Sự phát triển của Phật giáo thời nhà Đường (618 – 907)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phật giáo đối với sự phát triển của nhà đường (618 907) (Trang 35 - 48)

Tùy Dạng Đế - vị vua cuối cùng của nhà Tùy lên ngôi năm 604. Từ khi lên nắm chính quyền, ông mấy lần chinh phạt Cao Ly nhưng đều thất bại. trong nước lại bị quần hùng dấy loạn, cát cứ, phong trào khởi nghĩa lan rộng khắp cả nước, các phong trào này lại liên kết với nhau tập hợp thành nhiều lực lượng lớn mạnh. Trong các lực lượng ấy mạnh nhất là lực lượng của Lý Mật ở Hà Nam và

lực lượng của Đậu Kiến Đức ở Hà Bắc. Hai lực lượng này đánh bại quân nhà Tùy ở nhiều nơi, làm chủ được một vùng rộng lớn ở Bắc và Nam Hoàng Hà. Để tránh xa phong trào đấu tranh của nhân dân miền Bắc, năm 616 Tùy Dưỡng đế phải rời kinh đô Trường An đi xuống Giang Đô ở miền Nam. Sau khi Tùy Dưỡng đế rời khỏi kinh đô, một viên quan của nhà Tùy là Lý Uyên cùng với con mình là Lý Thế Dân khởi binh ở Thái Nguyên (Sơn Tây). Đến năm Đại Nghiệp thứ 14 (618), Lý Uyên đem quân tiến đánh Tràng An, cướp ngôi nhà Tùy và lập ra nhà Đường, tự xưng là Cao Tổ Hoàng đế, đổi niên hiệu là Võ Đức, cũng đóng đô ở Tràng An.

Tiếp đó, nhà Đường tập trung lực lượng để đánh bại quân nông dân và tàn quân của nhà Tùy. Ngay năm 618, Lý Mật phải đầu hàng. Đến năm 621, Đậu Kiến Đức cũng bị Lý Thế Dân đánh bại và bị bắt. Năm 628, nhà Đường tiêu diệt hết các thế lực cát cứ thống nhất Trung Quốc.

Nhà Đường kéo dài gần 300 năm, là thời cực thịnh, phát triển mọi mặt:

chính trị, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật… Riêng Phật giáo cũng hưng thịnh hơn các triều đại trước.

Nhà Đường có nền kinh tế vững mạnh cả về nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp nhờ có chính sách phát triển kinh tế hợp lý, tiến bộ.

Về nông nghiệp: Nổi bật lên trong chính sách phát triển nông nghiệp của nhà Đường đó là sự nhượng bộ nông dân trong buổi đầu thành lập.

Những cuộc khởi nghĩa nông dân đã làm cho nhà Tùy giàu mạnh phải mất ngôi nhanh chóng. Đây là bài học cho giai cấp thống trị nhà Đường trong buổi đầu và buộc họ phải thi hành chính sách nhượng bộ đối với nông dân. Đường Thái Tông (Lý Thế Dân) thường bàn bạc với các đại thần về nguyên nhân diệt vong của nhà Tùy. Họ đã nhận thấy lực lượng đấu tranh cách mạng của nhân dân rất lớn lao vì thế họ thường nói: “Vua như thuyền, nhân dân như nước, nước có thể đỡ thuyền mà cũng có thể lật thuyền” [30; 209]. Họ nhận thấy muốn củng cố nền thống trị, thì không nên áp bức bóc lột thái quá mà phải nhượng bộ nhân

dân một phần nào.

Một hôm Đường Thái Tông định bắt nhiều dân phu đi chữa cung điện ở Lạc Dương, bỗng có một đại thần đã từng tham gia cuộc khởi nghĩa nông dân nói: “Sau đại chiến nhân dân còn nghèo khổ, tiền của trong nước cũng còn kém hơn nhà Tùy, nếu chữa cung điện vào bây giờ, thì càng tàn nhẫn hơn Tùy Dương Đế nữa” [27; 117]. Nghe vậy Đường Thái Tông bèn đình chỉ việc bắt phu.

Chính sách nhượng bộ nông dân của nhà Đường trong buổi đầu chủ yếu là chế độ ruộng đất và thuế má.

