Chương 2. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ TỈNH ĐẮK LẮK
2.3. Hi ện trạng biến động dân số tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2000 - 2012
2.3.1. Bi ến động quy mô dân số
2.3.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô dân số Gia tăng tự nhiên:
Trong giai đoạn từ 2000 – 2012, gia tăng tự nhiên của dân số Đắk Lắk đã có sự thay đổi rõ rệt theo xu hướng giảm. Nếu như năm 2000, gia tăng tự nhiên là 2,4% thì đến năm 2012 đã giảm xuống chỉ còn 1,3% – Có thể nói đây là một nỗ lực lớn của nhân dân các dân tộc Đắk Lắk trong thực hiện các mục tiêu DS – KHHGĐ. Tuy vậy, gia tăng tự nhiên của tỉnh vẫn cao hơn mức trung bình của cả nước 0,3% (năm 2012, gia tăng tự nhiên của cả nước là 1%).
Những huyện có tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp là thành phố Buôn Ma Thuột (1,0%), Ea Kar (1,2%), Krông Pắk (1,2%). Nhóm huyện có tỉ suất gia tăng tự nhiên cao Buôn Đôn (1,8%), Ea H’Leo (1,7%), Lắk (1,6%).
Biểu đồ 2.1. Gia tăng tự nhiên dân số Đắk Lắk giai đoạn 2000 – 2012 [2, 3, 4]
* Tỉ suất sinh thô
Trong 12 năm, tỉ suất sinh thô của tỉnh đã giảm từ 31,3‰ xuống 19,3‰, bình quân mỗi năm giảm 1‰, có được kết quả này là do Đắk Lắk đã áp dụng triệt để và sáng tạo các chính sách DS – KHHGĐ bằng các biện pháp giảm sinh đồng bộ, hữu hiệu cùng với những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới, nhận thức của người dân về vấn đề dân số có sự chuyển biến đáng kể.
Tỉ suất tử thô của toàn tỉnh giảm từ 6,9‰ xuống 6,1‰, tuy nhiên lại có những biến động thất thường. Mức tử phụ thuộc vào nhiều điều kiện khách quan khác nhau nên có sự tăng giảm không đồng đều giữa các năm, năm cao nhất là 2000 (6,9‰), năm thấp nhất là 2009 (5,3‰). Theo điều tra dân số, nguyên nhân chết chủ yếu do bệnh tật (chiếm tới 85,5%), trong số các trường hợp chết do tai nạn thì tai nạn giao thông chiếm tỉ trọng lớn (5,0%), tiếp đến tai nạn lao động (1%).
* Tổng tỉ suất sinh
Biểu đồ 2.2. Thực hiện mục tiêu "mức sinh thay thế" giai đoạn 2000 - 2012 [2, 3, 4]
TFR của tỉnh Đắk Lắk có xu hướng giảm từ 3,45 con/phụ nữ năm 2000, xuống còn 2,31 con/phụ nữ năm 2012, có sự dao động trong giai đoạn 2000 – 2003, cụ thể năm 2000 TFR là 3,45 con/phụ nữ, năm 2001: 3,22 con/phụ nữ, năm 2002, 2003 tăng 3,34 con/phụ nữ. Từ năm 2004, TFR bắt đầu giảm dần, năm 2009 – 2010 TFR tăng từ 2,45 lên 2,47 con/phụ nữ, sau đó tiếp tục giảm xuống đến năm 2012 là 2,31 con/phụ nữ.
TFR của Đắk Lắk thấp hơn khu vực (Tây Nguyên: 2,43 con/phụ nữ) nhưng vẫn còn cao hơn so với trung bình của cả nước (2,05 con/phụ nữ) và chưa đạt mức sinh thay thế.
Có thể thấy, mức sinh giảm nhanh, quy mô gia đình nhỏ hơn, số trẻ em trong từng nhóm tuổi của phụ nữ trong tuổi sinh đẻ giảm nhanh. Mức sinh của phụ nữ trong nhóm tuổi sinh đẻ có xu hướng giảm từ sinh đẻ nhiều, sinh sớm,
kéo dài đến hết tuổi sinh đẻ đã chuyển sang sinh muộn hơn, sinh ít hơn và ít người sinh con khi tuổi đã cao.
