THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA Ở VIỆT NAM
2.2 Thực trạng đô la hóa ở Việt Nam
2.2.4 Thực trạng đô la hoá ở Việt Nam
2.2.4.1 Xu hướng đô la hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
Tại Việt Nam đồng đôla đang đ ược giao dịch phổ biến: tỷ lệ tiền gửi bằng đồng đô la ở các ngân hàng tăng cao, tài khoản tiền gửi bằng đồng đôla và hợp pháp hóa sử dụng đồng đô la đang đẩy nhanh tiến trìnhđô la hóa ở Việt Nam. Tình hình đô la hóa ở Việt Nam đang theo chiều h ướng nguy hại cho nền kinh tế vì sự ổn định của hệ thống tài chính cột chặt vào đồng đô la. Đặc biệt trước xu thế hội nhập nền kinh tế sẽ tạo điều kiện cho đồng đô la thuận lợi phát triển.
Trong nhiều trường hợp, ngay cả khi đồng đô la không đ ược dùng như một phương tiệnthanh toán thì nó vẫn được dùng như một phương tiện quy đổi. Thực tế ở nước ta việc sử dụng đồng đô la nh ư đồng tiền quy đổi trong thực hiện nghĩa vụ tài chính giữa các doanh nghiệp, cá nhân l à phương án phổ biến và đơn giản nhất. Giá trị cuối cùng là tổng số tiền tính bằng đồng đô la mà một bên sẽ nhận được hoặc phải trả.
Hệ quả là làm Việt Nam đồng liên tục mất giá so với đồng đô la. Trong tr ường hợp có nhiều biến động về giá trị của Việt Nam đồng, việc lựa chọn nắm giữ đô la hoặc quy đổi theo đồng đô la luôn được doanh nghiệp, cá nhân xem là giải pháp an toàn. Ngay thời kỳ khan hiếm ngoại tệ đầu năm 2008, từ vị trí đồng tiền quy đổi, đồng đô la đ ã được một số doanh nghiệp vận tải biển sử dụng nh ư đồng tiền duy nhất, những doanh nghiệp này hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nhưng lại từ chối nhận thanh toán c ước phí bằng các đồng tiền không phải đô la. Khó khăn trong việc mua ngoại tệ tại các ngân hàng đẩy chênh lệch tỷ giá trên thị tự do với các ngân hàng lên cao (1000 VND/đô la vào tháng 6/2008). Ngay t ại các ngân hàng cũng tồn tại song song hai c ơ chế tỷ giá: một tỷ giá chính thức thức theo quy định của ngân h àng Nhà nước và một tỷ giá thỏa thuận bao gồm tỷ giá theo quy định và phần chênh lệch cộng thêm dưới dạng các khoản phí dịch vụ v à tư vấn khách hàng. Đến cuối tháng 4/2009, Ngân hàng Nhà nước quyết liệt áp dụng các biện pháp h ành chính để chấm dứt tình trạng niêm yết
về đô la vẫn đang diễn ra, thị tr ường chợ đen vẫn chi phối lượng lớn đô la gây tác đ ộng lớn đến thị trường ngoại tệ. Thị trường ngoại tệ (đô la) ở n ước ta trong năm 2009 diễn biến khá phức tạp, tình trạng khan hiếm đô la diễn ra th ường xuyên. Tỷ giá đô la/VND vào tháng 11/2009 ở thị trường chợ đen lên đến 19.750 đồng (tăng 5,18% so với năm 2008), tỷ giá này cao hơn so với giá niêm yết tại ngân hàng 2000VND/đô la. Nguyên nhân chung là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới tháng 1/2009 làm cho nền kinh tế thế giới có nhiều biến động và người dân càng mất niềm tin vào đồng Việt Nam, các doanh nghiệp có đô la găm giữ ngoại tệ, ngân hàng thiếu đô la cung ứng cho nền kinh tế…. gây khó khăn cho các ho ạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và việc điều hành chính sách tiền tệ của Nhà nước.
