CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.6. Đánh giá kết quả và hiệu quả của nghề câu xa bờ tại Khánh Hòa
3.7.4. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng cường lực đánh bắt quy đổi trong nghề khai thác thủy sản
Từ mô hình hồi quy ước lượng: Yi= exp(-7,84)i 1,06
X2i 0,524
X3i 1,283
ta có các chỉ số sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề câu thông qua chỉ tiêu chi phí cho mỗi đơn vị cường lực đánh bắt quy đổi như sau:
Bảng 3.20 Đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua chỉ tiêu hiệu quả sử dụng cường lực đánh bắt quy đổi
Công suất (CV) 90-250 250 – 400 > 400 Chỉ tiêu
N = 15 N = 19 N= 5
Trung bình
Cường lực đánh bắt quy đổi 0,93 1,03 1,11 1,00
Trong ngắn hạn
Tổng chi phí 1280,40 1524,58 1683,96 1451,10
Hiệu quả sử dụng cường lực đánh bắt
quy đổi.(CP/1 đv cường lực quy đổi) 1405,63 1488,32 1534,86 1462,49
Trong dài hạn
Tổng chi phí trừ CP cơ hội (CP khấu hao
và CP lãi vay) 1327,81 1587,66 1761,16 1509,97
Hiệu quả sử dụng cường lực đánh bắt
quy đổi. (CP/1 đv cường lực quy đổi) 1461,68 1549,78 1604,82 1522,95 Doanh thu bao gồm hỗ trợ dầu 1467,41 1837,63 1927,25 1706,73 Doanh thu không bao gồm hỗ trợ dầu 1376.75 1668.16 1699.25 1560,06
(Nguồn: từ số liệu điều tra)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, hiệu quả kinh tế ước lượng được thông qua chỉ tiêu chi phí cho mỗi đơn vị cường lực khai thác của nhóm tàu công suất nhỏ 90CV – 400 CV trong ngắn hạn hay dài hạn đều lớn hơn doanh thu quan sát thực tế. Qua đó có thể thấy, việc sử dụng các yếu tố đầu vào – chi phí cho một đơn vị cường lực đánh bắt chưa được ngư dân khai thác đúng mức ở nhóm tàu này. Tuy nhiên, nếu xét về mặt thực tiễn, với đặc điểm nghề câu tay cá ngừ đại dương cần khai thác xa bờ thì nhóm tàu này chưa đáp ứng được điều kiện đó. Vì vậy, hệ số đánh bắt trung bình tương quan của nhóm tàu này thấp hơn giá trị trung bình của tổng thể. Đây cũng là một trong những căn cứ quan trọng trong việc xác định mục tiêu, định hướng chính sách cho Nhà nước.
Đối với nhóm tàu công suất từ 250 CV trở lên thì doanh thu thực tế luôn lớn hơn hiệu quả kinh tế thông qua chỉ tiêu chi phí cho mỗi đơn vị cường lực đánh bắt quy đổi. Đây là một trong những căn cứ quan trọng và phù hợp với mục tiêu cũng như định hướng chính sách hiện nay, phát triển lực lượng tàu có công suất lớn nhằm phát triển ổn định kinh tế cho ngư dân và góp phần bảo vệ chủ quyền, an nình của Tổ quốc.
Đồ thị 3.7: Mối tương quan giữa cường lực đánh bắt quy đổi (ki) và hiệu quả sử dụng cường lực đánh bắt quy đổi trong nghề (trong ngắn hạn)
Đồ thị 3.7 thể hiện mối tương quan giữa cường lực đánh bắt quy đổi ki và hiệu quả sử dụng cường lực đánh bắt quy đổi. Cường lực đánh bắt qui đổi trong nghề của tàu thể hiện bằng chiều rộng của cột, chiều cao của cột đo lường hiệu quả sử dụng cường lực đánh bắt quy đổi (hay còn gọi là chi phí cho mỗi đơn vị cường lực quy đổi).
Những con số trên cột thể hiện số hiệu của tàu, các cột được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của cường lực đánh bắt quy đổi ki của mỗi tàu.
