Trình độ văn hoá và kinh nghiệm khai thác

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế nghề câu xa bờ tại khánh hòa (Trang 56 - 79)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Hiện trạng khai thác nghề câu xa bờ tại Nha Trang, Khánh Hoà

3.1.3. Trình độ văn hoá và kinh nghiệm khai thác

Trình độ học vấn của các thành viên trong các gia đình ngư dân rất đa dạng, từ mù chữ đến phổ thông trung học. Tuy nhiên, số người mù chữ rất ít, thường là những người cao tuổi. Phần lớn đều học từ lớp 3 đến lớp 6. Rất ít ngư dân được học qua các trường dạy nghề hoặc các trường thuỷ sản. Không có ngư dân nào tốt nghiệp đại học. Mặc dù học vấn không cao song ngư dân có thể đọc các văn bản, tài liệu và tiếp nhận các thông tin có 46ong quan đến nghề nghiệp của họ như các quy định, tài liệu mới v.v…Tuy nhiên, đây cũng cũng là một hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức quản lý, kỹ thuật đánh bắt nâng cao công nghệ cao và khả năng chuyển đổi ngành nghề kiếm sống.

Bảng 3.2. Bảng thống kê trình độ học vấn của chủ tàu và thuyền trưởng

Chủ tàu Thuyền trưởng

Bậc học

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

< cấp 1 0 0 1 2,56 %

Cấp 1 26 66,67 % 18 46,15 %

Cấp 2 11 28,21 % 16 41,03 %

Cấp 3 2 5,13 % 4 10,26 %

Tổng 39 100% 39 100 %

(Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra)

Kinh nghiệm là một yếu tố cơ bản quyết định hiệu quả trong khai thác. Hầu hết ngư dân miền biển đều là những người có gia đình truyền thống làm nghề khai thác hải sản cha truyền con nối. Số hộ xuất thân từ gia đình có truyền thống làm nghề biển chiếm tỷ lệ hơn 90%. Việc học nghề thường theo kinh nghiệm truyền thống của từng gia đình kể cả các nghề kỹ thuật cao như sửa chữa máy tàu, hàng hải đều học trên thực tế, nhiều người không biết chữ nhưng đánh cá, đi biển, đóng sửa tàu rất thành thạo, họ chỉ học qua thực tế mà không theo trường lớp nào.

Bảng 3.3. Bảng thống kê số năm kinh nghiệm của chủ tàu Kinh nghiệm của chủ tàu Số người Tỷ lệ

(0 – 10) năm 3 7.69

(11 – 20) năm 9 23.08

(20 – 30) năm 16 41.03

> 30 năm 11 28.21

Tổng 39 100.00

(Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra)

3.2. Sự phân bố của các ngành nghề thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà

Bảng 3.4: Sự phân bố tàu theo nghề và công suất tại Khánh Hòa năm 2012/2013 Đvt: tàu Công suất

Nghề 0-<20 20-<50 50-<90 90-<250 250-<400 < 400 Total

Lưới Rê 339 64 46 81 122 55 707

Câu 771 247 35 61 62 30 1206

Lưới kéo 53 546 214 202 76 27 1118

Lưới vây 38 137 46 24 8 4 257

Mành 725 759 38 18 11 1 1552

Trủ 36 164 95 81 30 5 411

Pha xúc 2 25 56 92 26 8 209

Khác 3544 555 35 10 6 1 4151

Tổng 5508 2497 565 569 341 131 9611

Tỷ lệ % 57.3% 26.0% 5.9% 5.9% 3.5% 1.4% 100.0%

(Nguồn: Tham khảo từ báo cáo Sở NN&PTNN)

Nhìn vào bảng trên ta thấy, mặc dù trong những năm gần đây, Nhà nước đã có nhiều động thái tích cực để hỗ trợ ngư dân đóng mới, cải tạo, nâng cấp tàu thuyền, tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tàu với công suất nhỏ (< 20 CV) vẫn chiếm số lượng lớn tời 57,3 % trên tổng số tàu thuyền có trên toàn tỉnh.

