Th ực trạng biến động dân số Việt Nam

Một phần của tài liệu biến động dân số tỉnh đắk lắk giai đoạn 2000 2012 (Trang 38 - 48)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DÂN SỐ

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Th ực trạng biến động dân số Việt Nam

Ở nước ta, quy mô dân số lớn và vẫn đang tăng nhanh. Đến năm 2012, quy mô dân số Việt Nam là 88 772,9 nghìn người, mật độ dân số là 268 người/km2, tốc độ gia tăng dân số là 1,06%. Bình quân mỗi năm tăng khoảng 1 triệu người. Các nhà khoa học của Liên Hợp Quốc đã tính toán rằng, để có một

cuộc sống thuận lợi, bình quân trên 1km2 chỉ nên có từ 35 đến 40 người. Như vậy, ở Việt Nam đã vượt 6 – 7 lần “mức độ chuẩn”. Căn cứ vào chỉ số này, có thể khẳng định rằng Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số rất lớn.

Từ năm 2000 trở lại đây, tốc độ tăng dân số Việt Nam đã giảm, tuy nhiên dân số Việt Nam vẫn tăng nhanh do số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ vẫn lớn.

Trong vòng 12 năm (2000 – 2012), dân số tăng thêm 11,1 triệu người. So sánh với một số giai đoạn trước như: 1921 – 1955 (35 năm), dân số tăng khoảng 9,5 triệu người; 1955 – 1995 (40 năm) dân số tăng khoảng 48 triệu người thì giai đoạn này dân số vẫn đạt tốc độ tăng cao. Những phương án dự báo mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, vào năm 2024, dân số Việt Nam có thể đạt con số trong khoảng từ 95,13 triệu người (phương án thấp nhất) đến 104,28 triệu người (phương án cao nhất).

Việc thực hiện tốt công tác giáo dục DS – SKSS, thực hiện các chương trình tiêm chủng cho trẻ em đã góp phần quan trọng làm giảm mức chết, nhất là mức chết của trẻ em dưới 1 tuổi giảm nhanh, tuổi thọ dân cư tăng. Tuy mức sinh đã giảm mạnh nhưng vẫn còn cao và rất không đồng đều giữa các vùng và các khu vực.

* Mức sinh

Những năm gần đây, do trình độ phát triển kinh tế - xã hội ngày một nâng cao, đời sống của người dân được cải thiện, áp dụng sâu rộng chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình nên mức sinh đã giảm rõ rệt.

Trong khi mức sinh chung của cả nước giảm khá nhanh thì biến động mức sinh giữa các vùng kinh tế cũng diễn ra khác nhau.

Tỉ lệ sinh con thứ 3 ở Việt Nam đã giảm dần qua các năm, năm 2012 con số này là 14,2%. Tỉ lệ sinh con thứ 3 ở Đồng bằng sông Cửu Long thấp nhất so với cả nước (10,5%). Tây Nguyên là khu vực có tỉ lệ này cao nhất(24%)và cũng có số con trung bình đã sinh của một phụ nữ cao nhất (2,43 con/phụ nữ; cả nước là 2,05 con/phụ nữ).

* Mức tử:

Nhìn chung, mức tử ở nước ta thấp và ổn định. Mức tử giảm nhanh nhưng còn nhiều khác biệt theo vùng.

Năm 1960, mức tử là 12‰, năm 1979 giảm xuống còn 7,2‰, năm 1999:

5,6‰, năm 2009: 6,8‰, năm 2012: 7,0‰. So với nhiều nước trên thế giới mức tử của nước ta tương đối thấp do sự quan tâm của Nhà nước đến sức khỏe và đời sống của người dân.

Mức tử của nước ta thấp ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long; cao ở Đồng bằng sông Hồng, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Đông Bắc.

Tỉ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) ở nước ta giảm rất nhanh, giai đoạn 1984 – 1989, IMR là 46‰, đến năm 2012 IMR chỉ còn 15,4‰.

Tuy nhiên, IMR còn khác nhau giữa các vùng, IMR của vùng Tây Bắc cao gấp 1,9 lần IMR bình quân cả nước, cao gấp 2,8 lần Đồng bằng sông Hồng, gấp 3 lần Đông Nam Bộ.

* Di dân:

Trước năm 1990, di dân ở nước ta chủ yếu do Nhà nước tổ chức, dòng di cư đến Tây Nguyên và Đông Nam Bộ diễn ra hết sức sôi động và mạnh mẽ.