Qua đồ thị, chúng ta có thể thấy tàu số 11 với mức hiệu quả sử dụng cường lực đánh bắt quy đổi thấp nhất, 1.180.000 đồng, chứng tỏ tàu này sẽ đạt lợi nhuận khai thác lớn nhất kể cả khi không có hỗ trợ dầu của Chính phủ. Bên cạnh đó, cũng với mức cường lực đánh bắt qui đổi tương đương nhưng tàu số 4, 2 hiệu quả sử dụng một đơn vị cường lực đánh bắt quy đổi lại rất cao, điều này chứng tỏ rằng hiệu quả kinh tế của tàu số 2 và số 4 rất thấp. Tàu số 18 là tàu đánh bắt với hiệu quả sử dụng cường lực khai thác quy đổi coi nhất đồng nghĩa với hiệu quả kinh tế của tàu này thấp nhất. Đối với tàu số 18, kể cả khi có hỗ trợ dầu của Chính phủ thì hoạt động khai thác của tàu vẫn bị lỗ.
Nhìn vào đồ thị trên chúng ta có thể đánh giá được, trong ngắn hạn những tàu có mức hiệu quả sử dụng cường lực đánh bắt quy đổi dưới mức doanh thu quan sát như tàu 11, 20…5, 6 là những tàu có khả năng tạo ra lợi nhuận ngay cả khi không có hỗ trợ dầu của Chính phủ. Như vậy, trong ngắn hạn sẽ có 11/39 tàu khai thác đạt hiệu quả cao. Những tàu có mức hiệu quả sử dụng cường lực đánh bắt quy đổi lớn hơn mức doanh thu và nhỏ hơn mức doanh thu bao gồm hỗ trợ dầu của Chính phủ thì sẽ có lợi nhuận khi có hỗ trợ dầu của Chính phủ, không có lợi nhuận khi không có hỗ trợ dầu, như tàu số 37, 30, 32, 38, 7, 9, 36 và 24. Còn lại những tàu có mức hiệu quả sử dụng cường lực đánh bắt quy đổi lớn hơn doanh thu có bao gồm hỗ trợ dầu của Chính phủ như tàu số 4, 2, 14, 18 là những tàu bị lỗ ngay cả khi có hỗ trợ dầu của Chính phủ.
Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ đang tích cực gia tăng hỗ trợ, khuyến khích ngư dân bám biển như hỗ trợ dầu, mua bảo hiểm thuyền viên, hỗ trợ vay vốn…vừa nhằm mục đích phát triển kinh tế, vừa để đảm bảo an ninh quốc phòng nên đã một phần giúp ngư dân ổn định khai thác.
Đồ thị 3.8: Mối tương quan giữa cường lực đánh bắt quy đổi (ki) và hiệu quả sử dụng cường lực đánh bắt quy đổi trong nghề (trong dài hạn)
Đồ thị 3.8 thể hiện mối tương quan giữa cường lực khai thác quy đổi và hiệu quả sử dụng cường lực khai thác quy đổi. Trong dài hạn, khi không tính đến chi phí khấu hao thì tổng chi phí biến đổi, hoạt động cố định và lao động trên một đơn vị cường lực quy đổi sẽ tăng lên so với trong ngắn hạn. Như vậy, khi không có hỗ trợ dầu của Chính phủ, thì mức hiệu quả sử dụng cường lực khai thác quy đổi sẽ tăng lên làm cho số tàu hoạt động không có lợi nhuận tăng lên tới 17/39 tàu, chiếm tỉ lệ 43,58%.
Tuy nhiên, nếu có hỗ trợ dầu của Chính phủ thì tổng số tàu hoạt động đánh bắt không có lợi nhuận là 9/39 tàu, chiếm tỷ lệ 23,1% trên tổng thể. Tỷ lệ này cho chúng ta thấy rằng, trong dài hạn chúng ta cần có nhiều biện pháp để ổn định khai thác cho ngư dân, gia tăng hiệu quả khai thác của nghề khai thác thuỷ sản.
CHƯƠNG 4