3.3. Vốn đầu tư

Tùy thuộc vào kích thước tàu (chiều dài, chiều rộng và chiều cao của tàu), loại động cơ (Yamaha, Johnson…), nơi đóng tàu, nơi mua,…, mà các tàu được lấy mẫu có sự biến động giá khác nhau. Bên cạnh đó, khả năng mặc cả khác nhau, sự lạm phát của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự biến thiên chi phí đầu tư của nghề. Nhìn chung, đầu tư trung bình cho một tàu câu đầy đủ máy móc, trang thiết bị khoảng 664,72 triệu đồng. Nhóm tàu công suất từ 90 CV đến 250 CV có tổng vốn đầu tư trung bình là 518,5 triệu đồng. Nhóm tàu công suất từ 250 CV đến 400 CV có tổng vốn đầu tư trung bình là 704,271 triệu đồng và nhóm tàu có công suất trên 400 CV có tổng đầu tư trung bình là 953,126 CV.

Bảng 3.5. Bảng cơ cấu vốn đầu tư của đội tàu nghề câu xa bờ

Đvt: triệu đồng Công suất

90-250 250 – 400 > 400 Chỉ tiêu

N = 15 N = 19 N= 5

Trung bình

Cao nhất

Thấp nhất

Đầu tư vỏ tàu 342 478.421 684 452.31 1000 150

Đầu tư máy tàu 78 125.53 180 114.23 300 30

Thiết bị cơ khí 41.69 39.32 35.066 39.69 78.05 16.025

Thiết bị điện tử 56.81 61 54.06 58.5 93.9 41.5

Tổng 518.5 704.271 953.126 664.73 1471.95 237.525 (Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra)

Nhìn vào bảng trên ta thấy, đầu tư cho vỏ tàu chiếm tỷ trọng cao nhất. Do vỏ tàu được làm bằng gỗ nên giá vỏ tàu có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây vì nhà nước cấm khai thác gỗ. Thứ hai là đầu tư cho máy tàu, với giá trị đầu tư trung bình khoảng 114.23 triệu đồng Thiết bị điện tử chiếm vị trí thứ ba trong cơ cấu đầu tư.

Riêng thiết bị bảo quản, trong tổng số 39 tàu được điều tra thì không có tàu nào có thiết bị bảo quản, các tàu câu của ngư dân thường bảo quản cá trong bong tàu bằng đá xây nên chi phí đầu tư cho thiết bị bảo quản dường như không đáng kể trong tổng vốn đầu tư.

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra Biểu đồ 3.2: Cơ cấu vốn đầu tư của nghề câu xa bờ tại Khánh Hoà

3.4. Chi phí

3.4.1. Chi phí biến đổi

Chi phí biến đổi của nghề bao gồm chi phí nhiên liệu, lương thực thực phẩm, đá bảo quản sản phẩm, lương thực – thực phẩm, chi phí sửa chữa nhỏ, chi phí mua lưỡi câu…..

Bảng 3.6: Chi phí biến đổi bình quân một chuyến biển của đội tàu nghề câu xa bờ tại Nha Trang, Khánh Hoà năm 2012/2013

Đvt: triệu đồng Công suất

90-250 250 – 400 > 400 Chỉ tiêu

N = 15 N = 19 N= 5

Trung bình

Tỷ lệ (%)

Chi phí lương thực (1) 11.6 14.32 13.8 13.21 12.05

Số lít dầu 3354.42 3835.08 4673.33 3757.68 -

Tổng chi phí dầu (2) 72.648 82.39 100.944 81.02 73.92

Số lượng cây đá bảo quản 378.67 432.21 502 420.56 -

Chi phí đá bảo quản (3) 8.24 9.4 10.92 9.15 8.35

Số lưỡi câu 168 176 240 181.41 -

Cp Ngư cụ (lưỡi câu)(4) 0.841 0.88 1.2 0.91 0.83

Chi phí khác (5) 6.55 5.16 2.32 5.33 4.86

Tổng phí tổn 1 chuyến biển

(1+2+3+4+5) 100 112 129 109.61 100.00

Tổng chi phí biến đổi

2012/2013 979.4 1139.93 1291.79 1097.66

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra Biểu đồ 3.3: Chi phí biến đổi bình quân

