Tình hình khai thác nghề câu xa bờ của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế nghề câu xa bờ tại khánh hòa (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHỀ CÂU XA BỜ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

A. Tổng quan nghề câu xa bờ

2.1. Tình hình khai thác nghề câu xa bờ của một số nước trên thế giới

Nghề câu xa bờ đã được nhiều quốc gia và các tổ chức trên thế giới nghiên cứu và phát triển. Với những ưu điểm nổi bật của nghề này như: kết cấu ngư cụ đơn giản, chi phí đầu tư ngư cụ thấp, dễ đánh bắt, đánh bắt có tính chọn lọc cao, hoạt động ở những ngư trường xa….nên nghề câu xa bờ được quan tâm và phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều công trình nghiên cứu của các nước như Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản,… đã được triển khai và thu được kết quả khả quan và đã được ứng dụng rộng rãi để khai thác.

Trên thế giới, nghề câu cá ngừ đại dương đã có từ lâu với sản lượng lớn. Các nước có sản lượng đánh bắt lớn là Nhật Bản, Mỹ, Tây Ban Nha, Pháp, Hàn Quốc.... Cá ngừ đại dương là một trong các đối tượng khai thác chính của nghề cá xa bờ. Cá ngừ đại dương ở Việt Nam bao gồm cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) và cá ngừ mắt to (Thunnus obesus). Trong tổng số 4 triệu tấn cá ngừ đánh bắt được hàng năm trên thế giới, có tới 65% sản lượng khai thác ở Thái Bình Dương, 21% ở ấn Độ Dương và 14%

ở Đại Tây Dương, trong đó, cá ngừ vây vàng chiếm đến 30% và cá ngừ mắt to chiếm khoảng 10% tổng sản lượng cá ngừ thế giới (Joseph, 2003). Trong đó, có một số nước tiêu biểu như:

* Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia tiêu thụ sashimi cá ngừ đại dương lớn nhất thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Hòa Bình Xanh, hàng năm có đến 80% lượng cá ngừ đại dương thế giới được tiêu thụ dưới hình thức này tại Nhật Bản.

Đồng thời, Nhật Bản cũng chính là quốc gia có nghề khai thác cá ngừ đại dương phát triển mạnh. Ủy ban Quản lý nghề cá Trung và Tây Thái Bình Dương (WCPFC) cho biết, số liệu thống kê liên quan đến hoạt động khai thác cá ngừ của Nhật Bản được bắt đầu ghi nhận từ năm 1953. Theo đó, các ngư cụ sử dụng chính gồm có:

câu vàng, câu chạy và lưới vây. Việc thu thập số liệu đối với nghề khai thác cá ngừ đại dương của Nhật Bản được thực hiện liên tục, chi tiết đến sản lượng của mỗi loài cá quan trọng như cá ngừ mắt to, ngừ vây vàng, ngừ sọc dưa, cá kiếm, cá cờ, thu ngàng…

và được thống kê, thu thập cho từng đội tàu riêng biệt.

Năm 1953, Nhật Bản có 669 tàu câu vàng cá ngừ ven bờ, 1.064 tàu câu vàng cá ngừ xa bờ và đại dương, 622 tàu câu chạy cá ngừ. Đến năm 1969 mới xuất hiện 4 tàu lưới vây cá ngừ. Số lượng tàu câu vàng cá ngừ ven bờ cũng như tàu câu vàng cá ngừ xa bờ và viễn dương của Nhật Bản biến động mạnh trong suốt mấy thập kỷ qua. Cho đến thời điểm năm 2003, số lượng tàu câu vàng cá ngừ ven bờ chỉ còn khoảng 320 chiếc và hiện tại còn khoảng 230 chiếc. Tương tự với số lượng tàu câu vàng cá ngừ xa bờ và viễn dương, đến năm 2006 còn 683 chiếc và thời điểm năm 2012 chỉ còn 124 chiếc. Điều này cho thấy, mặc dù được phát triển sớm, số lượng tàu đánh bắt cá ngừ đại dương của Nhật Bản đã giảm đi đáng kể trong hai thập kỷ qua.

Nghề câu chạy cá ngừ cũng có xu hướng liên tục giảm số lượng phương tiện khai thác. Đến năm 2000 chỉ còn 160 phương tiện và hiện tại chỉ còn khoảng 90 phương tiện đang hoạt động. Nghề câu chạy chủ yếu khai thác cá ngừ sọc dưa và một số cá ngừ đại dương khác. Số lượng tàu thuyền nhiều nhất vào những năm cuối của thập niên 70 đến đầu năm 1980, khoảng 650 phương tiện. Sau năm 1980, đội tàu này đã giảm dần về số lượng.

Nghề lưới vây cá ngừ Nhật Bản phát triển sau so với hai nghề trên, song xu hướng về biến động số lượng phương tiện khai thác thì ngược lại - tăng liên tục. Đến năm 2000 có 37 chiếc, 2010 có 70 chiếc và hiện tại Nhật Bản có khoảng 80 tàu làm nghề lưới vây cá ngừ. Số phương tiện làm nghề này tăng nhanh vào năm 2004 - 66 chiếc). Trước đó (năm 2003) đội tàu này chỉ có 35 chiếc.

Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương của Nhật Bản cao nhất vào những năm 1980 đạt khoảng 530.000 tấn và sau đó chỉ tiêu này giảm, duy trì ở mức ổn định, dao động khoảng 430.000 tấn trong vài năm lại đây. Thông tin chi tiết về tổng sản lượng khai thác cá ngừ hàng năm theo loại nghề hoạt động được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 2.1: Tổng sản lượng khai thác cá ngừ hàng năm theo loại nghề hoạt động tại Nhật Bản từ năm 1960 – 2010

Đvt: tấn Năm Câu vàng cá ngừ

ven bờ

Câu vàng cá ngừ xa bờ

Câu chạy

Lưới vây cá ngừ

1960 254 124.133

1970 8.175 104.429 208.541 3.513 1980 14.294 138.021 292.731 81.113 1990 24.706 96.741 141.560 184.715 2000 36.444 64.656 165.450 224.554 2010 34.177 40.950 105.068 249.736

Nguồn: Báo cáo của Tổng cục Thuỷ sản, (2011)

Nghề lưới vây cá ngừ đang có xu hướng tăng mạnh về sản lượng trong khi các nhóm nghề câu trái lại có xu hướng giảm sản lượng. Điều này có thể do sự hạn chế về ngư trường do việc thực hiện Công ước Quốc tế về Luật biển năm 1982 và sự suy giảm nguồn lợi cá ngừ đại dương, đặc biệt là cá ngừ vây xanh, cá ngừ vây ngực dài và cá ngừ mắt to.

Nhóm lưới vây cá ngừ thường có tỷ lệ trội của cá ngừ sọc dưa Katsuwonus pelamis trong sản lượng khai thác, chủ yếu dao động trong khoảng 70-85% tổng sản lượng chuyến biển. Tiếp đó là cá ngừ vây vàng khoảng 15%, cá ngừ mắt to chỉ chiếm khoảng 3% tổng sản lượng khai thác.

Tương tự như nghề lưới vây, nghề câu chạy cá ngừ có đối tượng khai thác chính là cá ngừ sọc dưa (trên 50% sản lượng), tiếp theo là cá ngừ vây ngực dài (trên 20% sản lượng), cá ngừ vây vàng và ngừ mắt to chiếm tỷ lệ không đáng kể, tỷ lệ sản lượng của mỗi loài chỉ chiếm khoảng 2% tổng sản lượng khai thác của nghề .(Báo cáo của Tổng cục Thuỷ sản, 2011).

* Phillippin

Nghề khai thác cá ngừ đại dương của Philippine phát triển từ khá sớm, ngư dân Philippine sử dụng nhiều loại ngư cụ như: nghề câu tay, câu vàng, câu chạy và lưới rê… để đánh bắt cá ngừ đại dương (cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to) và các loài cá ngừ khác.

Sản lượng khai thác cá ngừ vào năm 2004 của Philippine khoảng 525.670 tấn, trong đó cá ngừ đại dương là 272.696 tấn, riêng sản lượng cá ngừ của nghề câu tay chiếm khoảng 70.000 tấn/năm. Nghề câu tay các loài cá ngừ đại dương ở đây thường sử dụng các tàu có chiều dài từ 15 - 20m và có công suất từ 80 – 160CV.

Ngư trường khai thác của nghề câu tay cá ngừ đại dương của Philippine chủ yếu là vùng biển Philippine, Indonesia, Papua New Guine và vùng đại dương.

Nghề câu tay cá ngừ thường sử dụng kết hợp với chà, người ta dùng chà để tập trung cá, rồi câu tay quanh chà. Mùa vụ khai thác chính hàng năm là các tháng 4, 5, 6 và 11, 12. Các tháng còn lại sản lượng khai thác đạt thấp hơn. Câu cá ban ngày tốt hơn ban đêm, thời điểm câu tốt nhất là vào lúc chập choạng tối và rạng đông. (Nguyễn Văn Kháng và Lê Văn Bôn, 2006)

* Malaysia

Nghề câu là một nghề chiếm tỷ trọng lớn trong nghề cá biển của Malaysia. Số lượng tàu làm nghề câu chiếm thứ 3 trong tổng số tàu thuyền tham gia khai thác hải sản. Năm 2000, tổng số tàu thuyền làm nghề câu của Malaysia có 2.180 chiếc, sản lượng khai thác đạt 53.837 tấn, chiếm khoảng 4% tổng sản lượng khai thác của Malaysia. Trước kia, nghề câu ở Malaysia tập trung chủ yếu trên những đội tàu nhỏ, khai thác ven bờ. Đến nay, số lượng tàu lớn đã phát triển, đẩy mạnh khai thác ở những vùng biển xa bờ như khu vực Sarawak, Sabah và Labuan. Sản lượng khai thác đem lại từ đội tàu này khoảng 600 tấn/năm.( SEAFDEC, 2002)

Bên cạnh đó còn có một số nước như Mỹ, Argentina, Quốc đảo Bắc Marianna…( Phạm Văn Long, 2013) cũng có lịch sử phát triển nghề câu khá lâu. Trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu và tài liệu nói về nghề câu xa bờ, một số nước đã phát triển đội tàu câu công nghiệp với quy mô hiện đại và áp dụng công nghệ tự động hoá trong khai thác. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật của nghề câu trên thế giới vào nước ta thì cần phải có những nghiên cứu, áp dụng cụ thể đối với từng điều kiện của vùng biển, tập quán khai thác và đối tượng khai thác.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế nghề câu xa bờ tại khánh hòa (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)