Xét về lý thuyết đô la hóa có xu h ướng tăng khi lạm phát tăng và sự ổn định kinh tế vĩ mô sẽ quyết định giá trị đồng tiền. Đô la hóa thường gặp khi một nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao, sức mua của đồng bản tệ giảm sút thì người dân phải tìm các công cụ dự trữ khác, trong đó có các đồng ngoại tệ có uy tín.Trong bối cảnh lạm phát như hiện nay đã làm cho đồng nội tệ bị mất đi niềm tin cả ở ng ười sản xuất và tiêu dùng. Hầu hết ý kiến cho biết họ rất lo ngại về sự mất giá của Việt Nam đồng n ên ngoài vàng, USD sẽ được được chọn thay thế. Như vậy, đô la hóa và lạm phát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Đồ thị2.2: Tỷ lệ đô la hóa (FCD/M2) và Tỷ lệ lạm phát
-5 0 5 10 15 20 25 30 35
1997 1998
1999 2000
2001 2002
2003 2004
2005 2006
2007 2008 Năm
% Tỷ lệ đô la hóa (FCD/M2)
Tỷ lệ lạm phát
Số liệu ở đồ thị cho thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ đôla hóa và tỷ lệ lạm phát có thể chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1997 – 1998 : tỷ lệ đô la hóa và tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ cùng chiều. Tỷ lệ đô la hóa luôn ở mức lớn h ơn 20% do chính sách chung c ủa nhà nước là thực hiện đổi mới nền kinh tế, các nguồn vốn đầu t ư nước ngoài và vốn viện trợ vào Việt Nam tăng nhanh; cán cân xuất nhập khẩu cũng tăng. Đồng thời ngân h àng nhà nước có chính sách gia tăng mức cung tiền dẫn đến lạm phát tăng t ương ứng. Trong giai đoạn này, lạm phát chịu tác động mạnh của môi tr ường vĩ mô trong và ngoài nước.
Doảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á tăng tr ưởng kinh tế giảm sút.Trong năm 1997, tỷ lệ lạm phát thấp đứng tr ên giác độ ổn định tiền tệ nhưng trên tổng thể nền kinh tế thì tỷ lệ lạm phát thấp này không phải là kết quả của việc phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động mà do tổng cầu tăng chậm, sức mua của xã hội kém, thu nhập của dân chúng thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, bị h àng ngoại lấn ép. Mặt khác,việc tăng cung tiền để kích cầu cho trong năm 1997 đ ã gây lạm phát tăng trong năm 1998.
Giai đoạn 1999 – 2002: tỷ lệ đô la hóa và tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ ng ược chiều. Tỷ lệ đô la hóa có xu h ướng gia tăng và đạt 31,7% trong năm 2001, nguồn cung ngoại tệ tăng mạnh, nguồn kiều hối trong năm 2001 đạt 1820 tỷ đô la tăng 4% so v ới năm 2000. Bên cạnh đó, do những quy định, chính sách mới của nh à nước về cơ chế quản lý ngoại hối, điều hành chính sách tỷ giá và mở rộng dịch vụ ngân hàng đã tác động tích cực vào việc thu hút ngoại tệ vào Việt Nam. Ngoại tệ tăng nhanh từ nguồn thu xuất khẩu, nguồn từ cá nhân (mang trực tiếp khi nhập cảnh vào Việt Nam), nguồn từ khách du lịch, đặc biệt các doanh nghiệp sẽ phải bán một l ượng ngoại tệ lấy Việt Nam đồng trong chi tiêu, thanh toán. Tất cả những nguồn này làm cho cung ngoại tệ tăng mạnh.
Giai đoạn 2002 – 2008: tỷ lệ đô la hóa và tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ cùng chiều: Trong giai đoạn này, so với các năm trước, tỷ lệ lạm phát tăng cao chủ yếu là do môi trường kinh tế vĩ mô trong v à ngoài nước diễn biến phức tạp: giá v àng, giá xăng dầu tăng, bệnh dịch, thiên tai, hạn hán,lũ lụt nhiều n ơi. Tuy nhiên, cũng có nguyên nhân là do nền kinh tế nước ta phát triển còn hạn chế, khó vượt qua những tác động bất lợi từ bên ngoài. Những hạn chế đó thể hiện ở việc hoạch định v à điều hành chính sách, trong đó có chính sách tiền tệ không đồng bộ: tăng trưởng tiền tệ của Việt Nam vốn đã ở mức cao (trên 20%) từ năm 2001, lại có xu h ướng tăng ngày càng tăng nhanh hơn, đạt mức 30% trong hai năm 2004 và 2005. Thêm vào đó, tín dụng còn được mở rộng với mức tăng trưởng năm 2001 cao hơn 20% so v ới năm 2000 và tăng cao ở năm 2004 ở mức 40%, năm 2005 vẫn ở mức 30%. Như vậy, có thể nhận định rằng Việt Nam đã thực hiện chính sách can thiệp tăng dự trữ ngoại tệ nh ưng không đồng thời thắt chặt tiền tệ nên đã dẫn tới lạm phát cao.