Vùng xuất cư chủ yếu là Đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc và duyên hải miền Trung.

Sau năm 1990, di cư tiếp tục diễn ra nhưng đã có sự thay đổi, bức tranh di cư không còn diễn ra mạnh mẽ như trước nữa. Đông Nam Bộ là vùng duy nhất luôn nhập cư mạnh và ngày càng tăng. Di dân quốc tế cùng diễn ra khá sôi động và phức tạp gồm các hình thức như di dân theo diện HCR và tái hòa nhập những người hồi hương tự nguyện, lao động nước ngoài, kết hôn và đoàn tụ với gia đình.

Biến động cơ cấu dân số:

* Cơ cấu dân số theo giới tính

Ở nước ta, tỉ lệ dân số nam thấp hơn dân số nữ nhưng mức chênh lệch giữa hai giới không nhiều, dân số nam chiếm 49,47%, dân số nữ chiếm 50,53%.

Tỉ số giới tính đã tăng lên và đạt mức 98,1. Như vậy, cơ cấu giới tính đang dần tiến tới cân bằng. Tỉ số giới tính cao ở những vùng phát triển nhanh với các ngành nghề thu hút những người di cư là nam giới từ nơi khác đến và ngược lại.

Sự chênh lệnh giới tính còn thể hiện rõ rệt ở nhóm tuổi. Mất cân bằng giới tính ở trẻ em và trẻ sơ sinh có xu hướng tăng lên. Theo điều tra biến động dân số hàng năm, tỉ số giới tính khi sinh (SBR) nước ta bắt đầu tăng lên từ đầu thập kỉ nhưng lên cao bất thường trong vài năm trở lại đây. Năm 2012, con số này đã đạt 112,3 nam/100 nữ. Đặc biệt tại một số địa phương như Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương, Bắc Ninh… có SBR rất cao từ 115 – 130 nam/100 nữ. Một số dự đoán cho thấy SBR của Việt Nam có thể vượt ngưỡng 115 trong vòng vài năm tới và đến năm 2030, số nam giới sẽ nhiều hơn nữ giới 10%.

* Cơ cấu dân số theo tuổi

Biểu đồ 1.1. Tháp dân số Việt Nam năm 2012 [30]

Do mức sinh gần đây đã giảm đáng kể trong khi tuổi thọ trung bình ngày càng tăng đã làm cho dân số nước ta có xu hướng già hóa với tỉ trọng dân số trẻ giảm và tỉ trọng người già ngày càng tăng.

Bảng 1.1. Cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi các thời kì [30]

Đơn vị: %

Nhóm tuổi 1979 1989 1999 2009 2012

Tổng số 100 100 100 100 100

0 – 14 42,5 38,9 33,6 25,0 23,9

15 – 59 50,4 53,2 58,3 66 65,9

> 60 7,1 7,9 8,1 9,0 10,2

Biến động phân bố dân cư:

Việt Nam là một trong những nước có mật độ dân số cao, với mật độ dân số 268 người/km2, đứng thứ 5 trong 13 quốc gia có quy mô dân số đông trên thế giới.

Bảng 1.2. Phân bố dân số thành thị, nông thôn Việt Nam (1975 – 2012) [30]

Năm DS (nghìn người)

DS thành thị DS nông thôn Nghìn

người Tỉ lệ (%) Nghìn

người Tỉ lệ (%) 1975 47 638,0 10 242,0 21,5 37 396,0 78,5 1985 59 872,0 11 360,0 19,6 48 512,0 81,4 1995 71 995,0 14 938,0 20,8 57 057,0 79,2 1999 76 569,0 18 081,0 23,6 58 515,0 76,4 2005 82 392,1 22 332,0 27,1 60 060,1 72,9 2009 86 025,0 25 584,7 29,7 60 440,3 70,3 2012 88 772,9 28 356,4 31,9 60 416,5 68,1

Phân bố dân cư nước ta không đồng đều, 68,6% dân số ở khu vực nông thôn, khu vực thành thị 31,9%. Ở vùng đồng bằng dân số chiếm 75% (năm 2012).

Tỉ lệ dân số thành thị của nước ta tuy tăng nhưng vẫn còn chậm và thấp so với mức trung bình của thế giới và khu vực. Điều này phản ảnh trình độ công nghiệp hóa còn thấp và sự phát triển chậm của nhóm ngành dịch vụ.

