Thực trạng cung - cầu ngoại tệ

Một phần của tài liệu Hiện tượng đô la hóa ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 37)

THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA Ở VIỆT NAM

2.2 Thực trạng đô la hóa ở Việt Nam

2.2.1 Thực trạng cung - cầu ngoại tệ

Thị trường ngoại tệ Việt Nam trong thời qua luôn tồn tại song song hai thị trường: thị trường chính thức bao gồm hoạt động giao dịch của thị trường liên ngân hàng và hoạt động mua bán giữa hệ thống ngân hàng với các khách hàng và thị trường chợ đen. Sự tồn tại của thị trường chợ đen đã có những tác động tiêu cực đến cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế. Trong những năm qua, thâm hụt cán cân đã được thu hẹp đáng kể do có sự gia tăng trong lượng kiều hối chuyển về nước và dòng vốn đầu tư chảy vào Việt Nam ngày càng tăng t ừ nhiều kênh khác nhau đã phần nào tài trợ cho thâm hụt cán cân thương mại và do vậy dự trữ ngoại hối tăng lên. Tình hình trênđã cho thấy khả năng lượng cung lớn hơn cầu ngoại tệ. Theo quy luật, khi cung lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá VND/USD sẽ có xu hướng giảm xuống, Việt Nam đồng tăng giá. Tuy nhiên, trên thực tế Việt Nam đồng phải chịu áp lực giảm giá. Nghịch lý này phản ánh tình trạng dư cầu trong nền kinh tế.

Bảng 2.1: Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các năm ĐVT: triệu đô la

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 XK 14482,7 15029,2 16706,1 20149,3 26485 32447,1 39826,2 57600 62900 NK 15636,5 16217,9 19745,6 25255,8 31968,8 36761,1 44891,1 68400 80400 SS -1153,8 -1188,7 -3039,5 -5106,5 -5483,8 -4314 -5064,9 -10800 -17500

Nguồn: Tổng Cục Thống kê

Tình trạng nhập siêu hay thâm hụt cán cân thương mại gia tăng qua các năm.

Bảng2.2 : Cung – cầu ngoại tệ của Việt Nam qua các năm ĐVT: tỷ đôla

Nguồn/Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 CUNG:

Xuất khẩu 14,4827 15,0292 16,7061 20,1493 26,485 32.4471 39,8262 57,6 62,9 Đầu tư trực tiếp

nước ngoài (FDI)

1,298 1,3 1,4 1,45 1,61 1,889 2,4 5,6 8,019

Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI

0,865 1,313 6,5 7,3

Đầu tư chứng khoán

18.0

ODA 1,361 0,958 1,02 1,258 1,394 1,432 1,38 1,58 2,2

Kiều hối 1,757 1,82 2,15 2,58 3,8 4,56 5,2 5,5 8

Du lịch 1,2 1,33 1,65 1,87 2,09 2.3 2.85 3.5 4,2

Tổng cung 23,3477 20,4372 22,9261 27,3073 35,379 43,4931 52,9692 80,28 92,619 CẦU:

Nhập khẩu 15,6365 16,2179 19,7456 25,2558 31,968836,7611 44,8911 68,4 80,4

Dịch vụ nợ (d) 1,0 1,32 1,4 1,61 1,89 2.0 2.2 2.2 2,5

Tổng cầu 16,6365 17,5379 21,1456 26,8658 33,858838,7611 47,0911 70,6 90,9 CÂN ĐỐI (e) 5,7112 2,8993 1,7805 0,4415 1,5203 4,732 5,8781 9,68 1,719

Số liệu IMF và tính toán tổng hợp Từ bảng số liệu chúng ta nhận thấy Việt Nam là một nền kinh tế nhập siêu, thường xuyên thâm hụt cán cân thương mại do Chính phủ khuyến khích nhập máy móc thiết bị. Mặc dù nguồn cung đôla khá dồi dào từ các nguồn như đã phân tích ở trên nhưng thực tế ở nước ta nguồn ngoại tệ lớn đ ược dự trữ tại Bộ Tài chính. Trong khi các doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại cần đô la và không chủ động được nguồn ngoại tệ để cân đối dẫn đến thị tr ường cung cầu nguồn tệ luôn mất cân đối. Trong những thời điểm cung cầu ngoại tệ trên thị trường mất cân bằng như đầu năm 2008,

tình trạng đô la hóa cũng gây th êm khó khăn cho sự ổn định của thị trường ngoại tệ, làm tăng đầu cơ, làm giảm nhu cầu phát triển các công cụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường ngoại hối gây ảnh h ưởng tiêu cực đến sự phát triển của thị tr ường ngoại hối.