Từ bảng 3.8 và biểu đồ 3.9 ta thấy, phí tổn trung bình cho mỗi chuyến biển là 109,61 triệu đồng, trong đó chi phí dầu là 81,02 triệu đồng (chiếm 73,92 % trong tổng số chi phí bình quân 1 chuyến biển). Đứng thứ 50ong50à chi phí lương thực chiếm 12,05%, tiếp đến là chi phí đá bảo quản chiếm 8,35%. Chi phí khác cũng chiếm 4, 86%, trong đó gồm một sỗ chi phí như: sửa chữa, thay mới bóng đèn, cần câu…phát sinh trong mỗi chuyến biển. Do đặc điểm của nghề câu nên thẻo và lưỡi câu thường xuyên bị hao hụt, mất mát do đứt, bị trôi mất.

3.4.2. Chi phí hoạt động cố định

Chi phí hoạt động cố định là kết quả của những quyết định ban đầu về quy mô sản xuất do đó không phụ thuộc vào mức độ hoạt động. Trong nghề cá, chi phí hoạt động cố định là những khoản chi phí thường không biến đổi hoặc biến đổi rất ít khi số chuyến biển thay đổi. Chi phí hoạt động cố định bao gồm chi phí sửa chữa và bảo dưỡng hàng năm; các loại thuế, phí và bảo hiểm (bảo hiểm tàu và bảo hiểm thuyền viên).

* Chi phí sửa chữa bảo dưỡng hàng năm

Hàng năm, để đảm bảo thuyền ra khơi xa được đảm bảo an toàn và để tàu được bền thì cuối mỗi mùa đánh bắt các chủ tàu thường kéo tàu lên “làm nước”, tức là sửa chữa lại, sơn sạm lại vỏ tàu, thay bạc cho máy tàu….Bao gồm hai khoản mục chính:

sửa chữa vỏ tàu, máy tàu. Chi phí sửa chữa bảo dưỡng vỏ tàu gồm tiền trả cho việc đưa tàu lên ụ, sơn, xảm bề mặt tàu. Chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy tàu bao gồm thay bạc, piston và các chi tiết khác của máy.

Ở đây, chi phí sửa chữa vỏ và máy tàu không được bóc tách thành hai khoản mục riêng biệt, bởi lẽ chi phí kéo ụ, thuê bãi, thuê nhân công để sửa chữa là rất lớn và đều góp phần tham gia vào hai công việc sửa chữa vỏ và sửa chữa máy. Vì vậy, để đơn giản hóa, ta gộp chung thành chi phí sửa chữa vỏ và máy tàu. Bên cạnh đó, với cách tính này, sẽ rất đơn giản giúp ngư dân trả lời chính xác hơn khi được phỏng vấn.

Bảng 3.7: Chi phí sửa chữa lớn trong năm của đội tàu nghề câu xa bờ Đvt: triệu đồng

Công suất

90-250 250 – 400 > 400 Chỉ tiêu

N = 15 N = 19 N= 5

Trung bình Chi phí sửa chữa

lớn năm 2013 64.67 74.47 88 72.43

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra

* Chi phí bảo hiểm, thuế, phí, lệ phí

Chi phí bảo hiểm, thuế, phí, lệ phí sau đây gọi chung là chi phí bảo hiểm bởi đối với nghề câu xa bờ, hiện nay Nhà nước không thu phí, lệ phí nào. Chi phí bảo hiểm chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí cố định. Do đặc thù của nghề câu xa bờ mang một phần rủi ro lớn trong đó nên hầu hết các hộ ngư dân được hỏi đều mua bảo hiểm cho tàu và thuyền viên. Tuy nhiên, theo một số chủ tàu, do thuyền viên theo tàu không ổn

định, thường phải thuê lao động ngoài, không ổn định nên số thuyền viên được mua bảo hiểm cũng không phải là 100% thuyền viên.