Nhà Đường ban bố chế độ quân điền, lấy những đất đã bỏ hoang rộng lớn trong lúc chiến tranh để chia cho dân cày. Chế độ quân điền quy định ở những làng rộng, ruộng nhiều, người ít, mỗi thanh niên trên 18 tuổi được chia 100 mẫu ruộng, trong đó có 20 mẫu “vĩnh viễn”, thuộc quyền sở hữu của nông dân, còn 80 mẫu là ruộng “khẩu phần”, sau khi nông dân chết phải trả về nhà nước. Còn ở những nơi làng hẹp, ruộng ít, ngươi nhiều, mỗi thanh niên trên 18 tuổi được chia 40 mẫu ruộng “khẩu phần”.

Chế độ thuế quy định: Mỗi thanh niên mỗi năm phải nộp thóc 2 thạch, lụa 2 trượng và đi phu 20 ngày. Người nào không đi phu được có thể nộp lụa để thay thế, mỗi ngày 3 thước. Nếu gặp nạn lụt và hạn hán thì triều đình sẽ tùy tai hại nặng nhẹ mà giảm thuế hoặc miễn thuế.

Trong thời kỳ đầu nhà Đường, nông dân có ruộng cày, triều đình thu thuế theo quy định, lại còn chú ý không bắt phu trong ngày mùa, việc đó đã có tác dụng thúc đẩy việc khôi phục và sản xuất nông nghiệp.

Trong khoảng hơn 100 năm, nông dân đã đào được rất nhiều mương rãnh dẫn nước, nông dân cần cù lao động nên việc sản xuất lương thực và tơ lụa đã tăng lên rất nhanh, nước nhà càng giàu mạnh.

Sử cũ có chép lại rằng: “Đến năm trị vì thứ tư của Đường Thái Tông (630), Trung Quốc được mùa lớn, gạo mỗi đấu bốn năm tiền, cổng ngoài mấy tháng

không đóng, ngựa bò đầy đồng, khách đi đường mấy nghìn dặm không cần mang theo lương thực” [30; 243].

Về thủ công nghiệp: Thủ công nghiệp nhà Đường có nhiều tiến bộ nhưng chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp.

Đời Đường Thái Tôn, người Trung Hoa học được phép ép mía nấu thành đường của Ấn Độ, học được cách làm rượu nho (bồ đào tửu) của người Tây vực truyền vào. Ngoài ra còn học được cách trồng cây bông vải của Nam Dương, do đó sản xuất được vải.

Nghề nấu muối, chế trà mang lại nguồn thu lớn cho triều đình. Đời Hán trà còn là xa xỉ phẩm, chỉ nhà giàu mới dùng nhưng đến đời Đường trà đã được trồng nhiều trong vườn, cách pha chế mới hoàn toàn, thói uống trà trở thành phổ thông.

Người Trung Hoa đã biết sản xuất đồ sứ từ thời Hán, đến đời Đường đồ sứ đạt đến trình kĩ thuật cao với sứ trắng và sứ xanh.

Thời Đường đáng kể nhất là sự phát minh nghề in. Đời Hán, Thái Luân chế tạo được giấy, đời Tam Quốc đã có một người dùng muội (khói) cây thông để chế tạo mực. Cho đến đời Đường kĩ thuật in giấy đã ra đời. Theo sử sách Trung Hoa thì Tứ Xuyên là nơi phát triển nghề in trước nhất, và những cuốn đầu tiên in bằng mộc bản đều là kinh. Đầu thế kỷ thứ X, kĩ thuật in tương truyền qua các tỉnh miền Đông và người ta bắt đầu in các kinh của Nho, Lão. Một ứng dụng nữa của kĩ thuật in là in giấy bạc cũng bắt đầu từ Tứ Xuyên ở thế kỷ X.

Mỹ nghệ đời Đường tiến bộ rõ rệt so với các triều đại trước. Có nhiều thành phố ở vùng hạ du Hoàng Hà và tỉnh Tứ Xuyên đã nổi tiếng với nghề dệt gấm hoa. Định Châu là một trung tâm lớn của nghề dệt tơ lụa và mỗi năm đã dâng cho vua rất nhiều tơ lụa.

Về thương nghiệp: Đời nhà Đường thương nghiệp đã được phát triển chưa từng thấy, có nhiều thành thị rất phồn thịnh.

Sự phát triển của công nghiệp và thương nghiệp đã cho ra đời các Tiệm và

hàng hội.

