, người già sống lâu hơn làm cho tỉ lệ phụ thuộc người già tăng. Mức tăng này vẫn thấp hơn mức giảm sinh nên tỉ số phụ thuộc chung

vẫn giảm. Điều đó chứng tỏ gánh nặng đối với dân số trong độ tuổi có khả năng lao động của nước ta ngày càng giảm.

Bảng 2.9. Tỉ lệ phụ thuộc trẻ và tỉ lệ phụ thuộc già tỉnh Đắk Lắk qua các năm [2, 3, 4]

(Đơn vị: %) Năm Tỉ lệ phụ thuộc trẻ Tỉ lệ phụ thuộc già

2000 75,1 6,2

2002 69,9 6,4

2004 62,6 6,4

2006 58,6 7,0

2008 52,7 7,3

2010 47,0 5,9

2012 42,7 6,6

Tuy nhiên, với điều kiện của một tỉnh còn nghèo, kinh tế phát triển chưa cao, việc đầu tử mở rộng sản xuất các ngành nghề còn gặp nhiều khó khăn, thì đây là một thách thức lớn, nếu không đào tạo và sử dụng hợp lí nguồn lao động cho phát triển thì chính lực lượng lao động này lại là gánh nặng cho nền kinh tế và có thể phát sinh những tiêu cực xã hội.

2.3.2.2. Cơ cấu xã hội Cơ cấu theo lao động:

Bảng 2.10. Nguồn lao động và dân số hoạt động kinh tế của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2000 – 2012 [2, 3, 4]

Chỉ tiêu 2000 2004 2008 2012

Dân số hoạt động kinh tế 607.682 771.683 913.493 1.006.103

% so với dân số 40,0 47,1 50,3 56,3

Dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ lớn và có xu hướng tăng lên.

Chính mức sinh cao trong quá khứ là nguồn cung cấp thêm lực lượng lao động cho hiện tại. Với tỉ lệ như vậy, nguồn lao động của Đắk Lắk là khoảng hơn 1 triệu người, đây là lực lượng lao động dồi dào cho các hoạt động kinh tế.

So với cả nước thì tỉ lệ lao động của Đắk Lắk thấp hơn cả nước (cả nước 58,2%), thấp hơn tỉ lệ chung khu vực và các tỉnh Tây Nguyên. Năm 2012, tỉ lệ

lao động so với dân số của Tây Nguyên là 57,8%, Kon Tum 57,0%, Gia Lai 59,3%, Đắk Nông 59,3%, Lâm Đồng 58,1%.

Bảng 2.11. Cơ cấu lực lượng lao động phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn năm 2012 [3, 4]

Đơn vị: %

Năm Giới tính Thành thị Nông thôn

Nam Nữ

2004 57,1 42,9 20,5 79,5

2008 55,7 44,3 21,4 78,6

2012 51,8 48,2 23,5 76,5

Lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, năm 2012, lao động thành thị chiếm 23,5%, trong khi đó, lao động nông thôn chiếm tới 76,5%

(gấp 3,25 lần lao động thành thị)

Chênh lệch giữa lao động nam và lao động nữ là 3,6% (nam: 51,8%, nữ:

48,2%). Lao động nữ có xu hướng tăng lên và lao động nam đang có xu hướng giảm xuống trong những năm gần đây.

Lao động tham gia vào khu vực I chiếm tỉ lệ lớn nhất và có xu hướng giảm, trong khi lao động trong khu vực II chiếm tỉ lệ nhỏ và ít biến động, khu vực III tăng nhẹ. Năm 2012, tỉ lệ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế như sau: nông – lâm – ngư nghiệp: 68,2%, công nghiệp – xây dựng: 12,7%, dịch vụ:

19,1%.

Cơ cấu dân số theo trình trạng biết đọc – viết và chuyên môn kĩ thuật:

* Dân số 15 tuổi biết đọc, biết viết

Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết chữ trong những năm qua đã được cải thiện nhanh chóng. Kết quả điều tra dân số năm 2012 cho thấy tỉ lệ biết chữ là 94,6%, trong khi năm 2000, tỉ lệ biết chữ người lớn chỉ chiếm 35,2%. Đó là một thành tựu thiết thực trong công tác xóa mù chữ cho nhân dân. Với kết quả đó, tỉ lệ người lớn biết chữ của Đắk Lắk đã xấp xỉ với tỉ lệ của toàn quốc (94,7%), đứng đầu khu vực Tây Nguyên (92,1%).

Biểu đồ 2.9. Tỉ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết chữ tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2000 - 2012 [2, 3, 4]

Tuy nhiên, tỉ lệ biết chữ có sự chênh lệch giữa khu vực nông thôn – thành thị, khu vực thành thị 97,4%, khu vực nông thôn 93,7%; mức chênh lệch này được rút ngắn lại qua các năm.

