CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHỀ CÂU XA BỜ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
A. Tổng quan nghề câu xa bờ
2.4. Đặc điểm hoạt động đánh bắt của nghề câu xa bờ tại Khánh Hoà
2.4.2. Đặc điểm nghề câu xa bờ (nghề câu tay cá ngừ kết hợp ánh sáng)
- Lưỡi câu: Trên tàu khảo sát có trang bị 2 loại lưỡi câu: lưỡi câu J và lưỡi câu vòng. Tuy nhiên, trong suốt chuyến biển khảo sát, thuyền trưởng chỉ sử dụng loại lưỡi câu vòng do Hàn Quốc sản xuất.
- Cần câu: Cần câu được sử dụng trên tàu khảo sát được làm từ tre cây và gỗ bạch đàn, chiều dài cần câu 8 m được lắp đặt ở 2 mạn phía mũi tàu (2 cần) và 2 mạn phía đuôi tàu (2 cần).
- Dây câu: Dây câu có 2 loại, dây triên và dây thẻo.
+ Đối với triên, chiều dài L = 150 mét. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, thông thường chiều dài dây được thả là 90 mét, số còn lại để dự phòng trong trường hợp cá ăn sâu hoặc cá tháo chạy khi cắn câu.
+ Đối với dây thẻo, chiều dài cố định L = 15 mét, trên mỗi dây triên được lắp 2 dây thẻo, khoảng cách tối thiểu giữa 2 dây thẻo là 15 mét. Trong quá trình khai thác, tùy theo cá ăn sâu hay nông mà họ có thể lắp đặt dây thẻo cho phù hợp với tầng nước.
Nếu so sánh với nghề câu vàng, vật liệu, quy cách và màu sắc của các vật tư, thiết bị hầu hết giống nhau, chỉ khác nhau về số lượng và cấu tạo dây câu. Như vậy, các vật tư, thiết bị sử dụng để chế tạo ngư cụ của nghề câu vàng và câu tay cơ bản như nhau, không sai khác nhiều.
b. Quy trình kỹ thuật khai thác
Quy trình khai thai thác cá ngừ bằng nghề câu tay kết hợp ánh sáng khá đơn giản, bao gồm 10 công đoạn và được tóm tăt như sơ đồ sau:
Hình 2.4: Quy trình khai thác cá ngừ bằng nghề câu tay kết hợp ánh sáng Nguồn: Tham khảo từ Lương (2013)
* Công tác chuẩn bị
Sau khi lựa chọn ngư trường khai thác, các thủy thủ tiến hành chuẩn bị gắn cần câu (đối với đêm đầu), chuẩn bị thẻo câu, kiểm tra lưỡi câu, triên câu, dây mồi, khấu móc cá, các thiết bị khác như chì, hệ thống chiếu sáng,... Công tác chuẩn bị được thực hiện từ lúc 15 giờ hàng ngày cho đến lúc hoàn thành các công việc.
* Chong đèn và câu mực mồi
1. Chuẩn bị 2. Chong đèn 3. Câu mồi 4. Móc mồi 5. Thả câu
6. Ngâm câu
8. Thu câu 7. Theo dõi 9. Thay mồi
10. Thu cá Chu trình mới
Sau khi công tác chuẩn bị hoàn tất, chờ đến lúc mặt trời lặn, khoảng 18 giờ hàng ngày Máy trưởng cho máy nổ và tiến hành chong đèn. Mặc dù trên tàu trang bị 17 bóng đèn, mỗi bên mạn 8 bóng và phía lái 01 bóng, nhưng họ chỉ sử dụng 16 bóng ở hai bên mạn tàu.
* Móc mồi và thả câu
Sau khi đã có mực mồi, thủy thủ tiến hành móc mồi và thả câu. Thời gian thả câu bắt đầu lúc trời tối, khoảng 18 giờ 30 phút hàng ngày.
Sau khi mồi được câu lên, thủy thủ tiến hành lựa chọn con mồi có kích thước phù hợp không quá lớn cũng không quá nhỏ. Để đảm bảo con mồi sống và bơi trong nước, lưỡi câu được mắc vào phần đuôi của con mồi và thả xuống nước.
* Ngâm câu và theo dõi
Thời gian ngâm câu của nghề câu tay cá ngừ đại dương khác với nghề câu vàng.
Thời gian ngâm câu không cố định, phụ thuộc vào số lượng các ăn câu trong đêm.
Trong trường hợp cá cắn câu, thủy thủ tiến hành thu câu, bắt cá, thay thẻo câu khác và tiếp tục thả câu. Tuy nhiên, nêu không có cá ăn câu, sau khoảng 20-30 phút ngâm câu thủy thủ tiến hành thu câu. Nếu mất mồi, mồi bị liệt hoặc chết thì tiến hành thay mồi. Ngược lại, nếu mồi vẫn khỏe mạnh bình thường thì thả câu trở lại ngư trường.
* Thu câu và bắt cá
Trong quá trình theo dõi câu, thủy thủ phải căn cứu vào một số yếu tố tác động lên dây câu để nhận biết cá cắn câu.
Trong công đoạn thu câu, có ít nhất 4 thủy thủ phụ trách công tác này. Trong đó, có 2 thủy thủ kéo dây triên và dây thẻo và 2 thủy thủ chuẩn bị khấu đứng bên cạnh để móc khi cá lên sát mạn tàu. Bên cạnh đó, còn có 01 thủy thủ quan sát xem thẻo câu có bị vướng vào các dây triên ở các cần câu khác không, nếu vướng thì tiến hành thu dây triên và thẻo lên để xử lý, 01 thủy thủ khác trông nom các cần câu còn lại liệu cá có cắn câu không. Theo kinh nghiệm của họ, cá thường đi theo cặp và nếu con này cắn câu thì có thể con khác cũng tiếp tục cắn câu.
Phương pháp đưa cá lên tàu được thực hiện hoàn toàn bằng thủ công, thông thường do 2 thủy thủ phụ trách khấu móc cá và kéo cá lên tàu mà không sử dụng bất kỳ phương tiện máy móc nào hỗ trợ.