Ảnh hưởng của Phật giáo đến phong tục tín ngưỡng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phật giáo đối với sự phát triển của nhà đường (618 907) (Trang 71 - 77)

Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ ĐƯỜNG (618 – 907)

2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo trên lĩnh vực văn hóa

2.2.4. Ảnh hưởng của Phật giáo đến phong tục tín ngưỡng

Thời Đường là thời kỳ Phật giáo hưng thịnh nhất trong lịch sử Phật giáo cổ đại Trung Quốc. Vào thời kỳ này, quá trình Trung Quốc hóa Phật giáo đã hoàn thành. Các tông phái Phật giáo mang màu sắc Trung Quốc liên tục ra đời, Phật giáo bắt đầu truyền bá và phát triển ra các nước ngoài và các khu vực khác.

Cùng thời gian này, các hoạt động tín ngưỡng thờ Phật đã trở thành một mặt quan trọng trong đời sống của các vị thống trị cao nhất vương triều Đường và cả đông đảo tăng sư, tín đồ Phật giáo. Hơn thế nữa, do có các hoàng đế chủ động dấy lên cao trào đã giúp cho sự phát triển của Phật giáo và tôn sùng Phật giáo ở thời Đường càng thể hiện rõ tính phổ cập và tính xã hội.

Nhà Đường được biết đến nhiều với sự nghiệp Tây du của ngài Huyền Trang và Nghĩa Tịnh. Hai ngài đã mang lại cho nhà Đường cả một kho kinh luận đồ sộ. Đa phần đây là những tư tưởng triết lý sâu xa, u huyền thuộc thượng tầng kiên trúc – chỉ dành cho giới học giả, trí thức, vương triều, quý tộc, các vị sư

uyên bác, chuyên môn chữ nghĩa. Nghĩa là chỉ dành cho thiểu số có học vấn, còn đa phần đại chúng trung lưu hoặc giới bình dân.. thì họ tiếp thu một phần đạo Phật giản dị, dễ hiểu, dễ hành. Vào thời Đường xuất hiện các loại tín ngưỡng như: tín ngưỡng Phật A di đà, tín ngưỡng Bồ tát Quan Thế Âm, tín ngưỡng Phật Di-lặc, tín ngưỡng xá lợi…

Về tín ngưỡng Phật A di đà: Giới bình dân ít học tin tưởng rằng, ở cõi cực lạc có đức Phật A di đà hiện là giáo chủ ở đó, có năng lực vô song, có đại nguyện vô cùng, có khả năng tiếp dẫn đến vô lượng. Ai muốn sanh về nước ấy chỉ cần niệm danh hiệu của ngài, liền được vãng sanh như nguyện. Cõi nước ấy cực kỳ trang nghiêm, đẹp đẽ… như được mô tả trong Kinh Di đà…

Tín ngưỡng thờ Phật A di đà có vị trí cao nhất trong các hạng mục thờ Phật trong các ngôi chùa. Họ tôn thờ Phật A di đà với nhiều mong ước ngài ban mọi điều tốt đẹp, bình an đến nhân dân

Tín ngưỡng thờ Bồ tát Quán Thế Âm: Tên tuổi và ảnh hưởng của Bồ tát Quán Thế Âm (Quan Thế Âm) trong thế tục Trung Quốc hầu như đã vượt lên trên tất cả mọi thần linh. Bà là người nước ngoài, từ nơi xa xôi vạn dặm đến Trung Quốc, bà không muốn ngồi trên đài cao trong điện đường, tự nguyện bước xuống khỏi đài hoa sen vô cùng trang nghiêm và cung kính trong các đền chùa, đi đến mọi hang cùng ngõ hẻm, mọi nhà mọi hộ. Chính vì thế, mà trong lòng các tín đồ, bà là người gần gũi với quần chúng nhân dân nhất, là người hiểu rõ tâm tư và đồng cảm với trăm họ nhất. bà là vị cứu tinh giải ách giải nạn, là một trường giả từ bi, là “Thánh mẫu” thanh cao và trong sáng nhất.

Tín ngưỡng thờ Bồ tát Quán Thế Âm được thấy ở nhiều nơi, trong các đền, miếu, chùa thậm chí trong nhà dân cũng xuất hiện. Người dân tiến hành cúng lễ bà thường xuyên mỗi khi có vấn đề khúc mắc, khó khăn trong cuộc sống.

Tín ngưỡng Phật Di Lặc: Trong số các vị Phật tại Phật Quốc, vị Phật được nhân dân mến mộ nhiều nhất chính là “Tiếu Phật” hay còn gọi là Phật Di Lặc. Là một vị Phật tương lai, nhưng ngài hiện ở trên cùng trời Đẩu Suất.