Trong thành phố có nhiều tiệm. Có một số tiệm chuyên mua hàng của nông dân, của người thợ thủ công nghiệp nhỏ được gọi là hiệu buôn. Còn một số tiệm khác bán những hàng của mình làm ra, tiệm đó vừa là hiệu buôn, vừa là tác phường. Người chủ của tác phường thủ công nghiệp gọi là thợ cả. Thợ cả lãnh đạo cả nhà mình và những người học nghề làm ra sản phẩm. Các tác phường lớn, còn thuê người làm công.

Những tiệm làm chung một nghề tập trung trong một chỗ và có tổ chức riêng của mình gọi là “hàng hội”. Mỗi hàng hội đều có người đứng đầu, để giao thiệp với các hàng hội khác. Ở những thành phố lớn có rất nhiều hàng hội. Hai chợ ở đông tây Trường An mỗi cái có đến 220 hàng hội. Lạc Dương có 120 hàng hội. Dân cư trong thành phố có thể mua các thứ hàng dùng thường ngày và hàng xa xỉ [40; 118 – 119].

Về ngoại thương: Thời Đường ngoại thương rất phát triển đặc biệt là giao lưu kinh tế và văn hóa với các nước trong khu vực châu Á.

Từ xưa, Trung Quốc đã có quan hệ mật thiết với các dân tộc ở châu Á. Các thương nhân ở các dân tộc khác đến Trường An, Đường Thái Tông đều cho hưởng quyền lợi chính trị ngang với người Đường, họ có thể cư trú, buôn bán và làm quan nhà Đường. Người Đường rất tôn trọng phong tục tập quán và tín ngưỡng tôn giáo của họ.

Lúc đó, nhà Đường là một nước lớn mạnh kinh tế và văn hóa phát đạt. vì thế nhà Đường trao đổi kinh tế, văn hóa với các dân tộc châu Á ngày một nhiều và đô thành Trường An đã trở thành một thành phố quốc tế.

Thời Đường có hai trung tâm thương mại lớn. Phía Bắc là Tràng An. Ngoài con đường lụa mở trở lại nhờ Thái Tôn đặt lại cuộc đô hộ Tây Vực, còn nhiều đường khác thông các nước Tây Á, đưa đến Ấn Độ, Đông Âu. Nhờ những con đường đó mà ngoại thương phát đạt: Lụa và ngọc Trung Quốc đổi lấy ngựa của Tây Vực, đà điểu, vũ nữ và những đồ lụa của Ấn Độ, Ba Tư, Ả Rập. Phía Nam

phong phú hơn miền Bắc, có ba khu:

Khu 1 là khu hạ lưu sông Dương Tử nhiều ngũ cốc, tại đó xuất hiện những lò nung sứ đầu tiên.

Khu 2 là khu thượng lưu sông Dương Tử có mỏ muối, trà về nghề in.

Khu 3 là khu Quang Châu thịnh nhất nhờ buôn bán với các nước ngoài bằng đường biển.

Có thể nói đầu đời Đường, Trung Quốc nắm giữ thương quyền ở châu Á, rồi sau quyền đó mới vào tay người Ả Rập. Quảng Châu là nơi người ngoại quốc tụ họp đông nhất. Đầu thế kỉ thứ VIII, Quảng Châu đã có một ty Thị Bạc để quản lý các thuyền buôn. Bao nhiêu vật lạ như ngà voi, tê giác, san hô, ngọc trai, đồi mồi..tụ tập ở đó để chuyển về miền Bắc.

Nhà Đường luôn giữ quan hệ hữu hảo với các dân tộc thuộc châu Á. Không chỉ trong trao đổi kinh tế mà còn trong giao lưu văn hóa.

Các nhà khoa học và nghệ thuật của các dân tộc châu Á đến như người Ấn Độ, các dân tộc Tây vực và Trung Á, đã giới thiệu âm nhạc và vũ đạo của họ cho người Đường. Nhà Đường đã tiếp thu cái đó và cải biến nó cho phù hợp với văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Trường An có những trường học của nhà nước rất lớn, lưu học sinh của các dân tộc từ châu Á đến cùng học chung với người Đường. Các lưu học sinh ấy đã có tác dụng lớn trong việc truyền bá văn học đời Đường.

Nền kinh tế nhà Đường phát triển toàn diện tạo điều kiện cho chính trị được ổn định.