Bảng 3.8: Chi phí bảo hiểm, phí, lệ phí của đội tàu nghề câu xa bờ

Đvt: triệu đồng Công suất

90-250 250 – 400 > 400 Chỉ tiêu

N = 15 N = 19 N= 5

Trung bình Chi phí thuế, bảo hiểm, phí, lệ phí 3.66 4.09 4.3 3.95

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra

* Cơ cấu chi phí hoạt động cố định

Bảng 3.9. Cơ cấu chi phí hoạt động cố định

Đvt: triệu đồng Công suất

90-250 250 – 400 > 400 Chỉ tiêu

N = 15 N = 19 N= 5

Giá trị (triệu đồng)

Chi phí sửa chữa lớn 64.67 74.47 90

Thuế, phí, lệ phí và bảo hiểm 3.66 3.66 4

Tổng 68.33 78.13 94

Tỷ lệ (%)

Chi phí sửa chữa lớn 94.64 95.32 95.74

Thuế, phí, lệ phí và bảo hiểm 5.36 4.68 4.26

Tổng 100.00 100.00 100.00

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra

Nhìn vào bảng trên ta thấy, chi phí sửa chữa lớn trong năm chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí hoạt động cố định. Đối với nhóm công suất từ 90 CV đến 250 CV thì chi phí sửa chữa lớn trung bình là 64,67 triệu đồng/năm, chiếm 94.64%, chi phí thuế, lệ phí và bảo hiểm chỉ chiếm một phần rất nhỏ 5.36%. Nguyên nhân do ngư dân đã được Nhà nước hỗ trợ một phần bảo hiểm và không phải vay vốn bên ngoài để đầu tư tàu, trang thiết bị hay để hoạt động khai thác. Chi phí hoạt động cố định bình quân của những nhóm tàu có công suất khác nhau thì khác nhau nhưng chênh lệch không

nhiều, nhóm tàu có chi phí hoạt động cố định bình quân cao nhất là nhóm tàu có công suất từ 400 CV trở lên, với tổng chi phí hoạt động cố định là 94 triệu đồng.

3.4.3. Chi phí khấu hao

Chi phí khấu hao của tàu bao gồm: Chi phí khấu hao vỏ tàu, máy tàu, thiết bị cơ khí và thiết bị điện tử. Do đặc thù của nghề câu giai đoạn này là câu đèn nên chi phí ngư cụ cho mỗi chuyến biển được tính vào biến phí, không tính vào chi phí cố định.

Ngoài chi phí sửa chữa lớn trong năm thì khoảng 5 -6 năm các chủ tàu phải trùng tu, đại tu lại cho vỏ tàu, máy móc và một số trang thiết bị trên tàu. Do vậy, khoản chi phí này được phân bổ đều cho các năm (số năm cho 1 lần đại tu). Trong đề tài này, khoản chi phí đó được phân bổ vào chi phí khấu hao.

Bảng 3.10. Chi phí khấu hao của nghề câu xa bờ tại Nha Trang

Đvt: triệu đồng

Công suất

90-250 250 – 400 > 400 Trung bình Chỉ tiêu

N = 15 N = 19 N= 5 N = 39

Vỏ tàu 17.34 24.476 34.59 23.03

Máy tàu 7.93 12.34 18.746 11.47

Thiết bị cơ khí 13.202 12.598 12.254 12.79

Thiết bị điện tử 8.93 8.73 6.36 8.5

Tổng 47.402 58.144 71.95 55.79

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra

Từ bảng trên ta thấy, chi phí khấu hao bình quân của tàu khai thác nghề câu tại Nha Tang, Khánh Hoà là 55,79 triệu đồng. Trong đó, chi phí khấu hao vỏ tàu và máy tàu chiếm phần lớn, tiếp đến là khấu hao thiết bị cơ khí của tàu và cuối cúng chiếm tỷ lệ thấp nhất là chi phí khấu hao các thiết bị điện tử trên tàu.