* Tuổi thọ trung bình
Trong 12 năm, tuổi thọ trung bình của dân số tăng từ 60,4 (năm 2000) lên 69,9 (năm 2012), thấp hơn mức bình quân cả nước là 3,1 (cả nước: 73), cao hơn Tây Nguyên 0,5 (Tây Nguyên: 69,4). Tuổi thọ phụ thuộc nhiều vào tỉ lệ tử vong, vì thế trong suốt giai đoạn 2000 – 2012, tuổi thọ trung bình của tỉnh không tăng đều mà có những biến động nhất định, tuổi thọ tăng trong giai đoạn 2000 – 2002 (60,8 – 68,9), 2004 – 2008 (66,7 – 71,8), năm 2008 có tuổi thọ trung bình cao nhất trong toàn giai đoạn (71,8).
Tuổi thọ bình quân năm 2000 của nam là 54,7 và của nữ là 60,4. Đến năm 2012, tuổi thọ trung bình của nam tăng lên 67,1; của nữ là 72,9. Tuổi thọ trung bình của nam và nữ cao nhất là năm 2008, với 69,1 tuổi đối với nam và 74,6 tuổi đối với nữ.
* Tỉ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi
Tỉ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 63,5% xuống 30,8%. Thành tựu về giảm tỉ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi của tỉnh là rất lớn, nhưng có sự khác biệt giữa các huyện.Hầu hết những huyện vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tỉ suất chết của trẻ em cao hơn.
So sánh với cả nước và khu vực Tây Nguyên thì IMR của tỉnh vẫn còn ở mức cao. Năm 2012, IMR của tỉnh là 30,8%, trong khi của cả nước chỉ có 15,5%, khu vực Tây Nguyên chỉ số này là 26,4% (cao hơn 4,4%).
Tỉ suất chết của bé trai luôn cao hơn bé gái, khoảng cách chênh lệch được rút ngắn lại qua các năm. Cụ thể năm 2000 chênh lệch 8,5% (IMR bé trai 67,8%, bé gái 59,3%); năm 2012 chênh lệch còn 6% (IMR bé trai 27,5%, bé gái 21,5%).
Gia tăng cơ học:
* Nhập cư
Số người nhập cư vào tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2000 - 2012 là 96.455 người, vùng có số người di cư đến Đắk Lắk nhiều nhất là Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung 42.063 người, tiếp đến là vùng Trung du miền núi phía Bắc 17.085 người, vùng Đồng bằng sông Hồng 9.847 người,Tây Nguyên 9.433 người, Đông Nam Bộ 6.812 người, Đồng bằng sông Cửu Long 5.215 người.
Dân nhập cư phân bố hầu hết các địa phương trong tỉnh nhưng tập trung đông ở các địa phương như Cư M’gar, Krông Năng, Ea Kar, Krông Pắk, Krông Ana, Buôn Đôn, Tp. Buôn Ma Thuột.
* Xuất cư
Số người xuất cư ra khỏi tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2000 – 2012 là 124.182 người. Vùng có dân số Đắk Lắk đến nhiều nhất là Đông Nam Bộ 65.416 người, tiếp đến là vùng Tây Nguyên 30.209 người, Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung 21.803 người, Đồng bằng sông Hồng 4.993 người, vùng trung du miền núi phía Bắc 1.761 người.
* Di cư thuần túy
Nhìn chung tỉ suất di cư thuần tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2000 – 2012 âm hơn 27 nghìn người (số người đi nhiều hơn số người đến). Do những năm gần đây số lượng học sinh, sinh viên đi học tương đối nhiều tại một số tỉnh phía Nam đặc biệt là Tp Hồ Chí Minh, sau khi học xong họ ở lại theo nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan, tổ chức, công ty, doanh nghiệp,… dẫn đến tỉ suất di cư thuần của tỉnh âm. Dân số xuất cư chủ yếu là những người có trình độ, lực lượng lao động trẻ vì vậy mà tỉnh thiếu nguồn lao động có trình cao bổ sung cho các ngành kinh tế. Một bộ phận người dân xuất cư có trình độ cao sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế nhất là các ngành đòi hỏi trình độ.
