Đặc điểm của Phật giáo thời nhà Đường (618 – 907)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phật giáo đối với sự phát triển của nhà đường (618 907) (Trang 80 - 84)

Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ ĐƯỜNG (618 – 907)

2.5. Đặc điểm của Phật giáo thời nhà Đường (618 – 907)

Phật giáo Ấn Độ sau khi truyền vào Trung Quốc, trải qua sự tiếp thu và cải biến của văn hóa truyền thống Trung Quốc, dần dần hình thành một hệ thống Phật giáo mang đặc sắc Trung Quốc. Phật giáo thời nhà Đường được xem là thời

kỳ phát triển rực rỡ nhất, để lại nhiều ảnh hưởng trong văn hóa Trung Quốc và các nước xung quanh. Với sự phát triển như đã trình bày ở trên ta có thể rút ra được đặc điểm chủ yếu của Phật giáo Trung Quốc thời nhà Đường như sau:

Thứ nhất, cũng như các triều đại trước Phật giáo Trung Quốc thời nhà Đường mang tính ôn hòa.

Trong lịch sử Trung Quốc, Phật giáo và văn hóa truyền thống của Trung Quốc từng có mâu thuẫn và đấu tranh nhưng xu thế chung là đi đến chỗ dung hợp. Phật giáo thời Đường có thái độ điều hòa, hấp thu, dung hợp đối với những tư tưởng và quan điểm bất đồng của bên ngoài, chứ không phải bài xích như Phật giáo Ấn Độ. Thời Đường đã hoàn thành quá trình dung hợp giữa Phật giáo và văn hóa truyền thống. Phật giáo đã đi sâu vào các khía cạnh văn hóa cổ như triết học, đạo đức, hội họa, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc, văn học...Sự dung hợp này đã làm cho Phật giáo phát triển tới đỉnh cao. Phật giáo phát triển cũng kéo theo các lĩnh vực mà Phật giáo tác động đến cũng phát triển. Đây là yếu tố quan trọng tạo nên sự phồn thịnh của vương triều nhà Đường.

Trong thời nhà Đường cũng như một số các triều đại của Trung Quốc, hệ thống lý luận của Phật giáo vừa có bao hàm tư tưởng Nho gia, vừa dung nạp Đạo giáo và một số lý luận của Đạo gia. Thuyết Nho Đạo Phật tam giáo hợp nhất phổ biến trong thiên hạ. Tăng lữ theo thuyết này không chỉ một người mà tất cả các tông phái đều có chủ trương tam giáo điều hòa. Các vua Đường như Đường Cao Tổ, Đường Thái Tông đều sử dụng sách lược dung hòa Tam giáo:

Nho – Phật – Đạo.

Thứ hai, tính dung nạp. Thời Đường, mặc dù là triều đại mà các tông phái hàng loạt ra đời và phát triển hưng thịnh như: Tịnh Độ tông, Thiên Thai tông, Luật tông, Thiền tông, Pháp Tướng tông, Câu xá tông... nhưng mối quan hệ giữa các tông phái này không phải là đối lập mà là bổ sung, dung nạp lẫn nhau. Minh chứng đó là Phật giáo thời này đã thống nhất phong cách khác nhau của Phật giáo Nam triều trọng nghĩa lý và Phật giáo Bắc triều trọng nghi thức, nhấn mạnh

cả định tu và tuệ tu, chủ trương lý luận và tu hành đều phải coi trọng. Dù nhiều tông phái tồn tại cùng một thời điểm nhưng chưa hề xảy ra xung đột bằng vũ lực giữa các tông phái. Điều đó có quan hệ khăng khít với tính dung nạp của Phật giáo Trung Quốc thời nhà Đường.

Thứ ba, tính giản lược. Trong các tông phái Phật giáo thời Đường, liên tục phát triển không đứt đoạn là Thiền tông – là tông giáo không có trong Phật giáo Ấn Độ. Đặc điểm của tông phái này là đã giản dị hóa giáo lý sâu sắc, các giáo quy và nghi thức tu hành phiền toái của Phật giáo Ấn Độ. Thiền tông phản đối tiệm tu, chủ trương kiểm tính thành Phật, đốn ngộ thành Phật, thậm chí không cần tọa thiền. Nhờ vào đặc điểm giản dị dễ theo này mà Thiền tông lưu hành rộng rãi trong dân gian.

*Tiểu kết chương 2

Phật giáo là một tôn giáo được bắt nguồn ở Ấn Độ, sau khi du nhập vào Trung Quốc, trải qua quá trình giao lưu và đấu tranh với nền văn hóa truyền thống của Trung Quốc dần dần Phật giáo hòa nhập vào nền văn hóa Trung Quốc.

Thời Đường là mốc thời gian khẳng định Trung Quốc đã hoàn thành quá trình đồng hóa Phật giáo phù hợp với nền văn hóa truyền thống. Có được mốc thời gian này là do chính sách luôn đề cao Phật giáo của các vị đế vương nhà Đường. Chính sự phát triển kinh tế nhà Đường cùng với chủ trương đề cao Phật giáo đã làm cho Phật giáo thời Đường phát triển cực thịnh.

Sự phát triển của Phật giáo đã mang lại một luồng gió mới cho các lĩnh vực văn hóa như văn học, kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc.

Thời Đường văn học được xem là đỉnh cao của văn học Trung Quốc.

Nhiều thể loại văn học mới được hình thành và được phổ biến rộng rãi, để lại ảnh hưởng đến tận các triều đại sau và các cả các nước trong khu vực như Nhật Bản, Việt Nam.

Nhờ Phật giáo mà kiến trúc, điêu khắc nhà Đường là một mốc son trong nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc. Từ thời Đường nghệ thuật kiến trúc Phật giáo

Ấn Độ đã dung hòa với nghệt thuật truyền thống Hán, hình thành nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc khác với nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ.

Hội họa, âm nhạc cũng mang nhiều màu sắc mới, phong phú đa dạng hơn các triều đại trước. Những thành tựu mà hội họa, âm nhạc đạt được dưới thời nhà Đường có giá trị lớn đến tận ngày nay.

Phật giáo với các giáo lý xoay quanh chữ “thiện” đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của người dân. Từ đó hình thành các quan điểm đạo đức, các tín ngưỡng, phong tục, tập quán mang đậm chất Phật giáo.

Phật giáo với kinh tế có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau.

Khi Phật giáo phát triển kinh tế có điều kiện được giao lưu với các nước bên ngoài qua các nhà truyền đạo. Ngược lại, khi kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện cho Phật giáo có cơ sở vững chắc, tạo điều kiện cho việc truyền bá tư tưởng, giáo lý.

Thời Đường Phật giáo đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử Trung Quốc đặc biệt là trong văn hóa truyền thống. Với những biểu hiện của sự phát triển và ảnh hưởng của Phật giáo thời nhà Đường trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội đã chứng tỏ lịch sử đã đánh giá đúng về nhà Đường là “hoàng kim thời đại”.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phật giáo đối với sự phát triển của nhà đường (618 907) (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)