CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHỀ CÂU XA BỜ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
B. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập và tham khảo các kết quả điều tra, đề tài nghiên cứu hiện có liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản nói chung và nghề câu xa bờ nói riêng từ các cơ quan chuyên môn, viện, trường, các dự án nước ngoài như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hoà, Trung tâm Khuyến ngư, Cục Thống kê Khánh Hoà, Cảng Hòn Rớ - Nha Trang, ...
- Sở Thuỷ sản: thu thập các số liệu tổng quan về tình hình phát triển kinh tế của nghề cá, các chính sách, chỉ tiêu và việc thực hiện chỉ tiêu đó của toàn tỉnh hàng năm.
- Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Khánh Hoà: Thông qua trung tâm nắm được các nghề câu xa bờ chủ lực của từng địa bàn, tìm hiểu về ngư trường và mùa vụ khai thác, ngư trường hoạt động và đặc điểm ngư trường nguồn lợi của nghề câu xa bờ.
- Cảng Hòn Rớ - Nha Trang: tìm hiểu về một số thông tin cơ bản về tình hình tàu cá ra, vào cảng Hòn Rớ và tình hình thu mua thuỷ sản của các công ty thuỷ sản đối với các tàu cá của các hộ ngư dân trong thời gian qua.
2.6.2. Số liệu sơ cấp
Nghiên cứu sử dụng số liệu thu thập được từ những ngư dân khai thác nghề câu xa bờ bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua phiếu điều tra đối với các ngư dân khai thác nghề câu xa bờ. Số liệu thu cho năm 2012 và 2013. Các thông tin cơ bản thu thập bao gồm:
- Thông tin chung: Phần điều tra này thu thập thông tin liên quan đến thời gian phỏng vấn, tên người phỏng vấn.
- Thông tin về tàu: bao gồm số đăng ký tàu thuyền, họ tên chủ tàu, chiều dài, công suất máy.
- Thông tin về danh mục đầu tư tài sản cố định: bao gồm các nhóm thông tin về vỏ tàu, máy tàu, thiết bị cơ khí, thiết bị điện tử, ngư cụ, thiết bị bảo quản và thiết bị khác.
- Thông tin về chi phí sửa chữa lớn.
- Thông tin bảo hiểm và thuế bao gồm: thông tin ngư dân mua bảo hiểm cho tàu và thuyền viên, tiền thuế tài nguyên, thuế môn bài.
- Thông tin về nguồn vốn vay và lãi vay: vay ngân hàng, vay tư nhân, vay vốn của dự án.
- Thông tin về mùa vụ đánh bắt: số chuyến đánh bắt mùa chính, mùa phụ; số tháng hoạt động mùa chính, mùa phụ.
- Thông tin về chi phí biến đổi trung bình cho một chuyến biển: chi phí về nhiên liệu, bảo quản, lương thực-thực phẩm và các chi phí khác.
- Thông tin về doanh thu trung bình cho 1 chuyến biển.
- Thông tin lương thuyền viên cho một tháng biển trong mùa chính, mùa phụ.
- Một số thông tin khác từ sự đóng góp ý kiến của ngư dân.
* Quy trình thực hiện điều tra
- Xác định đối tượng điều tra: Liên hệ Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Khánh Hoà, chi cục Quản lý khai thác thuỷ sản (trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thu thập dữ liệu về số lượng tàu đang hoạt động nghề câu xa bờ tại Khánh Hoà.
- Tiến hành phân loại danh sách, địa chỉ hộ gia đình có tàu khai thác hoạt động trong nghề nghề câu xa bờ.
- Chọn địa bàn tiến hành điều tra: Căn cứ vào số lượng tàu đánh bắt xa bờ phân bố theo từng phường trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà chủ yếu tập trung ở thành phố Nha Trang, trong đó tác giả nhận thấy địa bàn hộ ngư dân có tàu khai thác nghề câu xa bờ chủ yếu tập trung tại 2 phường: Phước Đồng (Cảng Hòn Rớ) và Xương Huân. Vì vậy, việc điều tra được thực hiện chủ yếu trên địa bàn 2 phường trên.