Năm 618 sau khi Đường Cao Tổ Lý Uyên lật đổ nhà Tùy lên ngôi hoàng đế lập nên nhà Đường. Cũng như các triều đại khác, nền chính trị nhà Đường ổn định lúc ban đầu. Nhưng đến cuối đời Đường là quá trình suy thoái về cả kinh tế lẫn chính trị. Tuy nhiên với khoảng thời gian bình ổn, vững mạnh về chính trị đã tạo một nền tảng vững chắc để nhà Đường phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đặc biệt là việc đưa Phật giáo Trung Quốc vào giai đoạn cực thịnh.

Đời vua Đường Thái Tông , Trung Quốc bước vào một thời kỳ thống nhất ổn định. Với điều kiện chủ quan ấy, nhà Đường phát động nhiều cuộc chiến tranh xâm lược các nước xung quanh.

Ở phía Bắc, Thái Tông lần lượt chinh phục Đông Đột Quyết và Tiết Diện Đà.

Ở phía Tây, năm 635 nhà Đường thôn tính Đột Dục Hồn. Năm 640, nhà Đường chiếm được nước Cao Xương rồi thành lập ở đây An Tây đô hộ phủ.

Tiếp đó nhà Đường chiếm thêm được một số nước nhỏ bé khác.

Trải qua gần 40 năm, các vua đầu đời Đường đã thôn tính được nhiều nước xung quanh lập thành một đế quốc rộng lớn vào bậc nhất thế giới đương thời.

Sự phát triển về kinh tế, vững mạnh về chính trị, bình ổn trong xã hội là điều kiện thuận lợi để Phật giáo thời nhà Đường phát triển cực thịnh và để lại dấu ấn sâu sắc trên các lĩnh vực văn hóa.

Phật giáo nhà Đường phát triển toàn diện trên tất cả các khía cạnh như về tổ chức tăng đoàn, sự nghiệp phiên dịch, sự ra đời của các tông giáo…

Về tổ chức của tăng đoàn:

Vào thời kỳ đầu nhà Đường hệ thống tăng đoàn có sự thay đổi so với triều đại trước. Vua quan nhà Đường bắt đầu áp đặt luật lệ của xã hội lên tổ chức tăng đoàn. Đứng đầu tăng già lúc này không phải là một Tỳ kheo mà là một quan lại triều đình. Tất cả tăng ni dưới sự kiểm soát của Hồng Lô Tự. Nhiệm vụ của Hồng Lô Tự là quản lý và giám sát người nước ngoài, coi sóc việc giao tiếp, cúng tế… Phật giáo được xem là tôn giáo ngoại nhập, do vật bị đặt dưới sự giám sát của tổ chức trên. Tuy nhiện, vào năm 694, nữ hoàng Võ Tắc Thiên chuyển sự giám hộ này sang Nha Cúng Tế trực thuộc bộ Lễ, vì nữ hoàng muốn biểu lộ sự yêu thích của bà đối với Phật giáo. Đồng thời bà cũng muốn khẳng định một yếu tố quan trọng là triều đình của bà không còn xem Phật giáo là một tôn giáo ngoại lai nữa.

Vào giai đoạn thứ hai của nhà Đường, một cơ quan mới với tên gọi là

“Công Đức Sứ” được hình thành. Nhiệm vụ chính của cơ quan này là quản lý các hoạt động như tạc tượng, xây chùa, lập đàn chay, bố thí…. Nhiệm vụ này được thành lập dưới thời trị vì của vua Đường Thái Tông (763 – 779). Sau khi Đường Thái Tông băng hà năm 779, Công Đức Sứ bị đình chỉ ,một thời gian.

Vào năm 778 Công Đức Sứ được tái lập trở lại.

Sau khi Công Đức Sứ được thành lập, văn phòng Tăng Lục (thư ký của tăng đoàn) cũng lần luột ra đời tại Lạc Dương và Trường An. Đặc biệt vào thời kỳ nhà Đường, mỗi địa phương đều có một văn phòng của Tăng già gọi là Tăng chánh. Dưới sự giám sát của quan chức triều đình như tổng trấn, quan huyện, vị tăng đảm trách văn phòng này có trách nhiệm quản lí tu viện, chùa miếu và tăng lữ ở khu vực mình.