2.3.1.2. Hiện trạng
Tính từ năm 2000 đến 2012, quy mô dân số Đắk Lắk tăng từ 1.521.075 người lên đến 1.796.666 người, trong 12 năm tăng 275.591. Trung bình mỗi năm dân số Đắk Lắk tăng khoảng 22.966 người, với tốc độ tăng dân số trung
bình toàn giai đoạn khoảng 1,5%/năm, cao hơn cả nước 0,3% (cả nước 1,2%) và có tốc độ thấp nhất khu vực Tây Nguyên (Tây Nguyên 2,2%), các tỉnh của khu vực Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng) đều có tốc độ tăng dân số trung bình cao, cụ thể Kon Tum 3,4%, Gia Lai 2,6%, Đắk Nông 3,8%. Ở các tỉnh này, kinh tế còn nghèo, trình độ dân trí thấp, còn thiếu nhận thức về vấn đề dân số, vấn đề sinh đẻ có kế hoạch chưa thực hiện triệt để.
Biểu đồ 2.3. Quy mô dân số Đắk Lắk giai đoạn 2000 - 2012 [2, 3, 4]
Tỉnh Đắk Lắk có quy mô dân số tăng, nhưng tốc độ tăng dân số giảm, có được điều này là do tỉnh đã chủ trương thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, tuyên truyền phổ biến, giáo dục sức khỏe sinh sản. Mặt khác, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được tăng cao đã làm cho tâm lí và nhu cầu sinh nhiều con giảm rõ rệt, tuổi thọ trung bình cũng tăng lên. Từ đó, có thể thấy, sự biến động về quy mô dân số của tỉnh chịu ảnh hưởng của các nhân tố mức sinh, mức tử và di dân.
Đắk Lắk là tỉnh có quy mô dân số lớn nhất khu vực Tây Nguyên, chiếm 1/3 dân số của khu vực, cao gấp 3,9 lần dân số tỉnh Kon Tum (462,4 nghìn người) và gấp 3,3 lần dân số tỉnh Đắk Nông (543,2 nghìn người). Dân số Đắk Lắk
chiếm 2,02% dân số cả nước và có dân số đông thứ 9 trong tổng số 63 tỉnh thành (sau Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai, Tp Hồ Chí Minh, An Giang).
Bảng 2.4. Quy mô dân số theo huyện, thị giai đoạn 2000 – 2012 [2, 3, 4]
STT Huyện, thị 2000 2004 2008 2012
Đắk Lắk 1.521.075 1.635.553 1.715.105 1.796.666 01 Tp. Buôn Ma Thuột 284.057 312.890 322.425 339.879
02 Ea H’Leo 88.088 107.760 117.667 125.123
03 Ea Súp 34.284 45.514 56.047 62.497
04 Krông Năng 100.433 111.210 116.593 121.410
05 Krông Búk 52.002 153.590 157.840 59.892
06 Buôn Đôn 49.883 56.757 59.015 62.300
07 Cư M’gar 142.061 156.880 161.687 168.084
08 Ea Kar 133.440 142.320 140.871 146.810
09 M’Đrắk 52.442 57.464 63.878 69.014
10 Krông Pắk 195.744 211.030 211.022 203.113
11 Krông Bông 75.268 81.976 86.076 90.126
12 Krông Ana 79.825 196.180 81.117 84.043
13 Lắk 48.910 56.560 58.902 62.572
14 Cư Kuin 98.025 99.922 99.676 101.854
15 TX. Buôn Hồ 86.613 92.216 95.850 99.949 Trong số 15 huyện, thị của tỉnh thì Tp Buôn Ma Thuột, huyện Cư M’gar, Krông Pắk, Ea Kar có quy mô dân số lớn, dân cư tập trung tương đối đông đúc.
Ngược lại, các huyện Krông Búk, Ea Súp, Lắk có quy mô dân số nhỏ. Năm huyện, thị có quy mô dân số lớn nhất chiếm tới 56,26% dân số tỉnh năm 2000;
54,71% dân số tỉnh năm 2012. Năm huyện có quy mô dân số nhỏ nhất chỉ chiếm 15,62% dân số tỉnh năm 2000 và 17,60% dân số năm 2012. Trong 12 năm, dân
số các huyện đều tăng, trong đó tốc độ tăng nhanh nhất là huyện Ea Súp (6,85%), Ea H’Leo (3,5%), M’Đrắk (2,63%), đây đều là những huyện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn của tỉnh; tốc độ tăng chậm ở các huyện Krông Pắk (0,31%), Krông Ana (0,44%), EaKar (0,83%).
Quy mô hộ của dân số tỉnh Đắk Lắk liên tục giảm, số người bình quân một hộ giảm qua các năm 2000: 4,9; 2004: 4,6; 2008: 4,2. Theo điều tra biến động dân số năm 2012, con số đó tiếp tục giảm xuống còn 3,9.
