Kiến thức về tên chữ cái

Một phần của tài liệu Đánh giá kỹ năng đọc của học sinh lớp 1 và lớp 3 ở việt nam (Trang 32 - 35)

3. THỰC TRẠNG CÁC KĨ NĂNG ĐỌC BAN ĐẦU CỦA HỌC SINH

3.3. Kiến thức về tên chữ cái

Kiến thức về tên chữ cái chỉ có trong bài EGRA của lớp 3. Kiến thức này được đưa vào học ở chương trình lớp 2. Các nghiên cứu về đọc của Mĩ cho thấy

31

kiến thức này quan trọng đối với kết quả đọc của HS, tuy nhiên giá trị phổ quát của nó trên thế giới chưa thực sự rõ ràng. Trong phần này, HS được yêu cầu gọi tên của các chữ cái tiếng Việt (chữ in thường và chữ in hoa) trong vòng 60 giây.

Bảng chữ cái gồm 80 chữ cái xếp thành 8 hàng, mỗi hàng 10 chữ theo thứ tự từ xuất hiện nhiều nhất đến xuất hiện ít nhất trong sách tiếng Việt lớp 3. Các kết quả được trình bày trong các Bảng 16-20.

Bảng 16: Trung bình tên chữ cái xác định đúng theo giới tính

Giới tính Trung bình Độ lệch chuẩn T test

Nam 28.1 16.3

Nữ 31.2 17.5

Tổng 29.6 17.0

0.02

Bảng 17: Trung bình tên chữ cái xác định đúng theo thành phần dân tộc Dân tộc Trung bình Độ lệch chuẩn T tests

Kinh 28.0 12.9 Mông 25.9 18.3 Ja-rai 28.7 10.2 Thái 32.2 21.0 Dân tộc khác 29.3 17.0

Tổng 29.6 17.0

0

Bảng 18: Trung bình tên chữ cái xác định đúng theo điều kiện kinh tế gia đình Điều kiện

kinh tế GĐ Trung bình Độ lệch chuẩn T test

Khá giả 25.9 17.1

Trung bình 31.9 19.2

Khó khăn 28.2 14.2

Tổng 29.6 17.0

0.003

Bảng 19: Trung bình tên chữ cái xác định đúng theo loại hình trường a. Trường SEQAP và trường không tham gia SEQAP

Trường Trung bình Độ lệch chuẩn T test

SEQAP 29.4 15.1

Không SEQAP 29.8 18.1

Tổng 29.6 17.0

0.775

32

b. Trường VNEN và trường không tham gia VNEN

Trường Trung bình Độ lệch chuẩn T test

VNEN 30.1 19.4

Không VNEN 29.4 15.9

Tổng 29.6 17.0

0.667

Bảng 20: Trung bình tên chữ cái xác định đúng theo tỉnh

Tỉnh Trung bình Độ lệch chuẩn T test

Điện Biên 49.5 22.1

Nghệ An 25.8 14.8 Gia Lai 29.8 11.6 Vĩnh Long 24.2 12.5

Tổng 29.6 17.0

0

Các kết quả cho phép rút ra một số kết luận sau đây:

- Nhận xét chung: Trung bình trong 60 giây một em HS lớp 3 có thể gọi đúng tên của 29.6 chữ cái. Kết quả này thấp hơn nhiều so với kết quả phần Kiến thức về âm chữ cái (55 âm đúng). Điều này cho thấy nhớ tên gọi của chữ cái là một kĩ năng khó đối với HS. Vấn đề đặt ra là liệu kiến thức về tên chữ cái có quan trọng đối với sự phát triển kĩ năng đọc hay không? Hệ số tương quan Pearson (Pearson correlation coefficient) đã được tính để đo mối quan hệ giữa Kiến thức về tên chữ cái và kết quả phần Đọc thành tiếng đoạn văn(3). Kết quả cho thấy có mối tương quan đồng biến giữa Kiến thức về tên chữ cái và khả năng đọc trôi chảy đoạn văn (r=0.37, p <0.01): những em HS có kết quả cao ở phần Kiến thức về tên chữ cái có xu hướng đạt kết quả cao ở phần Đọc thành tiếng đoạn văn. Đến lượt mình, kết quả phần Đọc thành tiếng đoạn văn lại có mối quan hệ đồng biến với kết quả phần Đọc hiểu (r=0.45, p<0.01).

(3) Hệ số tương quan Pearson (Pearson Correlation Coefficient) dùng để đo độ chặt hay lỏng của mối quan hệ đồng biến giữa hai biến. Hệ số này có giá trị từ -1.0 đến +1.0. Giá trị gần với 0 chứng tỏ mối quan hệ lỏng. Giá trị gần với -1 hay +1 nói về mối quan hệ chặt. Hệ số tương quan >0.7 nói về mối quan hệ chặt. Hệ số tương quan nằm giữa khoảng 0.3 và 0.7 là chấp nhận được. Hệ số <0.3 nói về mối quan hệ yếu.

33

- Theo giới tính của HS: Có sự khác biệt đáng kể theo giới tính của HS.

HS nữ có kết quả trung bình tên chữ cái xác định đúng cao hơn kết quả của HS nam (32.1 so với 28.1).

- Theo thành phần dân tộc: Có sự khác biệt đáng kể giữa kết quả của HS các nhóm dân tộc khác nhau. HS người Thái có kết quả cao nhất và cao hơn trung bình của toàn mẫu (32.2). HS các dân tộc khác (kể cả HS người Kinh) đều có kết quả thấp hơn trung bình của mẫu, trong đó thấp nhất là HS người Mông (25.9).

- Theo điều kiện kinh tế gia đình: Có sự khác biệt đáng kể giữa kết quả của HS thuộc gia đình có các điều kiện kinh tế khác nhau. HS gia đình khá giả và khó khăn có kết quả thấp hơn trung bình của toàn mẫu, HS gia đình kinh tế trung bình có kết quả cao nhất và cao hơn trung bình của toàn mẫu (31.9).

- Theo loại hình trường: Không có sự khác biệt nào giữa HS của các trường SEQAP và không SEQAP, giữa VNEN và không VNEN.

- Theo tỉnh: Có sự khác biệt đáng kể giữa kết quả của học sinh ở 4 tỉnh.

HS của Điện Biên có kết quả cao nhất và cao hơn nhiều so với trung bình của toàn mẫu (49.5). HS của Nghệ An và Vĩnh Long có kết quả thấp hơn trung bình của toàn mẫu (25.8 và 24.2).

Một phần của tài liệu Đánh giá kỹ năng đọc của học sinh lớp 1 và lớp 3 ở việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)