4. CÁC NHÂN TỐ CHI PHỐI SỰ PHÁT TRIỂN CÁC KĨ NĂNG ĐỌC BAN ĐẦU CỦA HỌC SINH
4.3. Các nhân tố của giáo viên và môi trường dạy-học
Kết quả hồi quy của các nhân tố liên quan đến giáo viên và môi trường dạy học được trình bày trong Bảng 53 (a-b).
Bảng 53: Kết quả hồi quy của các nhân tố giáo viên và môi trường dạy học a) Đối với lớp 1
Nhân tố Phần1
ÂĐT Phần2
ÂCC Phần3
TQT Phần4
TTT Phần5
DĐV Phần6
ĐH Phần7
NH Phần8 CT
1. Dùng phương pháp đọc đồng thanh cả
lớp -,692
(,001) 2. Đánh giá bằng cách choHS đọc
thầm&trả lời trắc nghiệm -,148 (,042) 3. Khắc phục khó khăn qua đọc tài liệu
hướng dẫn 3,951
(,050) 4. Khắc phục khó khăn qua trao đổi với
hiệu trưởng ,154
(,023) 5. Khắc phục khó khăn qua trao đổi với
đồng nghiệp 6,425
(002)
8. Kĩ năng quan trọng: đọc tên chữ cái -1,106 -,689
(,011) (,043) 7. Kĩ năng quan trọng: nghe hiểu 1,379
(,001)
8. Kĩ năng quan trọng: đọc hiểu 1,231
(,013) 9. Kĩ năng quan trọng: viết chính tả -1,485
(,002)
10. Loại SGK sử dụng 2,999 1,752 5,243 ,186 ,200
(,008) (.034) (,000) (,040) (,041)
11. Mức độ phù hợp SGK&trình độ GV 4,763 3,59 7,435 ,356
(,20z0 (,016) (,005) (,042)
12. Phương pháp dạy bài đọc hữu ích 3,455
(,003)
13. PP dạy bài chính tả hữu ích -1,875
(,035) 14. Phương pháp dạy viết câu hữu ích ,343
(,050)
,337 (,050)
15. Dự bồi dưỡng PP dạy đọc lớp 1 -4,393
(,016)
16. Dự bồi dưỡng PP tập chép lớp 1 1,728 2,996
(,023) (,007)
17. Hiệu quả bồi dưỡng PP tập chép L 1 ,172 (,030)
2,936 (,025) 18.Hiệu quả bồi dưỡng PP dạy chính tả
cho HS DTTS 3,004
(,05) 19. Thảo luận kinh nghiệm dạy đọc hiệu
quả ,139 1,358
(,050) (,046) 20.Thảo luận biện pháp nâng cao năng
lực đọc ,514 ,527
(,005) (,010) 21.Thảo luận biện pháp nâng cao năng
lực chính tả 10,902
(,040)
22. Dự giờ góp ý cho tiêt dạy đọc ,847 6,862
(,000) (,020)
57
b) Đối với lớp 3
Nhân tố Phần1
(AAT) Phần2
(AAC) Phần3
(TCC) Phần4
(TQT) Phần5
(TTT) Phần6
(DĐV) Phần7
(ĐH) Phần8
(NH) Phần9
1. Thích dạy viết chính tả -.303 (.023)
2. Thích dạy học vần -1.165
(.050)
-.705 (.024)
3. Thích dạy tập đọc 29.423
(.041)
4. Thích dạy luyện từ và câu 3.001
(.049)
5. Lớp hòa nhập 7,093
(.033) 9,804 46,582
(.014) (.050)
6. Thích dạy tập viết -,303 (.023)
-.359 (.001)
7. Sủ dụng phương pháp đọc
mẫu -.558
(.050)
8. Sử dụng phương pháp đọc đồng thanh theo nhóm .324
(.045)
.259 (.016)
9. Sử dụng phương pháp đọc
đồng thanh cả lớp -4,426
(.038) -3.938
(.010) -.316
(.038)
10. Đánh giá bằng cá nhân HS
trả lời câu hỏi -2.637
(.011) -,461
(.032)
11. Đánh giá bằng HS đọc
thành tiếng&trả lời tr. nghiệm -.264
(.008)
12. Khắc phục khó khăn bằng
trao đổi với hiệu trưởng 2.229
(.010)
.243 (.001)
.109 (.046)