Những ai có đức tin với ngài, niệm tưởng đến ngài thì được hóa sanh vào nội viện của Phật Di Lặc ở cung trời Đẩu Suất, vừa được hưởng phước báu thiên giới, vật chất xa hoa, sung sướng lại còn được nghe pháp hàng ngày để tu tập. Vì thế mà đại đa số quần chúng nhân dân tôn thờ ngài, không ngôi miếu nào không có sự hiện diện của ngài. Vào các ngày lễ, ngày rằm, nhân dân thường mang lễ phẩm, hương đến các miếu để cúng thờ ngài.

Tín ngưỡng thờ Bồ tát Văn Thù: Tín ngưỡng này được phát sanh từ Kinh Hoa Nghiêm. Kinh này có đoạn nói về hành trạng của đức Văn Phù, ngài thường ở núi Thanh Lương phía Đông Bắc, hiện đang thuyết pháp cho chư Bồ-tát nghe.

Tại Ngũ Đài Sơn cũng có núi Thanh Lương nên người Trung Quốc bèn biến Ngũ Đài Sơn thành trú xứ của đức Văn Thù; biến Đức Văn Thù thành người con dân của nước này, sống trên lãnh thổ người Hoa Hạ. Ngũ Đài Sơn, từ đây, thành một địa danh thiêng liêng từ Tùy, Đường cho đến nhiều đời sau.

Tất cả các triều vua, ai cũng thành lập nhiều ngôi chùa viện ở Ngũ Đài Sơn. Trên năm ngọn núi cao quây quần với nhau: Gồm Đông đài, Tây đài, Nam đài, Bắc đài và Trung ương đài… có hàng trăm ngôi chùa của các tông giáo. Khi mà Phật giáo thịnh hành, ngài Bất Không lập chùa Kim Các, Hoa Nghiêm Tông thịnh hành, ngài Trừng Quán lập chùa Hoa Nghiêm…thì núi này đã trở nên thánh địa. Tín ngưỡng Ngũ Đài Sơn, nhiều thời đại sau là nơi chiêm bái của vua, quan, chỗ ngưỡng vọng thiêng liêng, nơi hành hương bá tánh.

Đức Văn Phù được thờ ở trong đại điện của các ngôi chùa. Ngài Văn Thù thường là vị thị giả (trợ thủ) đứng bên trái của đức Phật Thích Ca Mâu Ni chuyên nắm giữ “trí tuệ”. Ngài cùng với ngài thị giả bên phải là Phổ Hiền – người chuyên nắm “lý”. Các bức tượng của ngài Văn Thù phần lớn là tướng

“phi nam phi nữ”, tức là hình dáng của ngài cũng chẳng phải nam cũng chẳng phải nữ nhưng mà ngài lại giống nữ.

Cũng như các vị thần trước được thờ trong chùa, vào các ngày lễ, tết nhân dân thường đến thắp hương cầu ngài ban cho sự thông minh sáng suốt.

Tín ngưỡng thờ xá lợi Phật: Một ảnh hưởng lớn nữa của Phật giáo đối với tín ngưỡng là hình thành tín ngưỡng thờ xá lợi Phật.

Tín ngưỡng thờ xá lợi Phật là một truyền thống hình thành từ thời kỳ đầu của Phật giáo. Theo tương truyền, Thích Ca Mâu Ni sau khi tịch diệt và được hỏa thiêu thì có tín đồ Phật giáo của 8 nước đều xin xá lợi Phật, sau đó mỗi nước đều được chia một phần xá lợi. Sau khi đem xá lợi về nước họ xây tháp để xá lợi vào đó rồi tiến hành cúng tế. Ngoài ra còn có người mang bình đựng xá lợi Phật, tro sau khi hỏa thiêu Thích Ca Mâu Ni còn sống như tóc, móng tay cũng xây tháp cất rồi tiến hành cúng tế.

Tín ngưỡng thờ xá lợi Phật xuất hiện ở Trung Quốc từ đời Tùy, Tùy Văn Đế đã trí thờ xá lợi Phật trong bảy báu rồi thiết lễ thờ phượng trên 101 bảo tháp tại 101 châu.

Đến đời Đường, Nghĩa Tịnh sau cuộc Tây du thỉnh về được 300 ngôi xá lợi. Các đời vua Đường cứ khoảng 30 năm một lần, rước xá lợi Phật về cung để làm lễ cúng tế. Năm nào có lễ cúng tế xá lợi thì năm đó không có dịch bệnh, thiên tai, mùa màng tốt tươi, dân chúng an cư lập nghiệp. Từ đó tín ngưỡng xá lợi Phật từ cung đình lan rộng ra quảng đại quần chúng nhân dân.