Bảng 2.12. Tỉ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo giới tính, thành thị - nông thôn năm 2012 [21]

(Đơn vị: %) Tổng số Thành thị Nông thôn Chênh lệch thành

thị, nông thôn

- Cả nước 94,7 97,3 93,0 4,3

-Tây Nguyên 92,1 96,6 90,1 6,5

- Đắk Lắk 94,6 97,4 93,7 3,7

+Nam 96,4 98,3 95,8 2,5

+ Nữ 92,8 96,5 91,5 5,0

Tuy tỉ lệ biết đọc biết viết của dân số trên 15 tuổi đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ nhưng lao động trên 15 tuổi có trình độ chuyên môn kĩ thuật vẫn còn thấp.

Bảng 2.13. Dân số 15 tuổi trở lên của tỉnh Đắk Lắk chia theo trình độ chuyên môn kĩ thuật năm 2012 [4]

Đơn vị: % Nhóm

tuổi Tổng số SC

nghề TC

nghề THCN

nghề Cao

đẳng ĐH trở lên

15 – 17 10,3 0,8 0 0 0 0 9

18 – 19 5,2 2,4 1,9 0,5 0 0,2 0

20 – 24 11,8 18,6 7,3 21.3 28,6 26,2 10,1

25 – 29 11,6 7,5 20,9 23,2 20,0 23,8 22,0

30 – 39 20,0 33,8 25,4 15,8 9,5 21,2 28,7

40 – 49 19,9 18,0 21,2 17,1 12,9 21,7 20,1

50+ 21,2 18,9 23,3 22,1 29,0 7,0 19,1

Lực lượng lao động hiện nay của tỉnh là lao động phổ thông chưa qua đào tạo (90,56%). Dân số 15 tuổi trở lên đã đào tạo chiếm 9,43%, trong đó, sơ cấp nghề chiếm 1,12%, trung cấp nghề và trung học chuyên nghiệp 3,79%, cao đẳng và đại học trở lên 4,52%. Với trình độ lao động còn nhiều hạn chế như vậy đã làm cho tỉnh thiếu nguồn lao động có tay nghề, lao động chất lượng. Dân số có trình độ cao đẳng, đại học trở lên nằm trong độ tuổi từ 25 – 39 tuổi, đây là độ tuổi có khả năng tiếp thu cao những tiến bộ của khoa học công nghệ, có khả năng thích ứng tốt với cơ chế thị trường đầy biến động – có thể coi, đây là một trong những thuận lợi trong điều kiện khó khăn của tỉnh.

Trình độ học vấn của Đắk Lắk từ 5 tuổi trở lên ngày càng được nâng cao, tỷ lệ dân số chưa bao giờ đến trường năm 2012 chỉ còn 3,7%. Cấp học phổ thông đạt 81,3%. Trình độ cao đẳng, đại học trở lên đạt 5,95%. Những năm qua cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Đắk Lắk đã chú trọng đến công tác giáo dục, đặc biệt là chất lượng giáo dục, 100% các xã đều có trường phổ thông, 100% huyện có trường phổ thông trung học.

Tỉ lệ nhập học các cấp của tỉnh Đắk Lắk tăng lên, theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2012, tỉ lệ nhập học là 81,3%, trong đó tỉ lệ nhập học của khu vực thành thị là 88,59%, khu vực nông thôn chỉ chiếm 79,26%.

Bảng 2.14. Tỉ lệ nhập học các cấp tỉnh Đắk Lắk năm 2012 [4]

Số trẻ em trong

độ tuổi (người) Sổ trẻ em đi học

(người) Tỉ lệ nhập học (%)

Tỉ lệ nhập học chung 455.039 369.975 81,3

- Thành thị 97.189 86.098 88,59

- Nông thôn 358.149 283.880 79,26

Tiểu học 163.250 157.553 96,5

Trung học cơ sở 158.792 130.375 82,1

Trung học phổ thông 132.997 82.047 61,7

Tỉ lệ nhập học giảm dần theo các cấp học, dân số trong độ tuổi học trung học phổ thông đi học chỉ có 61,7%. Điều này cho thấy, mặc dù đạt được những thành tựu nhất định trong công tác giáo dục nhưng tỉnh cần phải chú trọng, quan tâm hơn nữa đến công tác giáo dục, đặc biệt là phổ cập giáo dục các cấp.

Bên cạnh đó, trình độ học vấn của dân số nữ cũng phản ánh tình trạng sinh con thứ 3 trở lên. Trình độ học vấn càng cao thì tỉ lệ sinh con thứ 3 càng giảm.

Tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao nhất ở nhóm chưa đi học. Vì vậy, cần phải nâng cao trình độ văn hóa cho phụ nữ và trẻ em gái để giảm mức sinh.

2.3.2.3. Cơ cấu dân tộc

Theo số liệu năm 2012, Đắk Lắk có 48 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ chủ yếu với 65,1% (năm 2012), dân tộc Ê Đê chiếm 17,2%, tiếp đến là dân tộc Nùng chiếm 4,1%, Tày 2,9%, Mnông 2,3%.... Một số dân tộc khác có số lượng rất ít, chỉ vài người như La Hủ, La Ha, Cống, Si La… Là tỉnh đa dân tộc làm phong phú đời sống văn hóa của các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt là văn hóa dân tộc Ê Đê với những lễ hội rất đặc sắc có thể khai thác phát triển du lịch như lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi, mừng cơm mới. Ngoài ra có các lễ hội của các dân tộc khác từ phía Bắc cũng rất phong phú như lễ hội tung còn, hát then của người Thái, Tày; các lễ hội dân tộc H’Mông, Dao.

Bảng 2.15. Cơ cấu dân số theo dân tộc tỉnh Đắk Lắk năm 2000 và 2012 [4]

STT Dân tộc 2000 2012

Dân số Cơ cấu DT Dân số Cơ cấu DT

(người) (%) (người) (%)

01 Kinh 713.352 63,0 1.169.344 65,1

02 Ê Đê 262.408 23,2 308.846 17,2

03 Nùng 33.966 3,0 73.413 4,1

04 Tày 28.173 2,5 52.597 2,9

05 Mnông 21.541 1,9 41.472 2,3

06 Hmông 11.472 1,0 23.738 1,3

07 Thái 9.825 0,9 20.320 1,1

08 Gia Rai 9.271 0,8 19.985 1,1

09 Mường 7.682 0,7 19.498 1,1

10 Dao 6.397 0,6 17.219 1,0

11 Dân tộc khác 28.123 2,4 50.261 2,8

Là tỉnh có diện tích đất tự nhiên tương đối lớn, điều kiện tự nhiên thuận lợi như đất đỏ badan rất thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê, cao su,... mang lại giá trị kinh tế cao, khí hậu thuận lợi chia làm hai mùa rõ rệt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cho sinh hoạt. Với những điều kiện thuận lợi đó mà tỉnh đã thu hút rất nhiều dân tộc đến sinh sống đặc biệt là trong những năm 90 của thế kỉ XX.

Các dân tộc Đắk Lắk phân bố không đồng đều theo các huyện. Các dân tộc thiểu số tập trung nhiều ở các huyện (chiếm trên 40% dân số) như Lắk 62,6%, Buôn Đôn 45,6%, Cư M’gar 42,5%, Ea Súp 40,5%, M’Đrắk 40,3%. Các địa phương người dân tộc thiểu số tập trung ít là Thành phố Buôn Ma Thuột 14,4%, Krông Ana 21,9%, Ea Kar 26,7%.

Đắk Lắk là tỉnh đa dân tộc trình độ các dân tộc còn thấp gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế của địa phương như khó khăn cho việc thực hiện các chủ trương, chính sách về kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như cả nước. Do trình độ nhận thức của đại đa số các dân tộc còn hạn chế, có một số dân tộc với phương thức sản xuất còn lạc hậu tập quán sản xuất “du canh du cư” sản xuất dựa vào tự nhiên là chính như dân tộc Ê đê, Mnông, Gia Rai làm cho năng suất sản phẩm các cây trồng vật nuôi còn thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Chính

vì vậy mà hàng năm tỉnh đã hỗ trợ những một phần ngân sách cho các dân tộc này phát triển kinh tế.

Bảng 2.16. Sự phân bố thành phần dân tộc tỉnh Đắk Lắk năm 2012 (%) [4]

STT Đơn vị hành chính Tỉ lệ dân tộc Kinh Tỉ lệ dân tộc thiểu số

01 TP. Buôn Ma Thuột 85,6 14,4

02 TX. Buôn Hồ 71,6 28,4

03 Buôn Đôn 54,4 45,6

04 Cư Kuin 70,9 29,1

05 Cư M’gar 57,5 42,5

06 Ea H’Leo 61,0 39,0

07 Ea Kar 73,3 26,7

08 Ea Sup 59,5 40,5

09 Krông Ana 78,2 21,8

10 Krông Bông 65,3 34,7

11 Krông Buk 69,5 30,5

12 Krông Năng 70,4 29,6

13 Krông Pắk 70,5 29,5

14 Lắk 37,4 62,6

15 M’Đrắk 59,6 40,4

Một phần của tài liệu biến động dân số tỉnh đắk lắk giai đoạn 2000 2012 (Trang 70 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)