Đối với các doanh nghiệp, nguy c ơ thiệt hại lớn tăng lên do không có công cụ phòng ngừa rủi ro khi tỷ giá biến động bất thường. Trên thị trường tiền tệ của Việt Nam đang tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó ba chủ thuẫn chủ yếu trong giai đoạn hiện nay l à:

Mâu thuẫn thứ nhất: Việt Nam là nền kinh tế nhập siêu thường xuyên thâm hụt cán cân thương mại nhưng từ đầu năm 2007 cung ngoại tệ lại lớn h ơn cầu ngoại tệ.

Nguyên nhân là do Việt Nam có thặng dư cán cân vãng lai khoảng 6,6 tỷ đô la trong năm 2007, nếu trừ đi số ngoại tệ ng ười Việt Nam đi du học, du lịch …thì thặng dư cán cân vãng lai còn từ 3 – 4 tỷ đô la. Đồng thời do sự biến đổi ng ược chiều của lãi suất, tỷ giá giữa Việt Nam đồng và đô la nên người dân chuyển đổi từ cất trữ tài sản sang đầu tư đô la nên làm tăng cung ngo ại tệ.

Mâu thuẫn thứ hai: lãi suất cho vay vốn ngoại tệ ở n ước ta đang diễn ra trái thông lệ quốc tế. Các ngân h àng thương mại cho vay vốn đô la theo lãi suất thả nổi hay cố định đều dựa trên nguyên tắc: lãi suất thị trường liên ngân hàng Singapore (Sibor) kỳ hạn một năm cộng với bi ên độ 1,5% - 2%/năm. Trong khi đó, lãi suất Sibor kỳ hạn một năm hiện nay khoảng 3,4 – 3,6%/năm, với tỷ lệ trên thì lãi suất cho vay chỉ khoảng 5,1 – 5,6%/năm nhưng hiện nay lãi suất cơ bản cho vay của các ngân h àng thương mại nhà nước từ 7,25- 8,5%/năm, của các ngân hàng thương cổ phần từ 7,75 – 9%/năm (năm 2008). Bên cạnh đó, lãi suất đô la của FED (3% xuống 2,25%) và lãi suất Sibor giảm thì lãi suất cho vay đô la của nước ta (10 – 14%) tăng cao gấp 2 – 3 lần lãi suất thị trường quốc tế làm cho giá thành hàng hóa của Việt Nam tăng cao, mang lại thu nhập thấp (trong đó nguyên vật liệu và máy móc thiết bị của nước ta chủ yếu nhập từ nước ngoài bằng tiền đô la). Nguyên nhân là do từ đầu năm 2008, nhà nước tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi ngoại tệ 1% cho các loại kỳ hạn (tăng gấp đôi so với năm

bán chuyển đổi sang Việt Nam đồng; doanh nghiệp thích vay vốn ngoại tệ h ơn Việt Nam đồng.

Mâu thuẫn thứ ba: trong khi cung ngoại tệ trên thị trường tăng mạnh, có tình trạng thừa ngoại tệ, vốn đô la của các ngân hàng thương mại lại khan hiếm, lãi suất huy động vốn và cho vay đô la tăng cao. Nguyên nhân là do các ngân hàng thương m ại huy động vốn ngoại tệ nhưng không thể đem kinh doanh vì đây chủ yếu là các khoản tiền gửi của cá nhân, doanh nghiệp. Trong khi đó, với nghiệp vụ mua bán ngoại tệ ngân hàng thường mại luôn phải đảm bảo ngoại hối dao động xung quanh mức 30% so với vốn tự có của ngân hàng để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của mình cũng như của nền kinh tế.

Như vậy, cung – cầu ngoại tệ ảnh hưởng đến đồng đô la và giá trị của Việt Nam đồng. Ngoài ra, chúng ta cần xem xét thực trạng điều hành chính sách tỷ giá ở nước ta trong thời gian vừa qua vìđây cũng là yếu tố tác động không nhỏ đến đồng đô la.

Một phần của tài liệu Hiện tượng đô la hóa ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)