Bảng 1.3. Phân bố dân số theo các vùng ở Việt Nam năm 2012 [21]

Vùng Diện tích

(km2)

Dân số

(Nghìn người) Mật độ dân số (người/km2)

Cả nước 330 951,1 88 772,9 268,0

Trung du miền núi phía

Bắc 95 272,3 11 400,2 120,0

Đồng bằng sông Hồng 21 050,9* 20 236,7 961,0 Bắc Trung Bộ

95 835,8 19 173,6 200,0

Nam Trung Bộ

Tây Nguyên 54 641,1 5 379,6 99,0

Đông Nam Bộ 23 598,0 15 192,3 644,0

Đồng bằng sông Cửu Long 40 553,1 17 390,5 429,0 * Tính cả diện tích tỉnh Quảng Ninh Dân cư vẫn tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Sự chênh lệch dân số giữa các vùng là kết quả của quá trình định cư lâu đời trong lịch sử và do mức sinh cao. Những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế - xã hội phát triển dân cư thường tập trung đông với mật độ cao. Ở các khu vực đồng bằng, mật độ dân số cao có quan hệ trực tiếp với nền nông nghiệp thâm canh lúa nước và cơ cấu ngành nghề đa dạng.

Ngoài ra, sự hình thành các thành phố, các trung tâm công nghiệp, dịch vụ cũng góp phần làm tăng mật độ dân số đồng bằng.

1.2.1. Thực trạng biến động dân số Tây Nguyên Biến động quy mô dân số:

Tây Nguyên có quy mô dân số nhỏ và tăng nhanh. Đến năm 2012, quy mô dân số của vùng là 5 379,6 nghìn người, mật độ dân số là 99 người/km2, tốc độ gia tăng dân số là 1,88%, cao hơn tốc độ gia tăng trung bình của cả nước.

Bình quân mỗi năm dân số tăng thêm khoảng 110,8 nghìn người.

* Mức sinh

Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cùng với đó là các chính sách kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em. Đặc biệt, là phương pháp tuyên truyền đến người dân ở vùng sâu vùng xa,

người dân tộc thiểu số về sinh đẻ hợp lí đã làm cho mức sinh của vùng giảm rõ rệt. Năm 2005, tỉ suất sinh thô của vùng là 23,9‰, đến năm 2012, con số này chỉ còn 19,5‰ (trong đó, cao nhất là Kon Tum: 25,6‰; thấp nhất là Lâm Đồng:

18,0‰)

Tây Nguyên là khu vực có tỉ lệ sinh con thứ 3 cao nhất cả nước, năm 2012, tỉ lệ sinh con thứ 3 là: 24,0%.

* Mức tử

Mức tử của vùng thấp, có xu hướng tăng nhưng tăng chậm.

Năm 2005, mức tử là 5,7‰, năm 2006 giảm xuống còn 4,5‰, năm 2012:

6,2‰. So với các vùng khác trên cả nước, Tây Nguyên là khu vực có tỉ suất tử thô thấp nhất, thấp hơn mức trung bình của cả nước 0,8‰, thấp hơn vùng cao nhất (Đồng bằng sông Hồng) 1,5‰.

Mức tử của vùng thấp ở Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng; cao Kon Tum và Gia Lai.

Tỉ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) của vùng nhìn chung giảm nhưng giảm còn chậm. Tây Nguyên là vùng có IMR cao so với IMR trung bình của cả nước, năm 2012, IMR của vùng là 26,4‰, Kon Tum là tỉnh có IMR rất cao, lên tới 40‰.

* Di dân:

Trước năm 1990, dòng nhập cư đến Tây Nguyên rất lớn, chủ yếu là đi theo chương trình “kinh tế mới” của Đảng. Sau năm 1990, nhập cư vẫn tiếp tục diễn ra nhưng không còn mạnh mẽ như trước đây và nhập cư chủ yếu là tự phát.

Năm 2012, tỉ lệ nhập cư vào Tây Nguyên là 8,7‰, trong đó nhập cư vào Đắk Nông tăng đột biến, năm 2011 mới chỉ có 5,7‰, nhưng đến năm 2012 đã lên đến 42,3‰. Tỉ lệ xuất cư của vùng có xu hướng giảm, những tỉnh có tỉ lệ xuất cư cao là Lâm Đồng (8,9‰) và Đắk Lắk (7,8‰).