Tín ngưỡng thờ xá lợi Phật rất được các vua Đường quan tâm chú trọng.

Trong suốt thời gian thống trị đất nước các vua Đường đã 7 lần rước xương Phật từ chùa Pháp Môn về kinh thành. Mỗi lần như vậy đều được đích thân Hoàng đế của vương triều Đường dân đầu đoàn rước gồm các quan lại và dân chúng đánh trống đánh chiêng. Đặc biệt, vào đời vua Hiếu Tông, khi vua cung nghinh xá lợi Phật rất trọng thể về cung để thiết lễ cúng tế. Danh Nho Hàn Dũ làm bài biểu Luận Phật Cốt có ý bài bác cốt Phật, muốn khuyên răn vua từ bỏ tín ngưỡng này.

Kết quả là Hàn Dũ bị vua Hiếu Tôn đày tới Triều Châu ở Quảng Đông. Việc làm này chứng minh được rằng tín ngưỡng thờ xá lợi Phật không chỉ phổ biến ở trong nhân dân mà còn được các vua Đường đề cao.

Phong tục tập quán: Phật giáo thời nhà Đường cũng để lại ảnh hưởng

nhất định tới phong tục tập quán Trung Quốc. Những ảnh hưởng này đã có từ các triều đại trước nhưng chỉ đến khi Phật giáo phát triển cực thịnh trong thời Đường thì những ảnh hưởng của nó đến phong tục tập quán mới toàn diện và sâu sắc.

Các ngày tết của Phật giáo có tác dụng lớn đối với dân tục như ngày sinh của Phật (ngày 8 tháng 4 âm lịch) và ngày xá tội vong nhân (ngày 15 tháng 7 âm lịch). Hai ngày này cũng đã trở thành ngày tết của toàn dân. Ngoài ra còn có ngày lễ Lạp bát (ngày 8 tháng chạp âm lịch).

Câu chuyện truyền thuyết về ngày mùng 8 tháng 4 được lưu truyền từ thời Đông Hán theo Phật giáo vào từ phía Tây Trung Quốc, sau đó tới Trung Nguyên rồi lan rộng tới mọi nơi trong toàn quốc. Vào ngày lễ này diễn ra lễ hội tắm Phật.

Lễ hội tắm Phật được thịnh hành sớm nhất vào thời Nam Bắc triều, qua các triều đại tục lệ này vẫn được gìn giữ. Đến thời nhà Đường khi Phật giáo được các bậc đế vương đề cao, hàng loạt các tượng Phật được tạo dựng lên, có nhiều bức tượng được dựng lên trong cả nước. Điều này chứng tỏ tín ngưỡng Phật giáo của người dân đã trở thành một phong trào. Theo “Kinh sở tuế thời ký” viết : “Khi đó vào ngày này không khí buổi lễ vô cùng vui nhộn, vạn dân chúc mừng ngày lễ của Phật, dâng cúng lễ khắp chùa chiền, dùng nước hoa ngũ sắc để tắm cho Phật, tượng trưng cho cảnh rồng phun nước, kỷ niệm ngày Phật ra đời”

[29; 455].

Vào ngày xá tội vong nhân, người ta tổ chức lễ hội Vu Lan Bồn vào rằm tháng bảy âm lịch. Vu Lan Bồn (dịch từ tiếng Phạn nghĩa là cứu vớt) có nguồn gốc từ câu chuyện truyền thuyết: Đệ tử của Thích Ca Mâu Ni là Mục Kiền Liên bằng mắt thần nhìn thấy mẹ mình chết biến thành quỷ đói, bị đầy xuống 18 tầng địa ngục. Mục Kiền Liên bèn xới cơm vào bát đưa tới tận miệng cho mẹ, nhưng cơm đã biến thành than hồng. Mục Kiền Liên mong được Thích Ca Mâu Ni cứu độ. Thích Ca dặn Mục Kiền Liên mang nước cung phụng chúng tăng thập phương trong ngày rằm tháng bảy thì mới cứu được người chết cũng như người

sống thoát khỏi nguy nan.

Nghi thức đưa cơm nước đến chùa mời tăng ni có từ thời Lương Vũ Đế Tiêu Diễn. Đến thời Đường kinh tế xã hội ổn định và phát triển nên nghi thức này được tổ chức thường xuyên qua các năm với quy mô lớn đặc biệt là dưới thời vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Lễ hội này dành cho những người đã khuất. Cứ mỗi năm vào ngày này, người dân thả đèn trôi sông, lấy giấy làm thuyền, làm quỷ để quỷ vào ngồi rồi đốt hết.