Bảng 2.5. Quy mô hộ tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2000 – 2012 [30]
Năm Quy mô hộ
1 người 2 – 4 người 5+ người
2000 2,1 44,4 53,5
2002 2,3 44,0 53,7
2004 2,6 46,7 50,7
2006 3,0 51,2 45,8
2008 3,2 55 41,8
2010 4,0 61,4 34,6
2012 4,3 64,1 31,7
Số hộ độc thân (1 người) đang có xu hướng tăng lên, tuy nhiên với tỉ lệ thấp, năm 2000: 2,1%, năm 2012: 4,3%. Quy mô gia đình nhỏ (hộ có 4 người trở xuống) đang dần chiếm tỉ trọng lớn và chiếm trên 50% (năm 2012: 64,1%).
Năm 2000, số hộ từ 5 người trở lên là 53,5% nhưng đến năm 2012, tỉ trọng chỉ bằng 1/3 (31,7%). Điều này có thể thấy, công tác giảm sinh và hướng tới quy mô gia đình nhỏ đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Quy mô gia đình nhỏ góp phần tăng chất lượng nguồn dân số, trẻ em được chăm sóc tốt, dinh dưỡng và đào tạo cũng được chăm lo hơn.
Đắk Lắk là nơi cư trú tập trung của các dân tộc ít người, với mức sinh còn cao và tập quán sống theo gia đình nhiều thế hệ. Nên quy mô gia đình nhỏ của tỉnh còn thấp, thấp hơn khu vực Tây Nguyên (theo điều tra dân số ngày 1/4/2012, quy mô gia đình nhỏ ở Tây Nguyên là 67,5%) và cả nước (73,9%).
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu dân số tỉnh Đắk Lắk phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2000 – 2012 [2, 3, 4]
Quy mô dân số thành thị và nông thôn có sự khác nhau. Tỉ lệ dân thành thị chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu dân số, dân thành thị có xu hướng tăng lên, nhưng mức tăng rất chậm. Năm 2000, tỉ lệ dân thành thị là: 25,57%, năm 2006:
25,66%, năm 2008: 25,69%. Đến năm 2009, dân số thành thì giảm xuống còn 24% tổng dân số. Năm 2012, tỉ lệ dân thành thị là 24,06%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng dân số ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị, dân số thành thị tăng lên nhưng tỉ lệ dân thành thị vẫn thấp và có xu hướng giảm. Dân số nụng thụn luụn chiếm ắ trong tổng dõn số. Điều này cũng dễ hiờ̉u vỡ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, ngành nông nghiệp vẫn là thế mạnh và chiếm vị trí chủ đạo, hoạt động nông nghiệp chiếm tới trên 50% trong cơ cấu ngành, dịch vụ phát triển chậm, công nghiệp nhỏ lẻ và chỉ tập trung ở khu vực trung tâm của tỉnh.
Xây dựng nền nông nghiệp vững chắc, chuyển từ nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hóa sẽ góp phần khai thác triệt để thế mạnh của tỉnh, là tiền đề để tiến gần hơn đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Dân số thành thị tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột: 65,7%, thị xã Buôn Hồ: 56,2%. Còn lại, các huyện khác, tỉ lệ dân số thành thị thấp, ở mỗi huyện đều có một thị trấn, tương đương với đô thị loại V, đây là trung tâm thương mại, văn hóa, xã hội của huyện.
So với cả nước và khu vực Tây Nguyên thì Đắk Lắk là tỉnh có tỉ lệ dân thành thị thấp, tỉ lệ dân thành thị của cả nước là 31,9% (năm 2012), Tây Nguyên 28,7% (năm 2012), trong khi đó tỉ lệ này ở Đắk Lắk chỉ có 24,1%.
Bảng 2.6. Tỉ lệ dân số thành thị và nông thôn tỉnh Đắk Lắk so với cả nước và khu vực Tây Nguyên năm 2012
Đơn vị: %
Thành thị Nông thôn
Cả nước 31,9 68,1
Tây Nguyên 28,7 71,3
Kon Tum 35 65
Gia Lai 29,4 70,6
Đắk Lắk 24,1 75,9
Đắk Nông 15,4 84,6
Lâm Đồng 38 62
(Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục thống kê)