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra Biểu đồ 3.4. Cơ cấu chi phí khấu hao tàu khai thác

nghề câu xa bờ tại Khánh Hoà 3.4.4. Chi phí lãi vay

Bảng 3.11. Chi phí lãi vay của đội tàu nghề câu xa bờ

Đvt: triệu đồng Công suất

90-250 250 – 400 > 400 Chỉ tiêu

N = 15 N = 19 N= 5

Vay ngân hàng 0 55.72 80

Vay người thân 20.67 5.33 0

Vay dự án 0 0 0

Tổng số vốn vay 20.67 61.05 80

Tổng lãi trả bình quân

năm 2012/2013 0 4.94 5.25

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra

Nhìn chung, rất ít hộ ngư dân vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu thuyền, vấn đề không phải vì họ có đủ tiền mà họ cho rằng thủ tục hành chính còn quá rườm rà, bên cạnh đó họ không có tài sản thế chấp cho ngân hàng để vay vốn. Theo kết quả điều tra, chỉ có 10 người trên 39 hộ được hỏi trả lời có vay, chiếm tỷ lệ 25,64%. Trong số đó, 7 người vay ngân hàng ngay từ khi mua tàu, 3 người vay của từ bà con, họ tộc trong gia đình (không trả lãi). Lãi suất cho vay của ngân hàng tương đối thấp, tuy nhiên để vay được của ngân hàng đòi hỏi ngư dâu phải có tài sản thế chấp (không tính tàu, thuyền) và thủ tục rườm rà nên không phải hộ ngư dân nào cũng có thể vay được.

3.5. Phân phối tiền lương

Đối với nghề câu xa bờ, để có một chuyến biển thành công, công suất tàu và kích thước lưới phải đủ lớn. Số lao động trên tàu cũng phải đảm bảo để có thể luân phiên lao động đạt hiệu quả, thông thường một chuyến biển sẽ gồm từ 7 - 10 người. Số lao động này được lấy chủ yếu từ con cháu và họ hàng thân thích trong gia đình, còn lại là lao động thuê mướn. Mặc dù số lao động ấy, theo quan niệm thông thường, có thể coi là những người làm công ăn lương, nhưng dường như khái niệm ấy không tồn tại trong cộng đồng ngư dân, mà họ xem như đó là “anh em bạn ghe” đồng cam chịu khổ cùng mình bám biển mưu sinh, có nhiều hưởng nhiều, có ít hưởng ít. Cách ăn chia lương giữa các thành viên trên tàu có lẽ cũng được bắt nguồn từ suy nghĩ đấy.

Vì vậy, cách chia lương của ngư dân sau mỗi chuyến biển đối với nghề câu xa bờ cũng rất rõ ràng. Sau mỗi chuyến biển, người chủ tàu sẽ tổng hợp doanh thu và chi phí biến đổi của của chuyến biển đó, sau đó chia 5/5, tức là: chủ tàu 5 phần và các thuyền viên (kể cả thuyền trưởng) 5 phần.