Phật giáo còn mang lại cho nhân gian ngày lễ với tục ăn cháo vào ngày mồng 8 tháng chạp. Cháo nấu bằng các loại gạo lẫn với táo, lạc đậu gọi là cháo Lạp Bát. Ngày này trở thành ngày tết cổ truyền ở Trung Quốc. Tương truyền người xưa đi săn, lấy vật săn bắn được làm vật cúng tổ tiên, có tám vị thần được cũng tế nên gọi là Lạp Bát. Tết Lạp Bát mang tính cổ truyền của Trung Quốc nhưng lại chịu ảnh hưởng của Phật giáo vì tương truyền rằng Thích Ca Mâu Ni xuất gia tu hành theo đường khổ hạnh. Về sau mới tỉnh ngộ, khổ hạnh không phải là con đường giải thoát. Ông ăn bình thường và xuống sông tắm gội, nhưng vì quá mệt mỏi nhưng ông không lên được, may sao thiên thần đã vít cành cây xuống cứu ông và sai người con gái chăn cừu mang đến một bát cháo loãng.

Thích Ca húp cháo, phục hồi nguyên khí và ngồi tĩnh tọa dưới gốc cây bồ đề.

Vào ngày mồng 8 tháng Chạp bỗng nhiên ông tỉnh dậy và thành Phật. Trong ngày Tết của Phật giáo thì Lạp Bát được coi là tết “thành đạo”. Ngày Lạp Bát của tăng ni được lan truyền khắp dân gian, trở thành ngày tết chung của tín ngưỡng thời cổ và văn hóa Phật giáo.

Về dân tục: Phật giáo còn ảnh hưởng tới nhiều mặt của dân tục Trung Quốc như uống trà, ăn chay, chôn cất người quá cố.

Trà là loại đồ uống được nhiều người trên thế giới ưa chuộng, Trung Quốc là quê hương của trà. Trong thư tịch và truyền thuyết cổ của Trung Quốc, có rất nhiều vùng nhắc đến trà đồng thời cũng chỉ ra mối quan hệ khăng khít giữa trà và sức khỏe con người. “Thần nông thực kinh viết”: “Uống trà lâu khiến người

ta khỏe, trí tuệ minh mẫn” [40; 577]. Trong tác phẩm “Thực luận” của Hoa Đà cũng viết: “Trà đắng uống lâu, càng thấy sáng suốt”[40; 577]. Tô Thức thì cho rằng uống trà còn hơn uống thuốc. Uống trà nhiều khiến người ta hưng phấn, hết mệt mỏi và lợi tiểu, có hiệu quả khôi phục nguyên khí, lại có thể sát khuẩn, giải độc, trị bệnh. Bởi vậy, từ xa xưa trà đã được người dân Trung Quốc coi trọng.

Tục uống trà đã xuất hiện từ xa xưa trải qua các triều đại nó càng được phổ biến rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân. Khi Phật giáo thịnh hành, hòa thượng ngồi thiền muốn chống buồn ngủ, để tập trung nên các hòa thượng cũng như tăng ni đều uống trà để lấy lại sức. Phong cách uống trà đã truyền ra bên ngoài, ảnh hưởng đến phong cách uống trà truyền thống.

Thời Đường thói quen uống trà ngày càng phổ biến và phát triển. Đầu thời Đường, uống trà chỉ thịnh hành ở miền Nam còn ở miền Bắc có một số địa phương vẫn coi uống trà là tục kì quái. Đến giữa thời Đường, uống trà được phổ biến ở miền Bắc. Trà không chỉ là đồ uống đặc quyền của quý tộc mà trở thành đồ uống hàng ngày của mọi người dân. Không những thế thói quen uống trà còn truyền tới các vùng biên giới phía Tây Bắc và Tây Tạng.

Một ảnh hưởng khác của Phật giáo đến ẩm thực là tục ăn chay. Khi mới truyền vào, Phật giáo không có quy định gì đặc biệt về ăn uống, Phật giáo không nghiêm cấm ăn thịt. Nhưng từ thời Nam triều Lương Vũ Đế hô hào không ăn thịt vì như thế sẽ vi phạm giới luật “cấm sát sinh” – điều thứ nhất trong quy định của ngũ giới. Cho đến đời Đường tục ăn chay vẫn được thực hiện và được giới tăng ni thực hiện nghiệm túc hơn. Tục ăn chay của Phật giáo đã trở thành tập quán không thể thiếu được trong văn hóa ẩm thực của người Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phật giáo đối với sự phát triển của nhà đường (618 907) (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)