13. Khắc phục khó khăn bằng
trao đổi với đồng nghiệp 5.850
(.022) 6,446 (.021
14. Nội dung dạy viết câu hiệu
quả 1,098
(.024)
15. Dự bồi dưỡng phương
pháp dạy viết đoạn văn 4.408
(.029) ,500
(.040)
16. Bồi dưỡng phương pháp
dạy đọc có hiệu quả -5,225
(039)
17. Dự bồi dưỡng phương
pháp tìm hiểu văn bản .295
(.020)
18. Chuyên đê kinh nghiệm
dạy đọc có hiệu quả 10,183
(.042)
19. Chuyên đề nâng cao năng
lực đọc có hiệu quả 9.409
(.035)
20. Chuyên đề nâng cao năng lực chính tả có hiệu quả ,560
(.040)
21.Chuyên đề phương pháp
dạy viết văn bản có hiệu quả ,464
(.019)
22. Dự giờ chính tả có ích 2,456 (.012)
Có 22 nhân tố của giáo viên lớp 1 và 22 nhân tố của giáo viên lớp 3 có tác động (tích cực hoặc tiêu cực) đến một hoặc một vài kĩ năng đọc của HS.
Dưới đây là những nhận xét cụ thể:
58
- Tác động của nhân tố liên quan đến phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá kĩ năng đọc của HS:
Kết quả cho thấy thường xuyên dạy đọc bằng phương pháp GV đọc mẫu và cho HS đọc đồng thanh cả lớp có tác dụng tiêu cực đến kết quả đọc của HS ở các kĩ năng Xác định âm đầu của tiếng (lớp 1), Đọc tiếng quen thuộc, Đọc tiếng tự tạo và Nghe hiểu (lớp 3). Ngược lại, thường xuyên sử dụng phương pháp cho HS đọc đồng thanh theo nhóm sẽ có tác động tích cực đến kết quả đọc của HS lớp 3 ở hai kĩ năng Xác định âm đầu của tiếng và Đọc hiểu.
Phương pháp đánh giá kĩ năng đọc cũng ảnh hưởng đến kết quả đọc của HS. Sử dụng phương pháp đánh giá bằng cách cho HS đọc thầm và trả lời trắc nghiệm có tác động tiêu cực đến kết quả đọc của HS lớp 1 ở kĩ năng Xác định âm đầu của tiếng. Sử dụng phương pháp cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi cũng tác động tiêu cực đến kết quả đọc của HS lớp 3 ở các kĩ năng Kiến thức về âm chữ cái, Đọc tiếng tự tạo và Đọc hiểu.
- Tác động của nhân tố liên quan đến thái độ của giáo viên đối với các loại bài học của môn Tiếng Việt và các kĩ năng bộ phận của kĩ năng đọc:
Việc giáo viên (lớp 3) thích dạy các bài viết chính tả và học vần có tác động tiêu cực đến kết quả đọc của HS ở các phần Kiến thức về âm chữ cái, Đọc tiếng quen thuộc và Đọc tiếng tự tạo. Ngược lại việc giáo viên thích dạy bài tập đọc và bài luyện từ và câu lại có tác động tích cực đến kết quả đọc của HS ở các phần Đọc tiếng quen thuộc và Đọc tiếng tự tạo.
Đối với giáo viên lớp 1, việc coi trọng kĩ năng đọc tên chữ cái và viết chính tả sẽ tác động tiêu cực đến kết quả đọc của HS ở các kĩ năng Xác định âm đầu của tiếng, Nghe hiểu và Chính tả. Ngược lại, việc coi trọng kĩ năng nghe hiểu và đọc hiểu có tác động tích cực đến kết quả các phần Xác định âm đầu của tiếng và Nghe hiểu.