Thông thường, đối với ngư dân vùng biển ở Nha Trang, trước khi khởi hành một chuyến biển, thuyền viên thường tạm ứng trước của chủ tàu một khoản tiền để lo cho gia đình trong những ngày họ đi xa. Sauk hi trờ về, phân chia lương xong, chủ tàu sẽ trừ lại khoản tiền đó. Cứ thế gối đầu từ chuyến này sang chuyến khác, mùa này qua mùa khác. Cũng chính vì cách thức ứng trước như thế nên có một số chuyến mùa vụ tháng 6 – 7/2013, giá cá bán ra thấp không đủ bù đắp tổn phí. Những thuyền viên sau khi đi về không có lương nên cũng không có để trả cho chủ tàu. Đây cũng là một khoản chi phí rủi ro mà chủ tàu gặp phải trong quá trình khai thác nghề câu. Tuy nhiên, đây là một khoản chi phí không cố định và không có số liệu chính xác nên trong đề tài này tác giả không thể hoạch định vào chi phí khoản tổn phí này.

3.6. Đánh giá kết quả và hiệu quả của nghề câu xa bờ tại Khánh Hòa

3.6.1 Đánh giá kết quả và hiệu quả trên doanh thực tế (chưa tính đến hỗ trợ của Chính phủ)

Tương ứng với chi phí trung bình chuyến biển, doanh thu khảo sát được cũng là doanh thu trung bình chuyến biển. Do đặc thù của nghề, sản lượng đánh bắt được chủ yếu là cá ngừ đại dương, bên cạnh đó còn có một số cá tạp khác như cá thu, cá ngừ chù…. Giá cá trong năm 2012/2013 cũng biến động tùy theo từng đợt. Cuối năm 2012,

giá cá ngừ đại dương vào khoảng 90 – 100 ngàn đồng/kg nhưng đến giữa năm 2013 có những lúc lượng cá vào ồ ạt giá cá ngừ đại dương chỉ còn 50 – 70 ngàn đồng/kg.

Bảng 3.12: Doanh thu và lợi nhuận của đội tàu khai thác nghề câu xa bờ tại Khánh Hoà năm 2012/2013

Đvt: triệu đồng Công suất

90 - 250 250 - 400 >400 Chỉ tiêu

N = 15 N = 19 N = 5

Trung bình

Tổng doanh thu 1376.75 1668.16 1699.25 1560.06

- Chi phí biến đổi 979.40 1139.93 1291.79 1097.66

Thu nhập 397.35 528.22 407.46 462.41

- Chi phí sửa chữa và bảo hiểm 68.33 78.56 92.30 76.39 Giá trị thu nhập tăng thêm 329.02 449.66 315.16 386.02

- Chi phí lao động 232.68 306.09 299.88 277.06

Dòng tiền ròng 96.34 143.58 15.29 108.96

- Chi phí khấu hao 47.41 58.14 71.95 55.78

- Chi phí lãi vay 0.00 4.94 5.25 3.08

Lợi nhuận 48.94 80.49 -61.91 50.10

- Chi phí sử dụng vốn 40.36 54.91 74.52 51.83

Lợi nhuận ròng 8.58 25.59 -136.43 -1.73

Tỷ suất dòng tiền ròng/tổng doanh thu 5% 7% 0 5%

Tỷ suất lợi nhuận/ tổng doanh thu 1% 3% 5% 2%

Tỷ suất lợi nhuận/ tổng vốn đầu tư 7% 12% 5% 8%

Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu 8% 11% 6% 8%

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy, lợi nhuận cao tập trung ở nhóm tàu có công suất từ 250 CV đến 400 CV đạt 200.443 triệu đồng. Nhóm tàu công suất lớn (> 400 CV), tuy đạt doanh thu cao nhất trong 3 nhóm tàu là 1927. 25 triệu đồng nhưng kèm theo đó là tổng chi phí cao nên lợi nhuận ròng còn lại sau khi trừ tất cả chi phí, lợi nhuận ròng lại chỉ gần bằng ẵ nhúm tàu cú cụng suất trung bỡnh từ 250 CV đến 400 CV.

Đối với nghề câu xa bờ hiện nay, qua khảo sát tại địa phương nhóm tàu có công suất càng lớn do mới được đầu tư đóng mới nên thời gian sử dụng hữu ích còn lại

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế nghề câu xa bờ tại khánh hòa (Trang 56 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)