* Phương pháp chọn mẫu
Dùng mẫu thuận tiện, dựa trên thông tin thu thập từ cảng Hòn Rớ và phường Xương Huân về số hộ và địa bàn cư trú của ngư dân, tiến hành thực hiện điều tra tại các địa bàn khác nhau. Mẫu được điều tra một cách thuận tiện ở những hộ gia đình chủ tàu có địa chỉ biết trước, dễ tìm và sẵn lòng cung cấp thông tin, không quan tâm hoàn cảnh gia đình, thu nhập, kết quả khai thác của ngư dân.
Các mẫu được thu thập dưới sự thuận tiện của người điều tra. Tuy nhiên, việc điều tra vẫn chú ý đến sự phân bố địa bàn ngư dân theo những khu vực khác nhau: Khu vực cảng Hòn Rớ và Khu vực Cồn Giữa thuộc phường Xương Huân. Do vậy, mẫu điều tra là mẫu thuận tiện nhưng có xét đến sự phân tổ của tổng thể.
* Phương pháp lấy mẫu quota
Phương pháp này dựa trên cơ sở chia tổng thể thành nhiều nhóm, phường nào có số lượng tàu hoạt động nghề câu xa bờ nhiều thì có thể coi là một nhóm độc lập, còn các phường khác có số lượng tàu hoạt động nghề câu xa bờ ít thì có thể gộp chung lại thành một nhóm. Sau đó, tiến hành lấy mẫu ở các nhóm theo tỷ lệ của nhóm với tổng thể.
Theo số liệu có được từ Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nha Trang, nghề câu xa bờ được tập trung ở cảng Hòn Rớ (Phước Đồng) và phường Xương Huân. Kết quả có 3 nhóm tàu chia theo công suất được lấy mẫu như sau:
Bảng 2.4: Số lượng tàu đánh bắt xa bờ tại Nha Trang năm 2012/2013 Nhóm công suất Số tàu thực tế Số tàu lấy mẫu Tỷ lệ đại diện (%)
90<= HP <=250 61 15 24,59 %
250< HP<=400 62 19 30,64 %
400< HP 30 5 16,67 %
Tổng 153 39 25,49 %
Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra
* Xác định kích thước mẫu
- Tác giả lựa chọn kích thước mẫu là 39 hộ ngư dân tương ứng 25,49% tổng thể dùng cho nghiên cứu thực trạng kết quả, hiệu quả kinh tế và dùng để nghiên cứu mô hình các nhân tố kỹ thuật của tàu và ngư cụ tác động đến kết quả hoạt động nghề câu xa bờ tại Khánh Hoà.
- Trong đó:
+ Nhóm tàu công suất từ 90 CV đến 250 CV điều tra 15/61 mẫu, chiếm 24,59% tổng thể.
+ Nhóm tàu công suất từ 250 CV đến 400 CV điều tra 19/62 mẫu, chiếm 30,64 % tổng thể.
+ Nhóm tàu công suất lớn hơn 400 CV điều tra 5/30 mẫu, chiếm 16,67 % tổng thể
2.7. Phương pháp xử lý số liệu
Đề tài trên cơ sở sử dụng phần mềm Microsoft Excel để phân tích dữ liệu, phần mềm SPSS để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nghề câu xa bờ. Số liệu được thu thập sẽ được nhập vào máy tính và phân tích bằng các hàm thống kê để đưa ra các giá trị cần thiết. Các chỉ số này dùng để mô tả các đặc trưng kinh tế, thông số kỹ thuật của hộ ngư dân khai thác bằng nghề câu xa bờ. Đồng thời, tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế của nghề câu xa bờ theo 2 cách tiếp cận thông qua doanh thu – chi phí (hiệu quả tài chính) và chỉ tiêu hiệu quả kinh tế chi phí cho mỗi đơn vị cường lực quy đổi (hiệu quả đặc trưng của nghề khai thác thuỷ sản).
CHƯƠNG 3