Các tông giáo mới ra đời:

Thời Đường là đỉnh cao của sự phát triển giáo tông. Một số giáo tông được khai lập từ những thời đại trước tiếp tục phát triển, đồng thời có những giáo tông mới được hình thành. Các giáo tông phát triển hưng thịnh như Tịnh Độ tông, Thiên Thai tông. Các giáo tông mới như: Luật tông, Thiền tông, Pháp Tướng tông, Câu Xá tông, Hoa Nghiêm tông, Mật tông, Thành Thực tông, Duy Đức tông, Tam Luận tông.

Tịnh Độ tông: Ngài Đạo Xước và Thiện Đạo là hai danh tăng hoàn thành giáo nghĩa của Tịnh Độ tông, làm cho Tịnh Độ tông rất hưng thịnh ở đời Đường.

Tịnh Độ tông có ba lưu phái khác nhau đó là Đạo Xước, Thiện Đạo Lưu kế thừa về giáo nghĩa của ngài Đàm Loan. Thứ hai là Từ Mẫn Lưu trực tiếp kế thừa Tịnh độ giáo ở Ấn Độ. Thứ ba là Tuệ Viễn lưu xuất phát ở Lư Sơn.

Thiên Thai tông: Do ngài Trí Khải sáng lập từ đời Tùy, sau đó đệ tử ngài là Chương An tiếp tục duy trì. Tông giáo này bị chìm khuất một thời do không có người thừa kế. Mãi đến thời vua Đường Huyền Tông thì Thiên Thai tông mới hưng thịnh trở lại. Thiên Thai tông từ thời Nam Bắc triều dựa vào kinh Pháp Hoa lẫn tư tưởng của Long Thọ, Thánh Thiên. Đến đời Đường được trộn lẫn

thêm tư tưởng của Kinh Hoa Nghiêm.

Luật tông: Luật tông là tông phái nhỏ do Đạo Tuyên thành lập. Ý nghĩa của Luật tông là bàn về giới, bao gồm hai nội dung chính là chỉ trì giới và tác trì giới. Nét đặc thù của tông giáo này nhấn mạnh đến nguyên tắc hay điều luật mang tính đạo đức mà hàng Tỳ kheo buộc phải tuân thủ.

Luật tông lại phân chia thành ba phái với ba kiến giải khác nhau về tướng, tâm, tánh: Nam Sơn tông, Tướng Bộ tông, Đồng Tháp tông.

Nam Sơn tông do Đạo Tuyên (576 – 667) sáng lập và cũng là người hoàn thành giáo lý cho tông phái này.

Tướng Bộ tông: Do ngài Pháp Lệ (569 – 635) sáng lập.

Đông Tháp tông: Do ngài Hoài Tố (624 – 697) sáng lập. Ông vốn là đệ tử của Pháp Lệ nhưng không vừa ý với học thuyết của thầy mình nên ông lập ra một tông mới.

Tướng Bộ luật tông và Đông Tháp luật tông chỉ tồn tại được một thời là suy tàn, chỉ có Nam Sơn luật tông là phát triển mạnh, ảnh hưởng đến nhiều thời đại.

Thiền tông: Thiền tông không phải là tông giáo, vì thiền không y cứ trên kinh giáo, chỉ lấy tâm truyền tâm. Thiền tông manh nha ở Trung Quốc từ đời nhà Lương nhưng phải đến nhà Đường Thiền tông mới phát triển mạnh. Thiền tông vào sau thời trung Đường đã phân thành năm phái như Vi Ngưỡng, Lâm Tế, Tào Động, Vân Ngôn, Pháp Nhãn.

Pháp tướng tông: Pháp tướng tông có nguồn gốc khởi sinh từ Ấn Độ do Vô Trước thành lập. Lúc đầu, nó được gọi là Du Già tông vì nhấn mạnh đến sự kiện chứng ngộ ngang qua việc tu tập thiền định. Nhưng sau đó Thế Thân đã hệ thống, phát triển và định rõ đặc thù tư tưởng của Du Già và đổi thành Duy Thức tông.

Pháp Tướng tông đem vạn pháp chia ra 100 pháp, trong 100 pháp lại chia ra năm vị: Tâm vương có 8 pháp, Tâm sở hữu có 51 pháp, Sắc pháp có 11 pháp,

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phật giáo đối với sự phát triển của nhà đường (618 907) (Trang 35 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)