Biến động cơ cấu dân số:

* Cơ cấu dân số theo giới tính

Tỉ số giới tính của Tây Nguyên ở mức cao và có xu hướng tăng lên, năm 2012, vùng có tỉ số giới tính: 104,2; cao hơn mức trung bình của cả nước 6,3.

Trong đó, Đắk Nông và Kon Tum là 2 tỉnh có tỉ số giới tính rất cao, chỉ số tương ứng 114,3 và 113,6. Tuy nhiên, tỉ số giới tính khi sinh (SBR) của vùng lại có xu hướng giảm rõ rệt, nếu như mất cân bằng giới tính ở Tây Nguyên vào loại cao nhất nước ta nhưng tỉ số giới tính khi sinh của vùng lại thấp nhất so với các vùng khác và thấp hơn mức trung bình của cả nước, SBR năm 2012 chỉ có 98,4.

* Cơ cấu dân số theo tuổi

Tây Nguyên đang giảm tỉ lệ dân số trong độ tuổi từ 0 – 14 tuổi, tăng dân số trong độ tuổi 15 – 59 tuổi và trên 60 tuổi. Cụ thể, năm 2012, dân số trong nhóm tuổi từ 0 – 14 chiếm 30,2%; 15 – 59 tuổi: 63,5%; trên 60 tuổi: 6,3%. Như vậy, cùng với xu hướng chung của cả nước, Tây Nguyên đang bước vào thời kì “dân số vàng”, đây là thời kì tạo điều kiện cho vùng phát huy nguồn lực lao động cho phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng là thách thức trong việc sử dụng hợp lí lao động.

Biến động phân bố dân cư:

Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất so với các vùng khác trong cả nước, mật độ dân số 99 người/km2(năm 2012).

Tuy nhiên, phân bố dân cư các tỉnh trong vùng không đồng đều, dân cư tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh là Lâm Đồng và Đắk Lắk, dân cư thưa thớt ở tỉnh Kon Tum (mật độ trung bình 48 người/km2).

Bảng 1.4. Phân bố dân số của các tỉnh Tây Nguyên năm 2012 [23]

Tỉnh Diện tích

(km2)

Dân số

(Nghìn người Mật độ dân số (người/km2)

Tây Nguyên 54 641,1 5 379,6 99,0

Kon Tum 9 689,6 462,4 48,0

Gia Lai 15 536,9 1 342,7 86,0

Đắk Lắk 13 125,4 1 796,7 137,0

Đắk Nông 6 515,6 543,2 83,0

Lâm Đồng 9 773,5 1 234,6 126,0

Tỉ lệ dân số thành thị của vùng tăng chậm, năm 2012 là 28,7%, thấp hơn mức trung bình của cả nước.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lí luận chung một số vấn đề về dân số, các học thuyết cơ bản về dân số, các nhân tố ảnh hưởng đến biến động dân số nhằm áp dụng vào phân tích hiện trạng biến động dân số tỉnh Đắk Lắk.

Dân số biến động do nhiều nguyên nhân:

- Quy mô dân số phụ thuộc vào mức sinh, mức tử và di dân. Khi tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử cao, gia tăng dân số thấp. Khi tỉ suất sinh còn cao và tỉ suất tử giảm mạnh thì gia tăng dân số nhanh. Nhưng nếu tỉ suất sinh giảm và tỉ suất tử giảm, gia tăng dân số chậm lại. Nếu muốn điều chỉnh sự biến động quy mô dân số cần tác động mạnh đến tỉ suất sinh hoặc tỉ suất tử vong. Mặt khác, biến động dân số còn chịu tác động mạnh mẽ của sự gia tăng dân số cơ học.

- Biến động cơ cấu dân số chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế - xã hội. Kinh tế - xã hội càng phát triển thì cơ cấu dân số ngày càng hợp lý.

- Phân bố dân cư phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên. Trình độ kinh tế - xã hội góp phần phân bố lại dân cư, chủ yếu là việc giãn dân phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế ở những vùng còn gặp nhiều khó khăn.

Ngược lại, biến động dân số cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến tự nhiên và kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu biến động dân số có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra cơ sở, định hướng cho phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

Luận văn cũng đã tóm tắt sơ lược biến động dân số ở Việt Nam và khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2000 - 2012. Qua đó, nhằm so sánh quá trình biến động dân số tỉnh Đắk Lắk với khu vực và cả nước.

Một phần của tài liệu biến động dân số tỉnh đắk lắk giai đoạn 2000 2012 (Trang 38 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)