59
- Các nhân tố liên quan đến các chương trình đào tạo và tập huấn chuyên môn:
Hầu hết các giáo viên đều khẳng định họ đã được học các phương pháp dạy học vần, dạy bài tập đọc, dạy bài chính tả, dạy viết câu, và dạy viết văn bản trong chương trình sư phạm. Những giáo viên đánh giá cao tính hữu ích của phương pháp dạy bài đọc có học sinh đạt kết quả cao ở phần Đọc hiểu, những giáo viên đánh giá cao phương pháp dạy viết câu có học sinh đạt điểm cao ở phần Âm đầu của tiếng và Đọc hiểu. Tuy nhiên, những giáo viên đánh giá cao tính hữu ích của phương pháp dạy bài chính tả lại có HS đạt điểm thấp hơn ở phần Đọc hiểu. Những giáo viên đã dự các khóa bồi dưỡng chuyên môn (phương pháp dạy đọc, phương pháp dạy tập chép, phương pháp dạy tìm hiểu văn bản…) và đánh giá cao tính hiệu quả của các khóa bồi dưỡng này có học sinh đạt điểm cao ở một số phần như Đọc âm đầu của tiếng, Đọc từ quen thuộc, Đọc đoạn văn. Những giáo viên đánh giá cao khóa tập huấn dạy chính tả cho HS dân tộc thiểu số cũng có HS đạt kết quả cao ở phần Đọc đoạn văn.
- Các yếu tố liên quan đến sinh hoạt và trao đổi chuyên môn giữa các đồng nghiệp tại trường:
Các buổi sinh hoạt chuyên môn, thảo luận chuyên đề ở tổ bộ đều tỏ ra có tác động tích cực đến một số kĩ năng đọc. Cụ thể, những giáo viên đánh giá cao tính hữu ích của các chuyên đề Kinh nghiệm dạy đọc hiệu quả, Nâng cao năng lực đọc cho HS, Nâng cao năng lực chính tả, Phương pháp dạy viết văn bản có học sinh đạt kết quả cao hơn ở các phần Đọc tên chữ cái, Đọc hiểu, Đọc âm đầu của tiếng.
- Các buổi dự giờ góp ý của Giám hiệu hoặc khối chuyên môn cũng có tác động tích cực đến kết quả đọc của HS ở một số kĩ năng. Đặc biệt nhiều giáo viên đánh giá cao việc trao đổi với hiệu trưởng hay đồng nghiệp khi gặp khó khăn trong dạy môn đọc. Cụ thể, việc trao đổi này tác động tích cực đến kết quả
60
của HS (cả lớp 1 và lớp 3) ở các phần Kiến thức về âm chữ cái, Đọc từ quen thuộc, Đọc hiểu và Nghe hiểu.
- Các nhân tố liên quan đến SGK tiếng Việt:
Mức độ phù hợp giữa SGK tiếng Việt đang dạy với trình độ của GV và loại SGK sử dụng cũng có tác động đến kết quả đọc của HS. 57% GV lớp 1 được hỏi cho rằng SGK tương đối phù hợp với trình độ và 42% cho rằng SGV rất phù hợp. Những giáo viên đánh giá SGK tiếng Việt đang dạy rất phù hợp có HS đạt kết quả cao hơn ở các phần Đọc tiếng quen, Đọc tiếng tự tạo, Đọc đoạn văn và Đọc hiểu văn bản.
Loại SGK tiếng Việt đang dùng cũng có mối liên quan đến kết quả đọc của HS. Sách Tiếng Việt 1, tập 1 của Công nghệ giáo dục có tác động đến kết quả đọc của HS ở các phần Đọc tiếng quen, Đọc tiếng tự tạo, Đọc đoạn văn và Đọc hiểu đoạn văn. Điều này phù hợp với kết quả hồi qui của HS lớp 1: những em có và thích học sách Tiếng Việt của Công nghệ giáo dục có kết quả một số kĩ năng đọc cao hơn những em khác.